‘Tây Ninh thiếu 1.000 y bác sĩ nếu số ca nhiễm lên 5.000′
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đang lên kịch bản ứng phó với tình huống số ca Covid-19 lên 3.000, nếu tăng lên 5.000 ca thì nhân lực y tế sẽ thiếu trầm trọng.
Thông tin được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết khi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống Covid-19, ngày 10/8.
Theo ông Ngọc, đến nay Tây Ninh ghi nhận 3.078 ca Covid-19, cách ly hơn 14.000 F1. Hiện 158 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, với khoảng 26.000 lao động. 14 cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19, hơn 900 y bác sĩ, khoảng 3.440 giường, chia thành 3 tầng (không triệu chứng, triệu chứng nhẹ – trung bình và triệu chứng nặng) điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca tăng nhanh, chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng và huyện Dương Minh Châu. Tỉnh đang chuẩn bị kịch bản 3.000 ca, thiết lập các bệnh viện dã chiến đáp ứng yêu cầu điều trị từ 5.000 đến 10.000 ca Covid-19. Năng lực xét nghiệm toàn tỉnh hiện đạt gần 2.500 mẫu đơn mỗi ngày, thời gian tới có thể nâng lên gần 3.300 mẫu.
Theo lãnh đạo tỉnh, để đáp ứng khả năng điều trị 5.000 ca F0, Tây Ninh thiếu khoảng 1.000 y bác sĩ, 350 máy thở chức năng cao, 230 máy thở xâm nhập và không xâm nhập, 140 máu lọc máu liên tục, 17 hệ thống ECMO, 83 hệ thống oxy dòng cao (HFNC)…
“Khó khăn lớn nhất của Tây Ninh hiện nay là số bệnh nhân tăng quá nhanh, năng lực các bệnh viện dã chiến quá tải, điều trị còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên môn cũng như trang thiết bị điều trị Covid-19…”, ông Ngọc nói.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (áo xanh nhạt) kiểm tra công tác chuẩn bị Bệnh viện Dã chiến số 1 tại Khu công nghiệp Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng. Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Đam cho rằng chiến lược quan trọng hàng đầu hiện nay là phải giãn cách xã hội thật nghiêm để giảm F0, giảm tối đa tỷ lệ F0 không triệu chứng chuyển sang triệu chứng nhẹ, từ nhẹ chuyển sang nặng.
Hiện nay tỷ lệ F0 không triệu chứng chuyển sang có triệu chứng ở Tây Ninh là 36%. Tỷ lệ này được Phó thủ tướng đánh giá là quá cao. Tại huyện Củ Chi (TP HCM) tỷ lệ này khoảng 3%, một số quận khác của TP HCM cũng lên đến 30%, ở Khánh Hòa khoảng 10%…
“Tỉnh phải tổ chức lại ngay khu thu dung tầng một để giảm tỷ lệ này xuống”, ông Đam nói.
Ngoài ra, Phó thủ tướng yêu cầu tại các cơ sở điều trị tầng hai, Tây Ninh phải khẩn trương lắp đặt hệ thống oxy tập trung, máy thở dòng cao (HFNC)… chứ không chỉ tăng số giường bệnh đơn thuần.
Cục Hàng hải Việt Nam: Ách tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái đã giảm nhiệt
Liên quan đến việc giải tỏa áp lực hàng hóa tại cảng Cát Lái, trao đổi với phóng viên TTXVN sáng 5/8, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan, đến thời điểm này tình hình ách tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái đã giảm nhiệt.
Các xe container vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN
Cụ thể, sau khi tiếp nhận báo cáo của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn), thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đã gấp rút họp trực tuyến với Tân Cảng Sài Gòn và các đơn vị có liên quan để bàn các phương án, giải pháp xử lý các vướng mắc hiện hữu.
Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang cho hay, hiện ông đang có mặt tại TP Hồ Chí Minh để trực tiếp xử lý các vướng mắc. Cục Hàng hải Việt Nam đang triển khai 3 nhóm giải pháp tháo gỡ. Thứ nhất là, giao Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với doanh nghiệp khai thác cảng rà soát, làm việc cụ thể với từng chủ hàng có hàng tồn tại cảng để giúp họ sớm nhận hàng, tăng năng lực giải phóng hàng ra khỏi cảng.
Nhóm giải pháp thứ hai là giao Tân Cảng Sài Gòn chủ động điều chỉnh việc chất xếp, chất container giữa các khu vực bãi container hàng nhập, container hàng xuất, container rỗng phù hợp để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập. Từ đó, nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi; điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng...
Nhóm giải pháp thứ ba là yêu cầu tạm thời ngừng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, cảng Tân Cảng Hiệp Phước về cảng Tân Cảng Cát Lái. Chủ hàng sẽ nhận hàng trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc cảng Tân cảng Hiệp Phước, các ICD (cảng cạn), các cảng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nơi gần nhà máy, doanh nghiệp.
"Bộ Giao thông vận tải cũng chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam khẩn trương thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại TP Hồ Chí Minh để trực tiếp chỉ đạo, điều hành các giải pháp, đảm bảo duy trì hoạt động của cảng Cát Lái và các bến cảng khác tại khu vực. Cùng đó, cung cấp đường dây nóng tiếp nhận 24/24 các thông tin của các doanh nghiệp đang có hàng tồn bãi tại cảng Cát Lái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp", ông Nguyễn Xuân Sang cho hay.
Sau 3 ngày triển khai các nhóm giải pháp trên (từ ngày 2 - 4/8/2021), Sở chỉ huy tiền phương của Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Tân Cảng Sài Gòn rà soát được gần 200 doanh nghiệp có lượng hàng nhập tồn tại bến cảng Cát Lái số lượng nhiều. Qua đó, nắm được kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp, dự kiến kế hoạch rút hàng và các vướng mắc liên quan. Trên cơ sở đó, 15 doanh nghiệp khó khăn nhất được lựa chọn họp trực tuyến hàng ngày với cơ quan chức năng bàn các giải pháp tháo gỡ.
"Xác định nguyên nhân của việc hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập tại cảng Cát Lái tăng cao là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong khu vực phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động, Cục Hàng hải Việt Nam đã có công văn đề nghị UBND các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Long An xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp đóng trên địa bàn có thể nhận hàng, giảm áp lực cho cảng Cát Lái", ông Nguyễn Xuân Sang thông tin.
Đối với nhóm giải pháp thứ hai là điều chỉnh chất xếp container giữa các khu vực bãi container hàng nhập, theo báo cáo, hàng loạt công việc đã được Tân Cảng Sài Gòn cấp bách triển khai. Cụ thể, thông báo đến khách hàng, hãng tàu hạn chế hoặc không tiếp nhận hàng từ các cơ sở cảng Cái Mép, Hiệp Phước về cảng Cát Lái. Cùng đó, làm việc và thuyết phục khách hàng điều chỉnh "cảng đích" (nơi nhận hàng trực tiếp) về cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT), Cảng Tân Cảng Cái Mép - Thị Vải (TCTT) và cảng Tân Cảng Hiệp Phước đối với container của các tàu cập cảng TCIT/TCTT.
Tân Cảng Sài Gòn cũng lên kế hoạch và thực hiện chuyển container hàng nhập tồn lâu ngày (trên 90 ngày) đi cảng Tân Cảng Hiệp Phước để lấy thêm chỗ chứa container hàng nhập tại cảng Cát Lái; nghiên cứu ban hành chính sách giảm giá để khuyến khích chủ hàng đến nhận hàng sớm tại Cát Lái và Hiệp Phước.
Theo đó, là thương thảo hợp đồng chuyển một số tàu sang các bến cảng Tân Thuận với tần suất 3 chuyến/tuần; bến cảng Bến Nghé 3 chuyến/tuần; bến cảng container Trung Tâm Sài Gòn (SPCT) đang đàm phán phương án khai thác; điều chỉnh thời gian hạ bãi cảng đối với container hàng khô thông thường tại Cát Lái, tiếp nhận container trước không quá 3 ngày so với thời điểm dự kiến tàu đến cảng; chuyển hơn 6.000 TEUs container rỗng tồn trong cảng ra ngoài kho bãi thuộc Tân Cảng,...
Với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết, hàng tồn tại cảng Cát Lái đã giảm. Nếu như trong ngày 3/8, lượng hàng tồn toàn cảng là gần 108.800 TEUs, chiếm 87,7% thì ngày 4/8, lượng hàng tồn giảm còn hơn 106.700 Teus, chiếm 85,1%.
Vào thời điểm thứ 2, 3, 4 tuần trước, lượt tàu vào, rời cảng Cát Lái là 57 tàu thì cùng thời điểm của tuần này, số tàu hoạt động khu vực cảng là 41 tàu, giảm hơn 28%. Hàng nhập cũng giảm hơn 6.300 TEUs so với cùng thời điểm tuần trước. Lượng hàng giảm này đã được chuyển từ Cát Lái về các cảng lân cận và khu vực Cái Mép.
Trong một diễn biến liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, đến thời điểm hiện tại, Tân Cảng Sài Gòn cũng đã ban hành chính sách giảm giá nhiều dịch vụ để khuyến khích chủ hàng đến nhận hàng sớm tại Cát Lái, Hiệp Phước nhằm thúc đẩy nhanh việc rút hàng ra khỏi bãi cảng, tạo khoảng trống để tiếp nhận các hàng nhập.
Trước đó, TTXVN đã đưa tin cuối tháng 7/2021, Tân Cảng Sài Gòn đã có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng về khó khăn trong tổ chức hoạt động cảng Cát Lái.
Theo báo cáo, sau 3 tuần TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19, dung lượng tồn bãi tại cảng Cát Lái luôn chạm mức hết công suất; đặc biệt, dung lượng dành cho hàng nhập luôn trên 100% công suất. Cảng Cát Lái đối mặt nguy cơ tạm ngừng hoạt động để chờ giải phóng hàng.
Vì vậy, trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và thực tế tình hình, Cục Hàng hải Việt Nam đã nhanh chóng tham mưu Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các đơn vị liên quan có cơ chế cho phép Tân Cảng Sài Gòn vận chuyển container hàng nhập khẩu nói chung bao gồm cả container tồn đọng trên 90 ngày về lưu giữ, thông quan, giao cho khách hàng và thanh lý hàng tồn đọng tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước và các ICD gồm: Tân Cảng Nhơn Trạch, Tân Cảng Long Bình (Đồng Nai), Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương).
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh lập điểm xét nghiệm nhanh và cấp giấy 24/7 tại địa điểm do Tân Cảng Sài Gòn đề xuất để phục vụ đối tượng lái xe có giấy chứng nhận hết hạn hoặc sắp hết hạn ra, vào cảng Cát Lái được thuận tiện, nhanh chóng...
Sáng 5/8, Việt Nam thêm 3.943 ca COVID-19 Sáng 5/8, Việt Nam thêm 3.943 ca COVID-19, trong đó 3.941 ca ghi nhận trong nước. Trong 3.943 ca COVID-19 mới có 3.941 ca ghi nhận trong nước (giảm 326 ca so với sáng hôm qua 4/8) tại TP.HCM (2.349), Bình Dương (497), Tây Ninh (235), Long An (189), Tiền Giang (169), Đồng Nai (110), Đà Nẵng (92), Bà Rịa - Vũng Tàu...