Tây Du Ký: Bí mật về cảnh “nóng” duy nhất từng lừa khán giả cả chục năm về trước
Việc ghi hình cảnh “ nóng” trong những năm 1980 vốn không phải dễ dàng, đòi hỏi sự mạnh dạn và táo bạo của các diễn viên.
Trong phiên bản Tây Du Ký 1986, một cảnh quay được tập luyện vô cùng kỹ lưỡng và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính là đoạn thầy trò Đường Tăng lạc vào đồng Bàng Tơ. Theo đó, sau khi lạc vào động Bàng Tơ, Trư Bát Giới đã bị các yêu tinh nhện dùng “mỹ nhân kế” quyến rũ, mê hoặc.
Đoạn thầy trò Đường Tăng lạc vào động Bàng Tơ của bầy yêu tinh nhện.
Một trong những lý do khiến đây là một trong những cảnh quay khó nhất phim là bởi thời gian ấy, cảnh quay “nóng” vốn rất hiếm thấy trên màn ảnh Trung Quốc, đòi hỏi các nữ diễn viên phải mạnh dạn và táo bạo. Không ít người thậm chí còn từ chối nhận vai diễn vì e ngại cảnh quay nhạy cảm.
Để giải quyết vấn đề này, đoàn làm phim Tây Du Ký 1986 đã nảy ra một ý tưởng độc đáo, khiến khán giá bị “lừa” trong hàng chục năm trời. Theo đó, đạo diễn Dương Khiết đã yêu cầu bộ phận phục trang thiết kế những bộ trang phục bó sát, có màu da người để hỗ trợ các diễn viên. Nhờ vậy, cảnh 7 yêu tinh nhện cùng Trư Bát Giới nô đùa dưới nước vừa chân thật mà các diễn viên cũng không bị chỉ trích “khoe da khoe thịt”.
Cảnh các yêu tinh nhện nô đùa với Trư Bát Giới dưới nước thực chất do các nam diễn viên đảm nhận.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, bí mật đằng sau những phân đoạn “khoe thân” của các yêu tinh còn gây bất ngờ bởi thực chất, chúng được đảm nhận bởi nam diễn viên. Cụ thể, đoàn làm phim đã đính đá vào rốn yêu tinh nhện để tạo hiệu ứng rồi để 2 diễn viên nam Diệp Nhất Manh, Từ Đình Lôi diễn cảnh nhả dây tơ qua rốn.
Được biết, để ghi hình phần phim này, bên cạnh ý tưởng về diễn viên, đoàn làm phim cũng từng “đau đầu” vì phải kết hợp kỹ xảo trường quay với kỹ xảo hậu kỳ bởi thời điểm ấy, công nghệ còn lạc hậu và thiếu thốn.
Theo đó, ban đầu, chuyên gia khói lửa Lưu Lễ đã đề xuất phương án “áp” một loại trang phục đạo cụ lên khu vực bụng của những nữ diễn viên vào vai nhện tinh, sau đó làm phụt ra khí glycol tạo hiệu ứng cột khí tượng trưng cho những cột tơ. Tuy nhiên, bước đi của những cột khí từ glycol lại quá ngắn, độ khuếch tán lại rộng nên phương án trên đã bị loại bỏ.
Cảnh “nóng” đầu tiên và duy nhất trong Tây Du Ký được đầu tư kỹ lưỡng, không đem đến cảm giác dung tục.
Sau đó, đạo diễn Dương Khiết đã yêu cầu các diễn viên điều khiển tay sao cho những sợi tơ trong tay rung lắc nhịp nhàng bằng những sợi tơ giả khi ghi hình. Sau đó, phần còn lại được xử lý bằng kỹ xảo hậu kỳ với các hiệu ứng mờ ảo để tạo nên cảnh phim hoàn thiện.
Được biết đến là cảnh “nóng” đầu tiên và duy nhất trong Tây Du Ký phiên bản 1986, nhưng phân đoạn thầy trò Đường Tăng lạc trong động Bàng Tơ đã nhận được lời ngợi khen vì sự tinh tế, không tạo cảm giác dung tục, không vi phạm thuần phong mỹ tục thời bấy giờ.
Quá khứ đáng sợ của Sa Tăng ít được nhắc đến
Trong Tây du ký, Sa Tăng trước khi được thu phục làm đồ đệ của Đường Tăng, y từng là một con yêu quái đã ăn thịt vô số người.
Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Sa Tăng còn gọi là Sa Ngộ Tĩnh (nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh), là tam đồ đệ của Đường Tăng. Sa Tăng thông thạo 18 phép biến hóa thần thông, nếu so sánh với 36 phép thiên cang của Trư Bát Giới và 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không thì Sa Tăng là yếu nhất.
Trong quá trình đi thỉnh kinh cùng sư phụ và các sư huynh, Sa Tăng cũng không thể hiện được nhiều võ lực của mình mà chủ yếu làm công việc khuân vác hành lý. Mỗi lần gặp yêu quái, Sa Tăng cùng sư phụ là những người đầu tiên bị bắt. Sa Tăng được đánh giá là người trung hậu, chất phác, siêng năng và cần mẫn nhất trong 3 đồ đệ của Đường Tăng.
Sa Tăng là đồ đệ thứ 3 của Đường Tăng.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng nêu noi vê tôi ac thi Sa Tăng xưng đang la "ke giêt ngươi" hang loat trong sô cac đô đê cua Đương Tam Tang. Tôi ac trươc khi đươc cam hoa cua Sa Tăng, trong Tây du ky 1986 không trưc tiêp kê lai, cung chăng co bât ky tâp phim tai hiên qua khư nao, tuy nhiên chi cân nghe vê sư tich chiêc vong đeo quanh cô cua Sa Tăng ma ngâm, hăn se không it ngươi phai rung minh.
Liên quan đến chuỗi vòng này, Sa Tăng từng giải thích với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng:
"Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có 9 cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem".
Trong Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh được viết trước khi tác phẩm Tây du ký ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: "Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt".
Trong tạp kịch Tây du ký Sa Tăng nói: "Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta sâu thành chuỗi vòng cổ này".
Sa Tăng từng là yêu quái ở sông Lưu Sa.
Hoa ra, những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần, đó là lý do trong Tây du ký thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10. Qua thât, tôi ac cua Sa Tăng không chi man rơ theo nghia đen ma con rơn toc gay theo nghia bong, cang nghi cang am anh, cang tương tương cang rung minh.
Ngoài ra, xét về thực lực Sa Tăng cũng không hề yếu kém như nhiều người lầm tưởng. Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, là chức để coi việc trông rèm cho Ngọc Đế, năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.
Trong trận chiến giữa Sa Tăng cùng Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới ở những tập đầu tại sông Lưu Sa, Sa Tăng đã thể hiện bản lĩnh đáng gờm trước nhị vị sư huynh.
Sa Tăng đã có 3 lần giao đấu với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Lần đầu, Sa Tăng và Bát Giới đấu với nhau hơn 20 hiệp nhưng vẫn không thể phân thắng bại. Lần thứ hai, Bát Giới dụ Sa Tăng tới mép sông, đánh nhau vài hiệp Sa Tăng lại lặn xuống, Bát Giới đuổi theo đánh nhưng không lại.
Sa Tăng có bản lĩnh không hề thua kém Trư Bát Giới.
Đến lần thứ ba, Sa Tăng không ngoi lên bờ nữa mà cứ ở giữa lòng sông, Tôn Ngộ Không thấy vậy bèn bay lên không định đánh lén Sa Tăng nhưng vẫn không thành. Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Ngộ Tĩnh, quy y làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.
Như vậy cả ba lần giao tranh với hai sư huynh, Sa Tăng đều cho thấy sự ngoan cường của mình. Đến cả Thiên Bồng Nguyên Soái - Trư Bát giới được coi là tay thiện nghệ về đánh thủy mà cũng phải bó tay.
Xét về bản lĩnh chiến đấu, Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới và chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu trên cạn.
Bí mật về đan dược khiến Tôn Ngộ Không không dám ăn trong Tây Du Ký Trong Tây Du Ký, có tới 4 loại thần dược có thể trường sinh bất lão, Tôn Ngộ Không không sợ trời đất đã ăn 3 loại, nhưng đến loại thứ 5 lão khỉ thà chết không dám ăn Trong Tây Du Ký có đề cập rất cụ thể tới đan dược trường sinh bất lão. Trong đó phải kể đến tiên đan...