Tây Ninh – Ấn tượng công nghiệp hóa
Sau 180 năm phát triển, Tây Ninh từ điểm xuất phát là tỉnh nghèo nàn, lạc hậu, thuần nông đang vươn lên thành một tỉnh công nghiệp hóa ngang tầm với các tỉnh Đông Nam Bộ, như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân, từ một tỉnh với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Tây Ninh đã có bước phát triển, với mức tăng trưởng bình quân 11,1% những năm gần đây. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá với tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng nhanh từ 23 % (1985) lên 75 % (2015).
Nở rộ khu công nghiệp
Cơ giới hóa thu hoạch mía tại Công ty Thành Thành Công (Tây Ninh). T.Đ
Ngày nay, về nông thôn Tây Ninh có thể nhận thấy rõ nét nhất là sự xuất hiện của các cụm – khu công nghiệp. Từ TP.HCM vừa bước qua địa phận Tây Ninh đã “vấp phải” Khu công nghiệp Trảng Bàng. Ở đây, mấy chục năm trước chỉ là vùng đất bạc màu, cây trồng, vật nuôi xơ xác, giờ tại khu công nghiệp này xuất hiện hơn trăm công ty, nhà máy đang hối hả sản xuất. Trảng Bàng còn có Khu chế xuất và Khu công nghiệp Linh Trung III, Khu công nghiệp Thành Thành Công. Ngược lên TP.Tây Ninh, qua địa phận huyện Gò Dầu sẽ bắt gặp Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Phước Đông – Bời Lời. Huyện Dương Minh Châu có Khu công nghiệp Chà Là; huyện Châu Thành có Cụm công nghiệp Thanh Điền…
Hiện, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký gần 4 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước đăng ký gần 40.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Minh Sơn – Giám đốc Công ty CP Khai thác khoáng sản Tây Ninh cho biết: “Tôi về Tây Ninh đầu tư mới 2 năm nhưng nhận thấy đây là một quyết định đúng đắn. Minh chứng rõ nhất là tỉnh đã thực hiện cải cách hành chính kịp thời và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp”.
Video đang HOT
Theo Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, có thể nói, từ năm 2005 – 2015, nhất là những năm 2010 – 2015, nỗ lực đầu tư hạ tầng giao thông của tỉnh đã mang lại nhiều kết quả nổi bật. Về cơ bản, Tây Ninh đã hình thành các trục giao thông chính kết nối được các tỉnh lân cận, như: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước và Long An; kết nối trung tâm các huyện về TP.Tây Ninh và từ vùng nguyên liệu về các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có mạng lưới đường bộ hơn 8.000km, gồm hai tuyến quốc lộ, 40 tỉnh lộ, 228 tuyến huyện lộ… Trong giai đoạn 2010 – 2015, vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư 33 dự án giao thông hơn 1.300 tỷ đồng.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa
Theo Sở KHĐT tỉnh Tây Ninh, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh từ năm 2010 – 2015 tăng trưởng bình quân hàng năm 17,7%. Các cụm- khu công nghiệp được rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm tính phù hợp, khắc phục tình trạng quy hoạch thiếu khả thi, tạo điều kiện ổn định sản xuất. Khu công nghiệp Trảng Bàng, Khu chế xuất Linh Trung III, Khu công nghiệp Chà Là cơ bản đã lắp đầy; Khu liên hiệp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Phước Đông – Bời Lời, Khu công nghiệp Thành Thành Công thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện phát triển công nghiệp của tỉnh.
Ngoài ra, từ chỗ chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh nào đáng kể, đến nay nông thôn Tây Ninh đã phát triển trên 4.200 công ty, nhà máy, xí nghiệp chế biến được đầu tư xây dựng ở những vùng chuyên canh nông sản. Tất cả đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Tây Ninh.
Để đưa Tây Ninh tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng, ông Phạm Văn Tân cho biết, sắp tới tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo huy động tối đa mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư; quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển các khu, cụm công nghiệp; tập trung đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; quan tâm phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với phát triển quan hệ sản xuất phù hợp; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh có cơ sở nền tảng của tỉnh công nghiệp” – ông Tân nói.
Theo Danviet
Lại phát hiện đổ trộm hàng trăm tấn bùn thải công nghiệp độc hại
Một lượng lớn bùn thải công nghiệp vừa được người dân phát hiện đổ trộm bừa bãi tại xã Lộc An, huyện Long Thành (Đồng Nai) gây ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, địa điểm xuất hiện bùn thải nhiều nhất nằm giữa các lô cao su trong Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (xã Lộc An, huyện Long Thành, Đồng Nai).
Tại đây, khoảng đất rộng gần 1.000 m2 được phủ kín bởi lượng lớn bùn thải màu nâu, bốc mùi hóa chất. Khu vực này không có loại cỏ cây, thực vật nào sống sót.
Không chỉ ở khu công nghiệp, tuyến đường đất giáp ranh giữa các lô cao su, vườn tràm cách trụ sở UBND xã Lộc An 300 m xuất hiện lượng lớn chất bẩn. Tại đây, hàng trăm bao tải chứa bùn màu đen được chất thành đống, cao quá đầu người. Bên cạnh là khu vực chất đầy mút xốp, vải phế liệu, cao su... trên diện tích gần 100 m2.
Những đống bùn thải lớn nhỏ khác nằm bên vệ đường, vườn tràm. Lượng chất bẩn khu vực này ước hàng trăm tấn. Chất thải tương tự cũng xuất hiện tại điểm khác trong lô cao su bên cạnh Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn. Ở điểm này, lượng bùn gần chục tấn được đổ chất đống dưới gốc cây.
Bùn thải công nghiệp được đổ trộm ở Khu công nghiệp Bình Sơn - Lộc An. Ảnh: TIẾN DŨNG
Một người dân địa phương cho biết tình trạng đổ trộm chất thải diễn ra từ đầu năm 2015 sau đó lắng xuống. Đến giữa tháng 5-2016 lại tái diễn. Theo người dân này, các bãi rác phát mùi hôi, gây khó chịu cho những ai đến gần. Mỗi khi đổ mưa, chất bẩn tràn ra, ngấm xuống đất gây ô nhiễm.
Rác thải công nghiệp được đổ trộm tại xã Lộc An. Ảnh: TIẾN DŨNG
Liên quan đến vấn đề trên, một cán bộ Phòng TN&MT huyện Long Thành cho biết lượng chất bẩn tại bãi đất trống giữa các lô cao su trong Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn được xác định là bùn thải công nghiệp do Hợp tác xã Long Tân (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đổ trộm.
Tháng 5, cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt quả tang hợp tác xã này đổ trộm 48 tấn bùn thải tại khu vực và xử phạt hành chính 370 triệu đồng, buộc khắc phục bằng cách thu gom, mang đi xử lý đúng quy định.
Trong khi đó, ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, cho biết đã nắm thông tin và vụ việc đang được lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai điều tra, xử lý. Ông Đức cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra mức độ độc hại của chất thải.
TIẾN DŨNG
Theo_PLO
Vi phạm nghiêm trọng tại phân khu công nghiệp Formosa Tỉnh Đồng Nai xác định, công ty Chin Well Fasteners đóng tại phân khu công nghiệp Formosa ở tỉnh này có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong việc xả thải. Ngày 12/8, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, việc xả thải ra môi trường...