Tây Đô tạo sự khác biệt xây dựng nông thôn mới
“Đạt được kết quả như hôm nay là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; sự quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo, phân công từng thành ủy viên trực tiếp chỉ đạo các xã nông thôn mới ( NTM); lồng ghép phát động thi đua trong cả hệ thống chính trị, hướng đến nâng cao đời sống và thu nhập người dân nông thôn” – bà Hoàng Kim Cương – Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM TP.Cần Thơ nhận định.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ xây dựng NTM
Ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: Tuy xuất phát điểm xây dựng NTM của thành phố còn thấp, nhiều khó khăn, nhưng sau hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn thành phố thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể.
Bộ mặt huyện NTM mới Phong Điền mang dáng dấp của đô thị hiện đại. Ảnh: C.L
Tổng nguồn vốn huy động từ
năm 2011-2015 2.909 tỷ đồng ngân sách nhà nước
4.388 tỷ đồng vốn tín dụng
697 tỷ đồng do dân góp Xây dựng hạ tầng nông thôn
tại Cần Thơ 23/36 xã đã hoàn thiện
Video đang HOT
100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu
100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
6/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM
Năm 2016, thành phố đặt mục tiêu công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền); xã Trung Hưng (huyện Cờ Đỏ); xã Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh); xã Thới Thạnh, Trường Xuân A (huyện Thới Lai). Đồng thời phấn đấu có 5 tiêu chí, gồm: Thủy lợi, bưu điện, y tế, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh đạt 100%; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí… Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM TP.Cần Thơ, các xã này đã đạt được thành tựu nhất định và cần được tập trung mọi nguồn lực để sớm về đích trong năm nay; phấn đấu đến hết năm 2016 có 100% cán bộ, công chức, viên chức và các thành viên tham gia xây dựng NTM được đào tạo, tập huấn các nội dung về NTM, đội ngũ cán bộ từ thành phố đến ấp đạt chuẩn theo Quyết định 1996 của Thủ tướng Chính phủ…
Bên cạnh đó, về hạ tầng nông thôn, hiện đã có 23/36 xã đã hoàn thiện, 100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; nước sạch nông thôn đạt trên 56%, nước hợp vệ sinh đạt trên 95%; sử dụng điện nông thôn đạt trên 98%. Hiện đã có 16/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM.
“Điểm khác biệt trong xây dựng NTM ở TP.Cần Thơ là việc thực hiện thêm 1 tiêu chí, tiêu chí số 20 về dịch vụ công. Đây là tiêu chí cải cách hành chính, có bộ phận 1 cửa tiếp nhận và trả kết quả cho người dân tại các xã. Hiện có 100% các xã đã đạt tiêu chí này ở mức độ 2. Chính sự đồng thuận của người dân là mấu chốt để tạo nên những thành tích trong xây dựng NTM của TP.Cần Thơ, người dân không những góp công sức, hiến đất, ngày công lao động mà còn đóng góp tiền. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp và nhà tài trợ trong xây dựng NTM” – bà Kim Cương thông tin thêm.
Rút ngắn khoảng cách nông thôn – thành thị
Cũng theo bà Cương, năm 2011 thu nhập bình quân của vùng nông thôn là khoảng 13 triệu đồng/45 triệu đồng bình quân của thành phố (thấp hơn khoảng 3 lần); hiện nay thu nhập bình quân của vùng nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/ 69 triệu bình quân của thành phố (tương đương một phần hai). Có thể thấy từ việc phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển cầu, đường, nạo vét kênh mương, thủy lợi và đê bao sản xuất đã có được sự tăng lên về thu nhập, rút ngắn khoảng cách nông thôn, thành thị.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho hay: “Hiện nay, huyện đã có 5/9 xã được công nhận NTM, dự kiến cuối năm nay sẽ có thêm xã Thạnh Quới được công nhận NTM. Vĩnh Thạnh là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn sẽ tiếp tục nâng cao phát triển vùng sản xuất lúa, lúa xen canh màu; đồng thời tùy vào điều kiện của mỗi xã sẽ kết hợp xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản hiệu quả. Hiện huyện có 18 hợp tác xã nông nghiệp, có 59 cánh đồng lớn sản xuất lúa”.
Được biết, tháng 3.2016, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) chính thức khởi động. Tại TP.Cần Thơ, VnSAT được triển khai trên địa bàn 3 huyện, với 16 xã tham gia, mục tiêu là giúp nông dân áp dụng công nghệ sản xuất lúa tiên tiến, lợi nhuận tăng thêm 30%, giá trị sản xuất vùng lúa ĐBSCL tăng thêm từ 40-60 triệu USD/năm.
Ông Nguyễn Ngọc Hè – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ chia sẻ: “Dự án giúp nâng cao cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, nâng cao năng lực quản lý của các tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao… Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, qua đó giúp các xã có điều kiện hoàn thành các tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, giảm tỷ lệ hộ nghèo”.
Trong thời gian tới thành phố tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí theo hướng nâng cao các tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã được công nhận NTM; hạ tầng cơ cở nông thôn đạt 100%; thu nhập của người dân nông thôn đạt 2/3 bình quân của thành phố; phấn đấu công nhận huyện Vĩnh Thạnh là huyện NTM vào năm 2018.
Theo Dantri
Cây keo, cây sắn "kéo" xã nghèo vươn lên
Những năm qua, trồng rừng và cây sắn tại Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam) được tập trung phát triển, hai loại cây nguyên liệu này đã trở thành cây sản xuất chính, có giá trị kinh tế cao, đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhanh chóng.
Thế mạnh về rừng
Ông Trần Hữu Ninh - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp cho biết, là xã miền núi của huyện Quế Sơn nên đời sống của đại bộ phận nhân dân trước đây gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, những năm gần đây, bà con nhân dân trên địa bàn đã mạnh dạn đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng theo hướng hàng hóa và phát triển kinh tế gia trại, trang trại chăn nuôi kết hợp để nuôi gà, bò, heo... đã giúp cho đời sống của nhân dân ngày càng khấm khá hơn trước rất nhiều.
Nhờ vào kinh tế rừng mà nhiều hộ nông dân của xã Quế Hiệp đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả. Ảnh: Đ.N
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ gần 9 triệu đồng, nhưng đến nay đã tăng lên gần 22 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh". Ông Trần Hữu Ninh -
Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp
"Toàn xã có 5 thôn, diện tích tự nhiên gần 4.019ha, trong đó có gần 2.709ha diện tích đất rừng, rừng sản xuất 1.512ha, với 1.100 hộ tham gia trồng rừng. Trước đây có rất nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ hoang, song hiện nay đã được người dân tận dụng để trồng rừng và trồng sắn. Diện tích rừng chủ yếu tập trung ở thôn Nghi Sơn, Lộc Đại... Xác định keo nguyên liệu là cây sản xuất chủ lực, là cây phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu của Quế Hiệp để góp phần giảm nghèo bền vững, vì vậy trong những năm qua, địa phương khuyến khích bà con nhân dân đẩy mạnh trồng rừng và mở rộng diện tích. Nhờ làm tốt công tác này, những mảnh đất rừng cằn cỗi ở Quế Hiệp bây giờ đã được phủ lên một màu xanh mơn mởn của rừng keo..." - ông Ninh chia sẻ.
Trao đổi với NTNN, ông Đinh Hữu Hoàng - Trưởng thôn Nghi Sơn cho hay, toàn thôn có 165 hộ, với diện tích 917ha, trong đó rừng sản xuất gần 300ha trồng keo nguyên liệu và hầu như nhà nào cũng có trồng keo. Nhờ có giá trị kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên cây keo đang trở thành cây giảm nghèo bền vững của người dân Nghi Sơn.
"Hiện nay, có hộ trồng vài ha, cũng có nhiều hộ trồng 10-15ha và có thu nhập lớn, bình quân 100 - 110 triệu đồng. Nhờ trồng rừng mà nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có những hộ trồng rừng nhiều kinh tế gia đinh ngày càng khá giả..." - ông Hoàng chia sẻ.
Đẩy mạnh xây dựng NTM
Theo ông Trần Anh Toàn - Phó Chủ tịch xã Quế Hiệp, kinh tế rừng luôn được chính quyền địa phương và bà con nhân dân xác định là thế mạnh nên thời gian qua đã được tập trung phát triển và tạo đột phá với giá trị kinh tế từ rừng chiếm phần lớn tổng giá trị ngành nông nghiệp, góp phần cải thiện tích cực đời sống nhân dân. Đặc biệt, ngày càng có nhiều hộ thu nhập 70 - 80 triệu đồng/năm từ kinh tế rừng.
"Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong 5 năm qua, Quế Hiệp còn tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trụ sở làm việc, công trình điện... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã nhà..." - ông Ninh cho biết thêm.
Theo ông Ninh, qua công tác vận động, tuyên truyền, phong trào đóng góp sức người, ngày công lao động, hiến đất làm đường diễn ra rộng khắp trên địa bàn. Đường giao thông trục xã, liên xã đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn được 7,9km, mở mới được 13 tuyến giao thông nội đồng với tổng chiều dài 6,55km, với tổng số đất hiến là 26.200m... Đặc biệt, người dân tham gia hưởng ứng tích cực, thiết thực để chỉnh trang tường rào cổng ngõ, di dời chuồng gia súc, hiến đất, vật kiến trúc để làm giao thông nông thôn, giao thông nội đồng...
Đến nay, Quế Hiệp đã hoàn thành được 11 tiêu chí nông thôn mới và xã đang tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí khác theo đúng lộ trình đặt ra...
Theo Danviet
Xây dựng NTM ở Nga Sơn: Nhiều cách làm, một mục tiêu Với xuất phát điểm thấp và các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần nguồn vốn lớn, nhưng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đột phá phong trào Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Nga Sơn đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết...