Tây Du Ký: Bí ẩn đại náo Thiên Cung chỉ là màn kịch, và Tôn Ngộ Không chỉ là con rối đáng thương
Đại náo Thiên Cung được xem là một trong những phần hấp nhất của Tây Du Ký. Đó là lúc Ngộ Không tự do nhất, uy phong nhất, nhưng cũng là phần chứa nhiều bí ẩn nhất.
Đại náo Thiên Cung là thời khắc tự do nhất, uy phong nhất của Tôn Ngộ Không
Ngộ Không sau khi học được pháp thuật trở về xưng vương, lập tức chạy đến Đông Hải sắm sửa cho mình từ đầu đến chân mũ giáp và vũ khí. Nếu Mỹ Hầu Vương chỉ lấy đi mũ giáp thì thôi không có chuyện gì, chủ yếu là còn lấy mất cây Định Hải Thần Châm nên mới khiến Long Vương tức giận không chịu nổi.
Tiếp đến vì dương thọ đã tận, Ngộ Không bị câu mất hồn lôi xuống Địa Phủ, tức giận quậy phá, tiện tay xóa luôn số mệnh của mình và đám hầu tử hầu tôn trên Sổ sinh tử. Sinh tử luân hồi vốn là quy tắc mà sinh linh vạn vật phải tuân theo, để Ngộ Không làm ra chuyện như vậy, không khác gì bôi mực lên mặt mũi của Địa Phủ.
Về phía Thiên Đình, nghe theo lời khuyên giải của Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Đế quyết định chiêu mộ phong quan cho Ngộ Không. Nhưng hai lần chiêu mộ đều không như ý, vì thế Ngộ Không từ bỏ ý nghĩ gia nhập Thiên Đình.
Sau đó, dã tính trong người nổi lên, Ngộ Không đã ngông cuồng đại nào Thiên Cung, đại chiến thiên binh thiên tướng cùng các thần tiên, phá hoại Thiên Đình. Ngọc Đế cuối cùng không chịu nổi phải phái người đến Linh Sơn nhờ cứu giá.
Thiên Đình nhiều người mạnh, nhưng lại để Ngộ Không lộng hành
Video đang HOT
Ngộ Không lúc đó uy phong dũng mãnh, nhưng thực chất so với ba vị Tam Thánh còn thua mấy phần, và kém xa so với Như Lai. Kết quả là sau khi bay lộn mấy vòng, đến bàn tay của người ta còn không nhảy ra nổi.
Thiên Đình không phải không có người có thể ngăn cản Ngộ Không, thậm chí Ngọc Đế với Như Lai cũng chưa biết ai mạnh hơn ai. Vậy tại sao tất cả lại để cho Tôn Ngộ Không lộng hành như vậy? Đó rất có thể là vì có một người đứng đầu sắp đặt, những người bên dưới chỉ có thể phối hợp diễn theo. Nếu không thì dựa vào tài cán của Tôn Ngộ Không, sợ rằng nhiều nhân vật trên Thiên Đình còn có thể lấy đi mạng sống của Hầu tử.
Tất cả Thiên Đình làm như vậy, chỉ là vì Phật giáo đang ở thời điểm lớn mạnh, không ai ngăn cản được. Thà bỏ ra một chút công sức, thuận theo tình thế, Thiên Giới còn có thể cùng Tây Thiên trao đổi chút lợi ích. Chính vì có những lý do và điều kiện như vậy, Tôn Ngộ Không mới có thể thuận lợi làm náo loạn cả Thiên Đình, tất nhiên sau đó việc bị trấn áp cũng rất dễ dàng. Thật khổ cho Ngộ Không!
Theo doisongphapluat.vn
5 bộ phim kinh điển Trung Quốc được chiếu lại nhiều lần trên màn ảnh
"Tây du ký", "Hoàn Châu cách cách" là những bộ phim truyền hình kinh điển của Trung Quốc được tái phát sóng nhiều lần, trở thành kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả.
Tây du ký bản 1986: Đây là một trong những tác phẩm kinh điển trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân. Bộ phim khắc họa hành trình đi đến Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng. Trung Quốc đã tái phát sóng bộ phim đến 3.000 lần, còn Việt Nam thì số lần chiếu lại cũng không đếm xuể. Trong suốt hơn 30 năm qua, cứ đến hè về, bộ phim lại được phát sóng trên nhiều kênh của VTV.
Tây du ký bản 1986 không chỉ là một bộ phim, nó còn là ký ức tuổi thơ của thế hệ khán giả 8X, 9X ở Việt Nam. Mỗi mùa hè bộ phim được chiếu lại, kỷ niệm thời thơ ấu lại dội về trong trí nhớ của người xem. Cảm xúc và sự yêu mến mà họ dành cho Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Bao nhiêu bản làm lại Tây du ký ra đời với dàn diễn viên trai xinh gái đẹp, kỹ xảo hợp thời đến mấy cũng không thể nào đánh đổ tượng đài Tây du ký 1986 trong lòng người hâm mộ.
Thủy hử bản 1998: Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc bắt đầu phát sóng phiên bản Thủy hử kinh điển này vào năm 1998. Tác phẩm được cải biên dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Thi Nại Am. Lấy bối cảnh thời Bắc Tống, 43 tập phim Thủy hửkhắc họa số phận của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Họ là những con người có thân phận và tích cách khác nhau nhưng đã đồng lòng quy về một mối, nổi dậy chống lại triều đình nhà Tống.
Bộ phim được đài CCTV đầu tư, chăm chút kỹ lưỡng dưới sự chỉ đạo của 2 nhà sản xuất Trương Kỷ Trung và Nhậm Đại Huệ cùng tổng đạo diễn Trương Thiệu Lâm. Vì vậy, sau khi phát sóng lần đầu tiên, tác phẩm được đông đảo khán giả châu Á yêu thích. Người hâm mộ trung thành của bộ tiểu thuyết gốc cũng nhiệt tình đón nhận Thủy hử phiên bản phim. Tác phẩm này sau đó được phát đi phát lại nhiều lần trên các kênh truyền hình của Trung Quốc và Việt Nam.
Hoàn Châu cách cách : Bộ phim truyền hình từng gây bão màn ảnh châu Á này gồm 3 phần. Phần đầu tiên được sản xuất vào năm 1997 và phát sóng vào năm 1998. Phần tiếp theo được chiếu vào năm 1999 và phần cuối cùng ra mắt khán giả vào năm 2003. Hoàn Châu cách cách từng được làm lại (remake) với một dàn diễn viên hoàn toàn mới. Tuy nhiên, trong ký ức của phần lớn khán giả, bản phimđầu tiên gồm những gương mặt quen thuộc như Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng, Châu Kiệt, Trương Thiết Lâm, Vương Diễm... vẫn là tượng đài.
Trong lịch sử màn ảnh nhỏ Hoa ngữ, không bộ phim nào có thể vượt mặt Hoàn Châu cách cách về tỷ lệ rating kỷ lục 65%. Đây cũng là một trong những tác phẩm được phát lại nhiều nhất trên các kênh truyền hình mà vẫn được khán giả mến mộ như ngày nào. Phim đã trở thành một hiện tượng làm khuynh đảo các nước trong khu vực châu Á bao gồm Malaysia, Singapore, Campuchia, Indonesia, Thái Lan... Tại Việt Nam, bộ phim được đón chào nhiệt liệt vào cuối thập niên 1990. Nhiều năm qua đi, Hoàn Châu cách cách được coi là biểu tượng của tuổi thơ.
Bao Thanh Thiên : Đây là loạt phim truyền hình nhiều tập của Đài Loan được phát sóng lần đầu vào năm 1993. Bao Thanh Thiên xoay quanh các vụ án xảy ra đời Bắc Tống được viên quan nổi tiếng là Bao Công xét xử. Sau khi phát sóng, phim đã đạt được thành công vang dội ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bao Thanh Thiên đã tạo ra một cơn sốt về phim đề tài điều tra phá án. Nhiều phim truyền hình khác khai thác đề tài về Bao Công cũng theo đó ra đời như Tân Bao Thanh Thiên, Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Bao Công xuất tuần, Bao Công kỳ án...
Bao Thanh Thiên (1993) được đánh giá là một tuyệt phẩm kinh điển của truyền hình Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Nhiều kênh truyền hình Trung Quốc liên tục chiếu lại phim. Vào thập niên 1990, Bao Thanh Thiên đồng hành cùng hàng triệu khán giả Việt Nam trong lần đầu tiên phát sóng. Hơn 20 năm sau, phim vẫn không hề có dấu hiệu giảm sức hút khi được trình chiếu lại. Bao Thanh Thiên được sản xuất vào thời điểm kỹ thuật quay dựng còn hạn chế, không có nhiều kỹ xảo hiện đại như bây giờ nhưng vẫn hấp dẫn khán giả nhờ diễn xuất đỉnh cao của dàn diễn viên gồm Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên...
Anh hùng xạ điêu : Bộ truyện Anh hùng xạ điêu được nhà văn Kim Dung công bố vào năm 1957. Tác phẩm lấy bối cảnh đời Nam Tống (Trung Quốc) với nhân vật trung tâm là anh chàng có tính cách khù khờ nhưng tốt bụng và chính trực, Quách Tĩnh. Trên đường phiêu bạt giang hồ và học hỏi các bí kíp võ công, Quách Tĩnh gặp gỡ và nên duyên với Hoàng Dung, con gái của Đông tà Hoàng Dược Sư. Nhờ trí thông minh hơn người cùng tài ứng biến nhanh nhạy, cô giúp Quách Tĩnh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.
Bộ tiểu thuyết từng được tái hiện trên màn ảnh hơn 10 lần. Trong đó, phiên bản năm 1994 do Chu Ân - Trương Trí Lâm đóng chính và bản phim năm 2003 do Lý Á Bằng - Châu Tấn đảm nhận là hai tác phẩm thành công nhất. Đây cũng là hai bản phim được tái phát sóng nhiều lần trên màn ảnh Hoa ngữ. Cảm xúc của người hâm mộ trung thành dành cho Anh hùng xạ điêu vẫn nguyên vẹn mỗi lần bộ phim được chiếu lại.
Theo zing.vn
Mời xem ngay Tây Du Ký Thiên Chân Phái để hiểu cảm giác "thèm ăn thịt" Đường Tăng sinh năm 2006 là gì! Tây Du Ký bản 1986 vừa lên sóng, Tây Du Ký bản nhí đã hứa hẹn ngày phát hành với hàng loạt các diễn viên nhí sinh sau năm 2005. Tây Du Ký có lẽ là một trong số những bộ phim được remake và cải biên nhiều nhất của làng phim Trung Quốc. Mỗi phiên bản sẽ mang lại một cảm giác...