Tây Giang hùng vĩ – Tiếng gọi từ đại ngàn
Một ngày trung tuần tháng 7, đoàn Báo Thế giới & Việt Nam chúng tôi với gần 40 cán bộ, phóng viên, nhân viên rong ruổi đường xa dưới nắng hè gay gắt của miền Trung, đến với thôn Tr’lêê, xã A Tiêng, huyện miền núi Tây Giang của tỉnh Quảng Nam.
Đường vào thôn Tr’Lêê. (Ảnh: Trung Hiếu)
Xe chúng tôi vượt qua những cung đường núi, với những khúc cua khúc khuỷu liên tục, tuy khá mệt nhưng tinh thần của mọi người rất hồ hởi, háo hức khi được đến với đồng bào Cơ Tu.
Đi cùng đoàn chúng tôi là các hướng dẫn viên du lịch Mai Kim Huyền và Lê Tấn Chinh, nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Hậu và quay phim Ngô Văn Lý của Công ty Cổ phần Tuấn Thi, cùng một số bạn nữa tôi chưa kịp biết hết tên. Tất cả đều trẻ trung và rất nhiệt tình.
Đến Nhà khách Tây Giang tại trung tâm xã A Tiêng, sau khi nhận phòng, chúng tôi háo hức ra xe để vào thôn Tr’lêê cách đó khoảng 6km.
Tây Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam. Huyện Tây Giang được thành lập ngày 25/12/2003 trên cơ sở chia tách huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang.
Tây Giang cách thành phố Tam Kỳ 190km, cách thành phố Đà Nẵng 150km về phía Tây. Phía Đông huyện này giáp huyện Đông Giang, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp huyện Nam Giang, phía Bắc giáp huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu ở Tây Giang quanh năm mát mẻ và lạnh về đêm. Tây Giang có điểm đến nổi bật là Đỉnh Quế và đặc biệt là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu vẫn được lưu giữ nguyên vẹn mà không bị pha trộn với văn hóa của các dân tộc khác.
Tây Giang có khoảng hơn 20.000 dân (95% dân số là người Cơ Tu), sống rải rác ở các vùng suối, rừng sâu. Sở dĩ có sự phân bố đó vì đời sống người dân chủ yếu dựa vào núi rừng, chính là nơi họ có thể trồng hoa màu, bắt cua cá để phục vụ đời sống hàng ngày. Đời sống kinh tế của người dân vẫn còn kém phát triển, do đó, Công ty cổ phẩn Tuấn Thi là đơn vị tiên phong với sứ mệnh “Phát triển kinh tế vùng biên bởi ngành dịch vụ du lịch” nhằm đưa Tây Giang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách cũng như các nhà đầu tư. Công ty đề ra mục tiêu tầm nhìn “biến Tây Giang thành một Sa Pa thứ hai của Việt Nam về mọi mặt”, qua đó, giúp Tây Giang có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là có thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân để phần nào giúp họ cải thiện đời sống.
Những ánh mắt hồn nhiên, trong veo của những em bé Cơ Tu chăm chú nhìn đoàn xe chúng tôi từ từ tiến vào bãi đậu xe gần sân chính của thôn. Ngay trước sân là ngôi nhà Gươl – nhà sinh hoạt cộng đồng theo truyền thống của người Cơ Tu.
Đoàn Báo Thế giới & Việt Nam trước ngôi nhà Gươi (Tây Giang). (Ảnh: Đặng Ngọc Hậu)
Thôn Tr’Lêê có 28 hộ dân với 126 nhân khẩu, toàn là đồng bào Cơ Tu. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, tách biệt với bên ngoài, không có sóng điện thoại. Nguồn kinh tế chủ yếu của bà con là tự cung tự cấp, phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Vì nguyên do đó mà Công ty Tuấn Thi đã đưa ra sản phẩm tour du lịch thiện nguyện Tây Giang nhằm giúp đỡ bà con Tr’lêê có điều kiện sống tốt hơn nhờ vào các dịch vụ phục vụ du khách trải nghiệm tại thôn như nấu ăn, bán sản vật địa phương, đốt lửa trại, múa truyền thống…
Đón chào khách là tiếng cồng chiêng trầm hùng của ban nhạc toàn nam mặc trang phục thổ cẩm với màu chủ đạo là đỏ và đen. Trước nhà Gươl, bà con đã bày lên bàn mời khách những sản vật địa phương như dứa, chuối, sắn luộc chấm vừng ớt, nước chè…
Sau những phút làm quen ban đầu, nhiều du khách háo hức tìm mua sản vật địa phương. Chợ chiều bán các sản vật địa phương do chính bà con tự sản xuất như các loại rau, củ quả, mật ong rừng, sâm cau, táo mèo khô, ba kích… những thứ tuy không khó tìm ở thành thị, nhưng ở đây chính là nguồn sản phẩm sạch, an toàn, không có thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật.
Nhóm thanh niên thì theo mấy chị dân thôn vào suối bắt cá. Con suối không xa lắm, các chị quen chân nên bước thoăn thoắt, còn chúng tôi vừa lội suối vừa dò, nhắc nhau tránh dẫm lên những tảng đá to kẻo trơn. Những đoạn khó đi thì đã có các bạn hướng dẫn du lịch hỗ trợ.
Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam Nguyễn Văn Trung trao quà cho các em nhỏ và bà con. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tây Giang có rất nhiều con suối đầu nguồn, nhưng xung quanh khu vực đó đều có người dân sinh sống và sử dụng nước suối để sinh hoạt, vì vậy nước suối ở đó ít nhiều có ô nhiễm. Riêng dòng suối ở thôn Tr’lêê này là suối đầu nguồn duy nhất không có người dân sinh sống ở khu vực thượng nguồn. Vì vậy, nước suối ở đây giữ được độ trong sạch vốn có của nó. Xã đã lắp đặt đường ống đưa nước sạch từ đầu nguồn về thôn. Tương truyền rằng, nếu ai đến con suối này tắm thì sẽ gặp nhiều may mắn, những cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây tắm về là sẽ có tin vui… Cá ở suối này là những loại cá nhỏ, sống trong các khe đá, muốn bắt được cá cần khéo léo dùng vợt lùa vào trong ngách đá để bắt, hoặc có thể bắt bằng tay. Chỉ một lúc thôi là các chị đã bắt được lưng giỏ cá.
Video đang HOT
Bắt cá chán, nhóm thanh niên trong đoàn quay ra đùa nghịch, té nước, tạo dáng chụp ảnh check-in rất vui vẻ. Các cháu nhỏ dân bản thi nhau bơi lội, ngụp lặn dưới làn nước xanh mát.
Khi nắng chiều dần xuống, không khí trở nên dịu mát hơn, chúng tôi trở về tập trung bên sân chính của thôn trong lúc chờ bắt đầu chương trình tặng quà cho bà con thôn Tr’lêê.
Ông Nguyễn Văn Trung, Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam, đại diện đoàn lên trao quà cho các em nhỏ và bà con. Những nụ cười cảm ơn của các chị phụ nữ, những ánh mắt bẽn lẽn, hồn nhiên của các em nhỏ trong thôn… là những hình ảnh đẹp mà tôi khó quên…
Trời tối dần, chính là thời điểm của sự kiện quan trọng nhất – đêm giao lưu văn nghệ và đốt lửa trại. Bàn tiệc được bày ra với những món ăn truyền thống của người Cơ Tu: súp sắn, thịt nướng, cá lóc nướng ống tre, măng, bánh sừng trâu, cơm lam…
Vũ điệu Tung Tung Ya Yá của người Cơ Tu. (Ảnh: Trung Hiếu)
Đống lửa to chợt bùng cháy lên rừng rực trong tiếng reo hò. Vũ đoàn với hàng chục chàng trai lực lưỡng đóng khố, mặc áo thổ cẩm, tay trái mang khiên, tay phải cầm đao hoặc giáo, những cô gái duyên dáng trong trang phục váy quây truyền thống Cơ Tu tiến ra sân trước trong tiếng nhạc rầm rập, réo rắt mời gọi…
Họ biểu diễn những vũ điệu Tung Tung và Ya Yá (điệu múa dâng Trời). Hướng dẫn viên Kim Huyền cho biết: Ngày trước, theo truyền thống, mỗi năm chỉ được múa một lần. Đây là điệu múa mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh của người Cơ Tu, cũng là điệu múa dân gian đặc sắc mang giá trị nghệ thuật văn hóa cao. Tung Tung theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là vươn cao, mạnh mẽ. Nó dành cho các nam thanh niên khỏe mạnh. Còn Ya Yá theo tiếng Cơ Tu là thẳng hàng, điệu múa này của phụ nữ, mang ý nghĩa là đón đợi ơn đất nghĩa trời, hai bài tay hứng lên như mừng rỡ đón chờ, mắt nhìn thẳng, miệng tủm tỉm cười duyên, tràn đầy những yêu thương… Nam múa riêng, nữ múa riêng, rồi hai đội nam nữ cùng múa phối hợp trong tiếng vỗ tay rầm rập đầy phấn khích của khán giả…
Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải chia tay. Những tiếng gọi ríu rít của đám trẻ thơ, những cái nắm tay bịn rịn của bà con thôn Tr’lêê, dường như đôi bên đều nghẹn ngào, cứ dùng dằng dưới trời đêm càng lúc càng se lạnh…
Trên đường về, tôi cứ nghĩ: gần đây, Tây Giang đã được biết đến từ các hoạt động du lịch tự phát, những ngôi nhà homestay dần mọc lên, có thể thấy Tây Giang đang dần chuyển mình và phát triển, từng bước sẽ được con người mọi nơi đến chinh phục núi rừng hùng vĩ nơi này.
Tây Giang hùng vĩ! Hẹn ngày gặp lại!
Một số hình ảnh của đoàn tại Tây Giang tháng 7/2020:
Đoàn Báo Thế giới và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Bà con Cơ Tu ở thôn Tr’Lêê (Tây Giang).
Đoàn thưởng thức trà của Bà con Cơ Tu ở thôn Tr’Lêê (Tây Giang).
Trải nghiệm hoạt động bắt cá ở suối tại Tây Giang.
Hàng nông sản của Bà con Cơ Tu (Tây Giang) giới thiệu với đoàn Thế giới và Việt Nam.
Check in trên Đỉnh Nguyệt Quế ở Tây Giang
Các thành viên của Tuấn Thi Travel luôn sẵn sàng chào đón và phục vụ các vị khách đến với Tây Giang.
ánh thức Ngân Thủy
Ngân Thủy là xã miền núi của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nằm bên tuyến đường 10 nối hai nhánh đông và tây đường Hồ Chí Minh.
Trước đây, mỗi khi nhắc đến Ngân Thủy, nhiều người ngại vì phải đi trên tuyến đường 10 hoang sơ, gập ghềnh. Giờ thì nhiều người đã đến với Ngân Thủy, không chỉ để tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người nơi đây, mà còn được hòa mình vào vẻ đẹp nguyên sơ của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, khám phá hệ thống hang động độc đáo...
Núi rừng Ngân Thủy trong ánh bình minh.
Vùng đất giàu tiềm năng
Tuyến đường 10 được bộ đội, dân công mở trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra ác liệt để nối nhánh đông với nhánh tây con đường chiến lược Hồ Chí Minh huyền thoại. Kết thúc chiến tranh, tuyến đường lịch sử này gần như bị lãng quên cùng với thời gian. Chỉ dài 33 km nhưng trước thời điểm năm 2000, để đi hết tuyến đường, ô-tô phải chạy mất nửa ngày. Còn với bà con Vân Kiều ở hai bên đường thì đôi chân phải bám riết trên từng mô đá để đi. Cuộc sống khó khăn, đi lại trắc trở cho nên hễ nhắc đến Ngân Thủy, ai cũng ái ngại.
Những bản nhỏ bên đường 10 cũng vì thế mà tụt hậu dần so với các làng quê đồng bằng cách đó vài chục cây số. Bù lại, Ngân Thủy có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với đầy đủ hồ, khe suối, đồng cỏ bao la và hệ thống hang động kỳ vĩ chờ được khám phá. ặc biệt, nơi đây còn có "hang ại tướng" - nơi ghi dấu chân của ại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày ông lưu lại đây để chỉ đạo chiến dịch ường 9 Nam Lào và Bộ đội Trường Sơn những năm 1971-1972.
Thế rồi, được sự quan tâm của Nhà nước, đường 10 được hồi sinh và cuộc sống bà con Vân Kiều ở Ngân Thủy có nhiều thay đổi. 15 năm trước, việc đưa cây lúa nước lên với đồng bào Vân Kiều nơi đây đã trở thành một kỳ tích trên hành trình xóa đói nghèo cho bà con các dân tộc thiểu số ở miền tây Quảng Bình. Cùng với lúa nước, nhiều mô hình, cách làm mới như chăn nuôi gia súc, giao đất trồng rừng, làm công nhân quốc phòng để khai thác cao-su đã giúp cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Vân Kiều dần ổn định đời sống.
Nhiều công trình hạ tầng như đưa điện lưới vào bản, làm đường, công trình cấp nước cũng được đầu tư để nâng cao đời sống cho người dân, kéo gần khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Từ chỗ ngại đến Ngân Thủy, bây giờ nhiều người lại muốn đến đây để trải nghiệm, khám phá vẻ hoang sơ, lãng mạn của núi rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Một người bạn ở Ngân Thủy đã giúp tôi trải nghiệm một số điểm đến lý tưởng đang dần được "đánh thức" dọc bên tuyến đường 10. ầu tiên là khe Nước Lạnh. Có lẽ tên của khe nước được đặt từ chính đặc điểm của nguồn nước chảy dưới khe - mát lạnh dưới cái nắng tháng 5 chói chang.
Khe Nước Lạnh với cảnh đẹp hoang sơ giữa đại ngàn, không khí trong lành, nước suối trong xanh chảy len lỏi qua những khe đá, tạo ấn tượng thiên nhiên rất khó quên đối với bất kỳ ai. ặt chân đến đây, có cảm giác như lạc sâu vào một không gian yên bình giữa cánh rừng đại ngàn.
Con suối nước mát lạnh đổ ra từ đầu nguồn va vào những tảng đá lớn rêu phong của hàng nghìn năm thiên nhiên tạo tác, thành những dòng thác nhỏ tuyệt đẹp. Những làn gió mát rượi của đại ngàn xua tan ngay cái nắng chói chang, oi ả của mùa hè...
Cách đó không xa là hệ thống hang Chà Lòi - nơi từng in dấu chân của ại tướng Võ Nguyên Giáp và bộ đội trong những năm chiến tranh. Trong lòng hang, măng đá và thạch nhũ còn nguyên sơ tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ như thử thách, kích thích trường liên tưởng của mỗi người. Hang còn có sông ngầm nước biếc xanh, mát lạnh; hay các hồ nước nhỏ, là nơi sinh sống của một số loài tôm, cá có mầu trong suốt rất đặc biệt.
Thạch nhũ trong hang động chứa nhiều silic nên mỗi khi chiếu đèn vào trở nên lung linh, tuyệt đẹp. Trở về với bản Còi á, nơi có đồng cỏ trên thảo nguyên xanh mênh mông, có thể khám phá nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều để hiểu thêm về con người và vùng đất giàu tiềm năng Ngân Thủy.
Anh bạn tôi chia sẻ, việc Ngân Thủy làm du lịch bắt đầu vỡ vạc và hứa hẹn mang lại hiệu quả khi thu hút được những doanh nghiệp làm du lịch cộng đồng tâm huyết và bà con bắt đầu có nguồn thu từ chính hoạt động mới lạ này.
Du khách khám phá hệ thống hang động ở Ngân Thủy.
Phục dựng lễ hội, hồi sinh sản phẩm đặc trưng
Hai năm gần đây, Ngân Thủy được biết đến nhiều và hấp dẫn hơn nhờ những người luôn tâm huyết với công việc và trách nhiệm với cộng đồng. ó là Bí thư ảng ủy xã Nguyễn Hữu Hán, là Giám đốc Công ty du lịch Netin Trần Xuân Cương. Nguyễn Hữu Hán là kỹ sư nông nghiệp, cán bộ lãnh đạo cấp phòng của huyện Lệ Thủy được luân chuyển về làm Bí thư xã Ngân Thủy. Anh tâm sự, làm nông nghiệp đồng bào Vân Kiều chỉ đủ ăn chứ không khấm khá lên được; muốn sung túc phải tìm thêm con đường làm dịch vụ phục vụ du lịch đang hình thành trên địa bàn.
Việc đầu tiên anh làm là vận động bà con bản Còi á giữ vệ sinh môi trường, sắp xếp nhà sàn ngăn nắp để đón khách đến thăm. Sau nhiều lần tiếp xúc với các già làng, anh Hán nghe kể về giống lúa nếp than quý hiếm trước đây. Trong hành trình du cư của mình, người Vân Kiều luôn mang theo một loại giống lúa nếp quý, có hạt gạo mầu đen để gieo trỉa trên nương. ó là giống lúa nếp than nhưng nay đã thất truyền.
Tại sao không tìm cách hồi sinh giống nếp quý cho bà con, vừa tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách khi đến Ngân Thủy? Câu hỏi đó đã thôi thúc kỹ sư Nguyễn Hữu Hán quyết tâm tìm cách khôi phục lại giống lúa nếp than. Anh vào huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) tìm hiểu rồi trở về cùng một nắm hạt giống lúa nếp than của người Pa Cô. Anh mày mò thử nghiệm giống nếp quý trong những chiếc xô, chậu nhựa ngay trong vườn nhà.
Thêm một vài vụ thử nghiệm trên đồng ruộng, anh Hán đã thành công khi đưa một giống nếp gieo trỉa trên nương thành giống lúa nước có thể canh tác hai vụ trong năm ở Ngân Thủy. Hạt gạo nếp mầu tím sẫm, cơm nếp thơm ngon, nhiều già làng và khách du lịch tấm tắc khen.
Cùng với việc tìm lại giống lúa nếp bản địa mang tới sự mới lạ và hiệu quả cao trong sản xuất cho người dân, Bí thư ảng ủy Nguyễn Hữu Hán dày công sưu tầm và đề nghị cấp trên hỗ trợ phục dựng lễ hội mừng cơm mới của người Vân Kiều.
Già làng Hồ Thầm ở xã Ngân Thủy cho biết, mừng cơm mới là Lễ hội lớn nhất, được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hằng năm của người Vân Kiều, là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho "mưa thuận, gió hòa", vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no. Ngoài Lễ tế thần lúa và cảm ơn các vị thần linh đã cho dân làng mùa màng bội thu, Lễ hội mừng cơm mới còn là dịp để người Vân Kiều tấu diễn các nhạc cụ truyền thống, hát các làn điệu dân ca, uống rượu cần và thưởng thức các món ẩm thực bản địa.
Những năm gần đây, Lễ hội cơm mới của người Vân Kiều bị mai một, còn rất ít người biết. Năm 2019, với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình, Lễ hội cơm mới của đồng bào Vân Kiều Ngân Thủy được phục dựng trong niềm vui của những người cao niên như già làng Hồ Thầm.
Vậy là từ đây, những làn điệu dân ca như sa nớt, o oát, chà chấp; của những tiếng chiêng, tiếng sáo như sáo pi, sáo khsui, kèn amam, đàn achung, pư kua... đã có dịp để tấu lên. Bản làng rộn rã tiếng đàn, sáo và dân bản mềm môi bên những lu rượu cần. "Già rất vui cái bụng, rất cảm ơn cán bộ Hán và các cán bộ văn hóa giúp bà con nhớ lại Lễ hội mừng cơm mới của người Vân Kiều để bản sắc của đồng bào không mất đi"- già làng Hồ Thầm chia sẻ.
Từ thế mạnh để phát triển du lịch khám phá thiên nhiên hùng vĩ ở Ngân Thủy, Trần Xuân Cương và Công ty du lịch Netin của anh quyết định mở tua du lịch "Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở huyện Lệ Thủy" trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Ở Quảng Bình trước nay, làm du lịch ai cũng chọn "vương quốc hang động Phong Nha - Kẻ Bàng" còn Trần Xuân Cương lại ngược dòng sông Long ại, lên với núi rừng đại ngàn Ngân Thủy.
Ở đó, những hang Văn Công, hang Chà Lòi rồi "thung lũng tình yêu" Còi á... cùng những nét văn hóa bản địa đặc sắc, các phong tục độc đáo của bà con Vân Kiều như níu kéo, lôi cuốn anh.
Cương kể, ngày đầu anh dẫn nhóm chuyên gia đi khảo sát để mở tua, dân bản nhìn anh với con mắt lạ lùng pha lẫn dò xét, bởi chưa ai hiểu đoàn người lạ đến chốn "khỉ ho cò gáy" này làm gì. Khi nghe anh trình bày cách tổ chức du lịch khám phá, tuyệt đối tôn trọng cảnh quan thiên nhiên thì bà con hiểu và cộng tác tích cực.
Sau một năm thử nghiệm làm du lịch ở Ngân Thủy, Trần Xuân Cương quyết định phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở đây lên một tầm cấp mới, với những sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn như: khám phá hang động, tắm suối, ngủ lều giữa rừng, cắm trại trên thảo nguyên, tìm hiểu cuộc sống và thưởng thức sản vật của bà con dân tộc Vân Kiều...
Bí thư ảng ủy xã Ngân Thủy Nguyễn Hữu Hán nhận xét, cùng với khe Nước Lạnh đang được đầu tư khai thác du lịch trải nghiệm, thì sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều của Công ty du lịch Netin bước đầu mang lại hiệu quả trong việc đánh thức, khai thác tiềm năng của vùng đất Ngân Thủy. Bà con nơi đây cũng bắt đầu có thu nhập từ việc cung cấp các sản vật nuôi trồng để phục vụ du khách.
Các lễ hội của đồng bào vừa được phục dựng cũng sẽ nương vào du lịch để có điều kiện phát triển. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Quảng Bình Nguyễn Mậu Nam cho biết: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Vân Kiều.
Sở sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch phát triển lễ hội thành sản phẩm du lịch độc đáo, gắn liền với các danh thắng trên địa bàn.
Tôi rời Ngân Thủy với một hy vọng chứa chan: Ngân Thủy sẽ là địa chỉ mới lạ, hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Bình và cả nước!
Đắk Nông mê hoặc bao người với vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng Đắk Nông sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí của chốn đại ngàn xanh thẳm với những thác nước hùng vĩ, mê hoặc khiến bao người không khỏi ngỡ ngàng. Hồ Ea Snô Hồ Ea Snô ở xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, Đắk Nông là một hồ nước thiên tạo nhưng vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, hữu tình hiếm...