Tây Du Ký: Sợ ma không dám đi… tè
Đạo diễn Dương Khiết tiếp tục tiết lộ những kỷ niệm khá thú vị về hai nghệ sĩ trong Tây Du Ký và bất ngờ khi tìm thấy cây Nhâm Sâm.
Bồ Đề Sư Tổ và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma
Trong cảnh quay các đạo sĩ cung kính bái lạy tiễn Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, vì quay trên núi nên việc huy động diễn viên quần chúng không được nhiều (đường lên núi thời gian đó chưa có, phải men theo lối mòn ở sườn núi để lên đạo quán), không gian quay cũng không đủ rộng rãi.
Cảnh các đạo sĩ trong Cổ Thành đạo quán cung kính bái lạy Trấn Nguyên đại tiên.
Khi đó, vị đạo trưởng đã yêu cầu các đạo sĩ trong đạo quán tập trung diễn cảnh này cho đoàn phim. Vì vậy khi xem trên phim với cảnh Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, người xem sẽ thấy đạo sĩ hai bên cung kính bái lạy thì đó đều là các đạo sĩ thực sự của đạo quán Cổ Thường nổi tiếng này.
Dương Khiết cũng đã ngộ ra một điều trong quá trình quay phim, đó là dù là hòa thượng hay đạo sĩ thì họ đều có một vị thần tối cao trong lòng họ, cho dù người khác có không tin vào đạo của họ nhưng cũng không nên xúc phạm hay nhạo báng tín ngưỡng của họ. Nếu ta tôn trọng người khác thì tự nhiên sẽ nhận lại được cách đối đãi tương tự từ người khác, chỉ cần ta cư xử chân thành thì mới mong nhận được thịnh tình từ người khác. Nghệ sĩ Quế Linh và vị đạo trưởng nọ không những đã trở thành những người bạn mà còn nhận được những lời chúc phúc chân thành cũng như sự đối đãi trọng thị mà ông dành cho đoàn phim Tây Du Ký.
Nghệ sĩ Ngô Quế Linh vai Trấn Nguyên Đại Tiên cũng rợn tóc gáy khi ở trong đạo quán.
Có chuyện vui về hai diễn viên chính là nghệ sĩ Quế Linh thể hiện vai Trấn Nguyên Đại Tiên và nghệ sĩ Quan Vân Giới vai Bồ Đề sư tổ. Hai nghệ sĩ được đoàn phim đặc biệt ưu ái khi xếp cho ngủ trên lầu 2 ở điện Tam Thanh, nơi thoáng đãng và dễ chịu hơn hẳn so với ở phòng tiếp khách của đạo quán, nơi các thành viên đoàn phim được phép nghỉ ngơi. Thế nhưng vì là đại điện nên hễ bước ra cửa là đối mặt với tượng thần ở đây.
Buổi tối, khi Quế Linh muốn đi vệ sinh thì gặp vấn đề là ở lầu 2 tất nhiên là không có nhà vệ sinh, mà phải đi mấy chục mét qua cầu thang để xuống nhà tiếp khách mới được. Lối đi lại không có đèn, trời tối ở đây âm u như trong rừng rậm, đến nỗi xòe tay mình ra cũng không đếm được có bao nhiêu ngón. Duy chỉ có trên đại điện là có ánh nến leo lét, thi thoảng còn nghe thấy những tiếng động kỳ lạ.
Ngoài ra còn có cảm giác như có một u linh vô hình động đậy trong bóng đêm đặc quánh ở đây, điều này khiến Quế Linh sợ đến dựng tóc gáy, sởn da gà liền vội trở lại chỗ ngủ và không dám đi vệ sinh nữa.
Nghệ sĩ Quan Văn Giới trong vai Bồ Đề sư tổ cũng ngủ không nổi trong đạo quán Cổ Thành vì quá sợ hãi.
Sang ngày hôm sau thì ông nhất định đòi xuống phòng tiếp khách ngủ chung với mọi người trong đoàn. Đến ngày hôm sau thì đến cả nghệ sĩ Quan Vân Giới vốn tự xưng là to gan không biết sợ là gì cũng phải rời xuống ngủ chung với đoàn phim.
Cây Nhân Sâm tìm thấy trong khu mộ cha đạo diễn Dương Khiết
Video đang HOT
Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành, Dương Khiết đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi để tìm địa điểm quay cảnh cây Nhân Sâm.
Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, cũng không được phép chặt phá, vả lại cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay. Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có thì chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, nếu phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.
Tạo hình quả Nhân Sâm sử dụng trong phim Tây Du Ký.
Vì số lượng quả Nhân Sâm cần khá lớn, đạo diễn Dương đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức. Nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài đã tạo ra hàng trăm “quả Nhân Sâm”. Khi đó rất nhiều người tỏ ra phấn khích muốn biết quả Nhân Sâm được làm từ chất liệu gì? Có ăn được không? Thực ra thì loại quả này được làm từ loại khoai lang Tứ Xuyên.
Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy cây Nhân Sâm, đó chính là cây Ngân Hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1,700 năm, chiều cao 6,3m. Cây “Nhân Sâm” nằm ngay trong Công viên Văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Nào ngờ địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
Hình tượng cây Nhân Sâm trong Tây Du Ký
Cây Nhân Sâm – cây Hạnh Nhân hiện tại vẫn nằm trong Công viên Văn Hóa Thành Đô.
Sau khi quay xong các quảnh quay trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây Nhân Sâm trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà. (Thời kháng chiến, ngày 7/12/1949, phụ thân của Dương Khiết cùng hơn 30 chiến sĩ khác đã hy sinh tại khu Thập Nhị Kiều ở Thành Đô. Sau giải phóng, chính phủ đã cho chôn cất các liệt sĩ và dựng bia liệt sĩ ngay trong công viên).
Theo Tiin
Đạo diễn Tây Du Ký chẳng đoái hoài đến Lục Tiểu Linh Đồng!
Đó là những điều được hé lộ qua hồi ký của đạo diễn Dương Khiết.
Nhân vật Tôn Ngộ Không là linh hồn của phim Tây Du Ký, vì vậy hành trình tìm diễn viên thể hiện vai này vô cùng gian nan. Nhưng thật bất ngờ, qua hồi ký của đạo diễn Dương Khiết, người ta mới biết bà không hề để ý đến Lục Tiểu Linh Đồng, thậm chí nghi ngờ về khả năng của anh.
Tôn Ngộ Không - biết tìm nơi đâu?
Tôn Ngộ Không là một hình tượng siêu nhiên, thần thông quảng đại, bay lên thiên cung hay đi xuống địa phủ đều thực hiện dễ như trở bàn tay, thế nhưng Tôn Ngộ Không cũng là một con khỉ. Vì vậy, đòi hỏi diễn viên phải làm toát lên tính khí, đặc trưng cũng như thần thái của loài khỉ đồng thời có tình cảm, tư tưởng sâu sắc như một con người, có khí chất của một huyền thoại.
Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký" của Dương Khiết
Điều quan trọng đầu tiên khi quay phim Tây Du Ký là phải tuyển chọn diễn viên cho nhân vật Tôn Ngộ Không, nhưng biết tìm diễn viên này ở đâu? Nên dùng diễn viên võ thuật, diễn viên kịch nói hay diễn viên tuồng? Dương Khiết vô cùng băn khoăn và do dự khi quyết định tìm người đóng vai Ngộ Không.
Ban đầu, nữ đạo diễn Dương cũng đã tìm tới những trường võ để xem các diễn viên võ ở đây biểu diễn ra sao. Cảm giác của bà khi xem họ mô phỏng đường võ của Mỹ Hầu Vương thì cũng toát lên khí khái một võ nhân nhưng ấn tượng vẫn còn chưa đủ mạnh. Khi xem qua các diễn viên tuồng, ưu điểm của họ là những người đã từng nhiều lần thể hiện nhân vật Tôn Ngộ Không, có biểu cảm tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát và động tác võ cũng mang dáng dấp của khỉ. Nếu những diễn viên võ và diễn viên tuồng có thể kết hợp lại với nhau thì khi đó mới có một Tôn Ngộ Không hoàn hảo đúng ý của Dương Khiết.
Ngoài ra, yêu cầu của Dương Khiết đối với diễn viên đảm nhiệm vai Ngộ Không phải là: Thứ nhất - người trẻ, thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới và thay đổi, phải học được cách diễn một cách đời nhất chứ không có chuyện khi đóng mà không có tiếng trống tiếng chuông là không diễn nổi như trong tuồng. Thứ hai là phải chịu được gian khổ, khó khăn và không được buông xuôi bỏ vai trong quá trình quay phim. Thứ ba, thời gian quay phim khá dài, diễn viên phải có đủ nội lực và vững tâm, kiên định theo đoàn, có thể phải hy sinh cả trong chuyện tình yêu riêng tư, dành toàn bộ thời gian cho bộ phim.
Hình tượng Tôn Ngộ Không qua tranh vẽ
Sau đó, Dương Khiết tìm đến trưởng đoàn kinh kịch Lý Vạn Xuân, người từng được mệnh danh "Bắc Hầu Vương" để mong ông có thể giúp đỡ giới thiệu diễn viên cho vai diễn Tôn Ngộ Không. Thế nhưng, Lý Vạn Xuân quả quyết, Tôn Ngộ Không nhất định phải biết múa hí khúc (múa cách điệu trong tuồng, chèo cổ), nếu không thì không thể gọi là nghệ thuật. Về điểm này thì Dương Khiết đã ngay từ đầu tỏ ra không đồng ý. Lý Vạn Xuân cũng giới thiệu con trai ông là Lý Tiểu Xuân cho đạo diễn Dương, thế nhưng anh này lại đang là trụ cột của đoàn kinh kịch Nội Mông, khó có thể cộng tác lâu dài, hơn nữa tuổi tác cũng đã lớn nên không đạt yêu cầu của bà.
Thời gian đó, Dương Khiết cũng đã nhắm học viên Đổng Chí Hoa từ đoàn kinh kịch thực nghiệm hí kịch Bắc Kinh, người từng đóng vở "Náo thiên cung". Nói về võ thuật của họ Đổng thì không ai sánh bằng, tuổi lại trẻ, từ vóc dáng cơ thể, ngoại hình đều rất phù hợp. Đổng Chí Hoa lại là một chàng trai sáng dạ và lanh lợi, thế nhưng một điều đáng tiếc là anh lại đảm trách vị trí trụ cột của đoàn kinh kịch thực nghiệm, năm đó còn được phái đi nước ngoài công tác, trong đoàn không ai có thể thay thế được anh.
Vò đầu bứt tai rồi Dương Khiết cũng nhớ lại một lần bà xem vở "Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" thuộc thể loại Thiệu Kịch, nhân vật Tôn Ngộ Không thực sự để lại ấn tượng sâu sắc đối với nữ đạo diễn. Khi xem loại hình kịch đó, có nhiều chỗ tuy nghe không hiểu, nhưng lối diễn sinh động và lanh lợi của nhân vật Tôn Ngộ Không thực sự là có hồn và làm người xem thích thú. Nghĩ là làm, Dương Khiết liền gọi điện ngay cho người thủ vai Tôn Ngộ Không ngày nào, đó chính là "Nam Hầu Vương" Lục Linh Đồng.
"Nam hầu vương" Lục Linh Đồng (tên thật Chương Tông Nghĩa - 1924) trong vở kịch "Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" dựng năm 1960
Hình tượng Tôn Ngộ Không của Lục Linh Đồng, được mệnh danh là "Nam hầu vương"
Không để ý đến Lục Tiểu Linh Đồng
Lục Linh Đồng tỏ ra rất nhiệt tình và vồn vã khi tiếp chuyện Dương Khiết. Khi được họ Dương đề nghị giới thiệu diễn viên cho nhân vật Tôn Ngộ Không trong phim sắp tới, Lục Linh Đồng cho biết: "Chuyện nhỏ, học trò trong lớp của tôi có nhiều tiểu hầu tử (khỉ con) lắm, cô có thể tới và xem". Dương Khiết đề cập đến khả năng diễn xuất của họ thì được họ Lục nhận xét là những học trò cứng, rất có triển vọng. Lời nói của Lục Linh Đồng như tăng thêm hy vọng cho Dương Khiết, bà đã thân chinh đến Thiệu Hưng theo lời giới thiệu của Lục Linh Đồng. Khi tới bến xe, Lục Linh Đồng lái xe đạp tới đón đạo diễn Dương, đi cùng còn có một thanh niên trẻ cũng đi xe đạp và được giới thiệu là con trai của Lục Linh Đồng.
Khi đó vẫn chưa có xe buýt như bây giờ, vì vậy Dương Khiết phải ngồi sau xe do một trong hai cha con họ Lục đèo, thế nhưng bà vừa không biết đi xe đạp lại vừa sợ ngồi sau xe, nên cả 3 quyết định cùng đi bộ. Tuy nhiên, hai cha con Lục Linh Đồng đi bộ lại nhanh đến nỗi Dương Khiết đi như chạy mới đuổi kịp họ, có lúc hai cha con phát hiện thấy Dương Khiết đi tụt lại nên đã đứng lại chờ. Cứ được một lúc Dương Khiết lại bị bỏ tụt phía sau, bà nói thầm: "Đúng là diễn khỉ có khác, đi gì nhanh thế"!
Đạo diễn Dương Khiết và Chương Kim Lai - Lục Tiểu Linh Đồng.
Đường về nhà họ Lục cũng không gần chút nào, lại đang tiết trời mùa đông, khi đến nhà thì Dương Khiết xa xẩm mặt mày và khát rã họng. Lục Linh Đồng ân cần và nhiệt tình mời nước. Dương Khiết cũng đề cập luôn về cách làm của bà, Lục Linh Đồng nghe và hoàn toàn đồng ý cách mà Dương Khiết mới đề xuất. Ông đồng tình với cách tạo hình nhân vật của Dương Khiết ở điểm, giữa Tôn Ngộ Không trong kịch và trên phim ảnh phải hoàn toàn khác nhau. Nói rồi, Lục Linh Đồng liền lập tức đứng dậy, tay ve vẩy biểu diễn hình tượng Tôn Ngộ Không vừa xuất thế đến là mềm, bước đi chệch choạc, đến những động tác uy phong lẫm liệt khi đại náo thiên cung, dáng vẻ bất chấp, còn khi đứng trước sư phụ lại tỏ ra là một người lễ phép, cẩn trọng, đồng thời khuôn mặt biểu cảm được đầy đủ những hỉ nộ ái ố vô cùng tài tình và xuất chúng.
Hai cha con Lục Linh Đồng (trái) và Lục Tiểu Linh Đồng trong chương trình talkshow "Cuộc đời nghệ thuật" của đài truyền hình CCTV năm 2009.
Dương Khiết ồ lên: "Tiếc là tôi không gặp thầy lúc thầy 30 tuổi. Tôn Ngộ Không đích thị là thầy rồi!". Lục Linh Đống liền chỉ tay sang hướng người thanh niên đứng bên cạnh và nói: "Con trai tôi đó!".
Dương Khiết vẫn còn ngây người chưa hiểu ý của họ Lục liền hỏi lại: "Đồ đệ của thầy diễn có tốt không? Cậu ấy đã bao giờ đến đoàn kịch xem học trò của thầy diễn lần nào chưa?". Lục Linh Đồng xuống giọng nói một tràng: "Có, có mà, đừng vội, đừng vội!". Khi đó, Dương Khiết để ý trên tường có bức hình thủ tướng Chu Ân Lai ôm một cậu nhóc trong tạo hình chú khỉ, bức hình được chụp khi cha con họ Lục tới Bắc Kinh biểu diễn. Cậu trai đó thực sự là đáng yêu, tuổi tác cũng thực sự là phù hợp. Dương Khiết lại quay sang hỏi tiếp: "Người đóng vai tiểu hầu tử năm nay bao nhiêu tuổi rồi?", Lục Linh Đồng cho biết: "Nó là con trai tôi, tên là Tiểu Lục Linh Đồng". Dương Khiết mừng rỡ hỏi tiếp xem cậu ấy đâu thì giọng Lục Linh Đồng trùng xuống và nói: "Nó mất rồi! Bị bệnh máu trắng!".
Chu Ân Lai bế Tiểu Lục Linh Đồng (anh trai Lục Tiểu Linh Đồng), bên cạnh là Lục Linh Đồng nhân chuyến biểu diễn của hai cha con tại Bắc Kinh ngày 14/12/1957.
Chu Ân Lai và anh trai của Lục Tiểu Linh Đồng là Tiểu Lục Linh Đồng, mùa đồng năm 1957.
Dương Khiết bàng hoàng và không biết nói gì hơn mà chỉ thầm tiếc. Liền sau đó, Lục Linh Đồng đã chỉ sang cậu thanh niên mà từ đầu tới giờ Dương Khiết không hề chú ý tới: "Nó cũng diễn khỉ đấy, để tưởng nhớ anh trai nên nó mới học kịch sau khi anh trai nó qua đời. Theo học từ năm 16 tuổi, giờ đã được 7 năm rồi!".
Giờ thì Dương Khiết mới vỡ ra là Lục Linh Đồng đã có ý giới thiệu chàng thanh niên đi bên cạnh bà mà không hề hay biết, thế nhưng Dương Khiết vẫn chưa biết chàng trai trẻ đó có đáp ứng được như vai diễn tiểu hầu tử trong đoàn Thiệu Kịch ngày nào hay không. Bà cũng muốn có sự so sánh xem sao, tiếc là trời cũng đã tối và đành phải đợi đến ngày hôm sau.
Sau đó Lục Linh Đồng còn đưa Dương Khiết tới nhà khách của đoàn kịch và đưa bà một số tài liệu cũng như báo chí để đọc. Buổi tối, Dương Khiết nằm xem lại những tư liệu mà họ Lục đưa hồi chiều, nội dung ngoài tư liệu về Lục Linh Đồng còn có những thông tin, báo cáo về các diễn viên trẻ từng đóng vai Tôn Ngộ Không. Trong số đó có một chàng trai với đường võ đẹp mắt, thể hiện được khí thế linh hoạt và lanh lợi của khỉ cùng những lời tán dương về nam sinh này. Ngay từ giây phút đó, Dương Khiết đã đặt quyết tâm ngày hôm sau phải cùng Lục Linh Đồng đi tìm gặp cậu trai trẻ này...
Chàng trai Chương Kim Lai (Lục Tiểu Linh Đồng) trước khi vào đoàn phim Tây Du Ký.
Theo Tiin
Chuyện chưa biết về 'Tây du ký' 1986 Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Nữ đạo diễn Dương Khiết cùng bốn thầy trò Đường Tăng ngồi ca nô qua đảo quay phim cách đây...