Tây Nguyên: Mất mùa do sông Ba khô kiệt
Tây Nguyên bắt đầu bước vào mùa khô. Chưa năm nào có tình trạng khô cạn gay gắt ở các dòng sông như năm nay.
Sông Ba chảy qua thị xã An Khê cạn trơ đáy. Ảnh: L.Đ.Dũng
Tại các huyện phía đông tỉnh Gia Lai – nơi sông Ba chảy qua – đang mất mùa nghiêm trọng do thiếu nước; còn dòng sông thì đang khô kiệt khi gánh trên mình nhiều công trình thủy điện.
Hạn hán, mất mùa trên diện rộng
Ông Đặng Dìa – Phó trưởng phòng NNPTNT huyện Kông Chro – cho biết: “Gần 1 tháng nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra tình trạng hạn hán khiến cây trồng bị chết và mất mùa hàng loạt”. Hiện có gần 1.000ha diện tích hoa màu bị thiệt hại do nắng hạn, phần lớn là diện tích ngô và bông vải. Các địa phương bị thiệt hại nặng nhất là xã Chư Glong, Yang Trung.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Hơn – Phó Chủ tịch xã Chư Glong – cho biết: “Phần lớn diện tích hoa màu trên địa bàn xã là ngô vụ hai. Ước tính thiệt hại đến thời điểm này là gần 6 tỉ đồng”. Bà Đinh Thị Tứt – người dân xã Chư Glong bị mất trắng 4,5ha ngô vụ hai. “Trung bình 1ha ngô từ công đầu tư, phân bón phải trên dưới 15 triệu đồng, nắng hạn thế này xem như sạt nghiệp” – bà Tứt thở dài.
Hiện tình trạng khô hạn đang diễn ra gay gắt trên địa bàn huyện Kông Chro. Đây là đợt hạn hán kỷ lục từ trước tới nay. “Phòng NNPTNT huyện sẽ có văn bản tới các xã để ghi nhận thiệt hại, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND huyện có phương án hỗ trợ lương thực cho các hộ gia đình có nguy cơ thiếu đói cũng như hỗ trợ giống cho vụ mùa tiếp theo” – ông Đặng Dìa cho biết.
Không riêng gì Kông Chro, các huyện Kbang, Ia Pa, TX. An Khê… cũng đang có nguy cơ bị khô hạn. Ông Lê Thanh Xuân – Phó Chi cục Thủy lợi – Thủy sản Gia Lai – cho biết: “Việc thiếu nước phục vụ nông nghiệp đã xảy ra từ năm 2011, năm nay có xu hướng khô hạn gay gắt hơn. Chúng tôi sẽ theo dõi tình hình để chủ động cho việc điều tiết nước từ các công trình thủy lợi cũng như thủy điện”.
Sông trơ đáy
Nhìn dòng sông Ba chảy qua địa phận TX. An Khê có thể thấy rõ được tình trạng cạn kiệt nước đang xảy ra. Đáy sông bị trơ ra, hình thành những vũng tù nước bẩn. Là một dòng sông lớn nhưng nhìn thấy toàn lau lách mọc um tùm. Theo thống kê, trên dòng sông Ba – đoạn chảy qua Gia Lai – hiện có 8 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đang hoạt động, lớn nhất là nhà máy thủy điện An Khê-Ka Nak do Tập đoàn Điện lực VN xây dựng với thiết kế công suất lắp máy là 173MW. Công trình này trái khoáy ở chỗ, chặn sông đổi dòng từ sông Ba sang sông Côn khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Theo tính toán của cơ quan chức năng, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của hơn 300.000 dân sinh sống tại TX. An Khê, TX. Ayun Pa, huyện Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa là khoảng 14 triệu mét khối/năm; nhu cầu nguồn nước sản xuất là hơn 300 tỉ mét khối/năm. Tuy nhiên theo thiết kế, công suất xả nước của nhà máy thủy điện An Khê – Ka Nak chỉ ở mức 4 mét khối/giây.
Dọc sông Ba còn có nhiều nhà máy công nghiệp chế biến đường, sắn tinh bột… Nhu cầu sử dụng nước cho những nhà máy này là rất lớn. Đáng lo ngại là đến thời điểm hiện tại, nguồn nước đang dần cạn kiệt.
Nguy cấp trong tương lai gần
Ông Phạm Duy Du – GĐ Sở TNMT tỉnh Gia Lai – cho hay: “Vừa rồi chúng tôi có chuyến khảo sát tại thủy điện An Khê-Ka Nak và thấy mức nước xả ở thủy điện này là trên 4 mét khối/giây. Tuy nhiên, nó đã quá lỗi thời và không đủ cung cấp nước ngay cả thời điểm hiện nay”. Theo ông Du, mức xả 4 mét khối/giây chỉ phù hợp với vài năm trước, khi dân cư còn thưa thớt, các nhà máy công nghiệp chưa có, thủy điện chưa nhiều. Với mùa khô hạn như hiện nay thì mức nước xả ở 7 mét khối/giây cũng chưa đủ.
Cũng theo ông Du, bây giờ phải căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước của địa phương để bắt các nhà máy thủy điện phải xả đủ lưu lượng. “Trước mắt chúng tôi sẽ buộc các nhà máy phải xả đủ 4 mét khối/giây, sau đó sẽ có báo cáo với Cục Môi trường nước” – ông cho biết.
Theo tính toán, tổng lượng nước trung bình dùng cho mùa khô ở 6 huyện miền đông Gia Lai vào năm 2015 là gần 395 triệu mét khối/năm. Không dừng ở đó, tỉnh Phú Yên ở hạ du sông Ba cũng cần một lượng nước rất lớn. Việc xây dựng quá nhiều công trình thủy điện trên sông Ba, kèm theo việc không quản lý chặt việc phá rừng ở thượng nguồn ắt sẽ gây ra nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong vài năm tới.
Theo laodong
Thi đua nước rút cho ngày khánh thành
Sau khi tổ máy số 6- tổ máy cuối cùng của Nhà máy thủy điện Sơn La lắp đặt, chạy thử và chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia (tháng 9.2012), đến thời điểm hiện nay, toàn thể 365 CBCN Cty thủy điện Sơn La đang chạy đua với thời gian, thi đua nước rút hoàn thiện những phần việc cuối cùng và vận hành an toàn, ổn định toàn bộ nhà máy.
Chủ tịch CĐ EVN Trần Văn Ngọc (thứ tư, trái sang) thăm hỏi, động viên CN Nhà máy TĐ Sơn La. Ảnh: H.Q
Tất cả để chuẩn bị cho lễ khánh thành công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này vào ngày 21.12.2012 - ngày kỷ niệm 58 năm truyền thống ngành điện.
Phát 11,8 tỉ kWh điện, nộp ngân sách hơn 1.200 tỉ đồng
Từ ngày 20-22.11, Chủ tịch CĐ Điện lực VN (CĐ EVN) kiêm Phó ban chỉ đạo "Phong trào thi đua liên kết xây dựng Nhà máy TĐ Sơn La" Trần Văn Ngọc đã dẫn đầu đoàn công tác của CĐ EVN đến Nhà máy thủy điện Sơn La (xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) kiểm tra công tác thi đua khen thưởng, động viên CNLĐ chuẩn bị cho ngày khánh thành nhà máy. Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Cty thủy điện Sơn La (Cty TĐSL) Hoàng Trọng Nam cho biết: "CBCN Cty đã triển khai công tác giám sát vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng và công tác đồng bộ thiết bị vật tư cho toàn bộ dự án đạt hơn 72.000 tấn thiết bị, đảm bảo an toàn tuyệt đối, góp phần đảm bảo tiến độ lắp đặt thiết bị và phát điện vượt tiến độ các tổ máy. Quan trọng nhất là vận chuyển 6 máy biến áp 500kV trọng lượng 280 tấn/ 1 MBA; vận chuyển 6 bánh xe công tác trọng lượng 210 tấn/1 bánh xe; vận chuyển 6 trục tuabin trọng lượng 110 tấn/1 trục". Theo GĐ Hoàng Trọng Nam, tính đến ngày 15.11.2012 (sau 3 năm kể từ khi phát điện tổ máy số 1) Nhà máy thủy điện Sơn La đã phát được hơn 11,8 tỉ kWh điện, nộp ngân sách nhà nước tổng cộng là 1.281 tỉ đồng.
Chủ tịch CĐ Cty TĐSL Nguyễn Thanh Sơn thì cho biết, tổng số CBCNV của Cty hiện nay là 365 người, trong đó LĐ nữ có 67 người. Từ khi thành lập trên cơ sở tách ra từ Ban QLDA thủy điện Sơn La (tháng 2.2011) đến nay, Cty TĐSL đã được sự quan tâm, tạo điều kiện và sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn EVN và địa phương. Sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV trong Cty hưởng ứng phong trào thi đua đã đạt kết quả. Điều đặc biệt quan trọng là toàn bộ tập thể CBCNV Cty thủy điện Sơn La đã được đào tạo, trưởng thành từ thực tế công trình, thấu hiểu cặn kẽ về cấu tạo, nguyên lý làm việc và thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng của từng loại thiết bị, hệ thống công nghệ... để đủ sức vận hành an toàn, ổn định toàn bộ nhà máy.
Công nhân đã làm chủ công nghệ
Kỹ sư Nguyễn Hữu Đức - Trưởng phòng kỹ thuật Cty TĐSL - khẳng định: Trong quá trình xây dựng nhà máy, các kỹ sư, CN Việt Nam đã có thể thay thế hoàn toàn các chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, trong việc phối hợp các đơn vị thi công, nhà thầu lập các phương án xử lý khiếm khuyết trong quá trình lắp đặt, nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế phê duyệt, NLĐ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn. Theo KS Đức, đội ngũ kỹ sư của Cty đã tự tập các phương án sửa chữa lớn, trung tu, đại tu, xử lý sự cố của toàn bộ thiết bị, công nghệ của nhà máy. Trong đó, đã thực hiện thành công chương trình trung tu sau 8.000 giờ vận hành các tổ máy số 1, 2, 3 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ đề ra, đồng thời thực hiện tiểu tu sau 4.000 giờ vận hành các tổ máy số 3, 4 khắc phục được các khiếm khuyết của thiết bị, góp phần vận hành an toàn, liên tục các tổ máy...
Cùng với công tác thi đua trên công trình, Ban GĐ và CĐ Cty đã quan tâm đến đời sống của CBCNV trong Cty cả về vật chất cũng như tinh thần, tạo động lực cho toàn thể CBCNV trong Cty phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Giám đốc Hoàng Trọng Nam cùng CĐ đã rất nhiều lần đứng ra làm chủ hôn cho CNLĐ của Nhà máy thủy điện Sơn La. Chủ tịch CĐ Cty Nguyễn Thanh Sơn thì "bật mí": "Mỗi năm tại Cty có tới hàng chục đám cưới. Anh chị em lên Mường La thi công, công tác rồi họ bén duyên với đất mới, sinh cơ lập nghiệp, gắn bó hẳn với mảnh đất vùng cao.
Làm việc với CBCNV nhà máy, Chủ tịch CĐ EVN Trần Văn Ngọc đã ghi nhận những hoạt động của CĐ và lãnh đạo Cty góp phần tổ chức tốt các hoạt động văn thể mỹ nhằm nâng cao tinh thần làm việc cho CBCN tại vùng sâu, vùng xa. CĐ Cty tổ chức tốt các hội thi ATVSLĐ lần đầu tiên (năm 2012) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn cho NLĐ của nhà máy. Chủ tịch CĐ EVN cũng lưu ý tập thể CBCNV Cty TĐSL cần tập trung cao độ, để hoàn thành các hạng mục còn lại của công trình, vận hành toàn bộ nhà máy, đảm bảo tốt nhất để chuẩn bị khánh thành nhà máy vào 21.12.2012.
Thông số chính của Nhà máy thủy điện Sơn La
- Công suất phát điện: 2.400MW, bao gồm 6 tổ máy.
- Thiết bị công nghệ được lắp đặt: 72.400 tấn.
- Lưu lượng nước lớn nhất qua các tổ máy: 573,00m3/s.
- Đập dâng bêtông trọng lực, chiều cao lớn nhất: 138,1m; mực nước dâng bình thường: 215m; mực nước chết: 175m.
- Công trình xả lũ có lưu lượng xả cao nhất: 34.780m3/s;
- Dung tích hồ chứa: 9.62 tỉ m3; diện tích mặt hồ: 224km2; dung tích phòng lũ: 4 tỉ m3. (Nguồn: Cty thủy điện Sơn La)
Theo laodong
Dân "tố" đơn vị thi công nổ mìn làm hỏng nhà Cho rằng việc nổ mìn của đơn vị thi công kênh dẫn dòng của Nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4A khiến nhà cửa bị nứt nẻ, nguy cơ đổ sập, cuốc sống đảo lộn nên hàng chục hộ dân buôn Ea Mar, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đã "tố" đơn vị này. Theo phản ánh của người dân, sự việc...