Tay chơi xe số 1 showbiz Việt và dàn mui trần không nhớ nổi tên
Dù rơi vào cảnh khó khăn nhưng nam diễn viên từng sở hữu bộ sưu tập xe đáng nể lên tới 46 chiếc mà chính anh cũng không nhớ nổi tên.
Với tốc độ mỗi đêm chạy 7-9 show vào những năm 1990, thu nhập của danh hài Bảo Chung được ông đầu tư vào chơi xe thể thao và buôn bất động sản. Nhưng nghệ sĩ kinh doanh có mấy ai thành công, nên chỉ một thời gian, Bảo Chung đã nếm “quả đắng” vì vỡ nợ. Cũng vì lý do này mà ông quyết định rời Việt Nam qua Mỹ để làm lại cuộc đời. Dù ra nước ngoài sinh sống nhưng nam diễn viên vẫn giữ niềm đam mê xe hơi. Một trong 2 chiếc xe Bảo Chung vẫn thường sử dụng trước đây là Mercedes Smart Roaster khá hiếm tại Việt Nam.
Một chiếc xe khác rất được ông yêu thích là Audi TT 2 chỗ mui trần màu đỏ
Mẫu xe ra mắt tại triển lãm Paris Motor Show 2014 với giá từ 37.900 EUR, tương đương 48.728 USD.
Trở lại Mỹ anh tiếp tục tậu thêm một loạt xe mui trần trong đó có bộ 3 Lexus IS250C gồm 3 màu đỏ, vàng, trắng.
Tại Mỹ, IS 250C có giá dao động trong khoảng 49.900 – 57.900 USD, tùy từng lựa chọn. Còn về Việt Nam, mẫu xe này được trang bị khá đủ option và có giá khoảng 115.000 USD.
Điểm Bảo Chung yêu thích nhất ở dòng xe này là phong cách thiết kế ngoại thất mới mẻ với những nét kết hợp độc đáo giữa hai dòng xe mui trần và coupe. Bên cạnh đó IS250C có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 9 giây cùng động cơ 2.5 lít và đạt vận tốc tối đa 210 km/h.
Ngoài ra, ông còn khá yêu thích những chiếc xe Plymouth Prowlercó màu vàng với kiểu dáng độc lạ.
Dù nam diễn viên mua với giá khá cao nhưng chiếc xe không được ông sử dụng nhiều vì khó điều khiển.
Dù không chia sẻ giá trị bộ sưu tập nhưng Bảo Chung vẫn tiết lộ chiếc xe đắt nhất và được yêu thích nhất của anh là Ferrari 430 Spider màu đen. Ra mắt thị trường xe hơi vào năm 2007 siêu xe tới từ Italia có mức giá lên tới 220.000 USD. Ở thời điểm đó Ferrari 430 Spider được đánh giá cao khi sử dụng động cơ V8 4.3L, công suất cực đại 490 mã lực và chỉ mất 3,5 giây để tăng tốc lên 97km/h – và là mẫu xe nhanh thứ 3 của Ferrari, đứng sau siêu xe Enzo Ferrari/FXX và 599 Fiorano.
Theo Danviet
Bảo Chung: Vì tham 5000 đồng mà trở thành danh hài
"Tôi đem hai tiểu phẩm giúp mình giành giải Đệ Nhất danh hài đi diễn tiệc cưới nhưng không ai cười. Tôi diễn tới đâu, mồ hôi tuôn tới đó", nghệ sĩ Bảo Chung nhớ lại.
Danh hài Bảo Chung xuất thân là kép chính của bộ môn nghệ thuật cải lương. Dù vậy, tấu hài mới là lĩnh vực đưa tên tuổi Bảo Chung lên như ngày hôm nay.
Nghệ sĩ lúc chưa có tên tuổi ai cũng rất khổ
Thời còn đi hát cải lương của anh như thế nào?
Tôi có nhiều kỷ niệm vui lắm, toàn sự cố thôi. Lúc đó, tôi chưa có tên tuổi và đang hát chính ở đoàn Hậu Giang. Bữa đó sân khấu tối thui mà có cảnh bay lên không trung.
Vì tối quá, tôi rút nhầm sợi dây mão đội đâu. Tưởng mình rút đúng dây rồi nên phi lên, nào ngờ rơi xuống dưới sân khấu chỗ khán giả ngồi. Mọi người trong đoàn nhao nhao "đâu rồi đâu rồi", còn khán giả thì la lên hỏi "sao không, sao không".
Đi diễn, các nghệ sĩ khác hay về nhà dân ngủ còn tôi thích ngủ ở sân khấu. Khi còn hát cho đoàn Bảo Toàn miền Trung, một lần diễn xong tôi dải chiếu xuống gầm sân khấu ngủ.
Nửa đêm trời đổ mưa lớn, tôi ngủ say không biết. Tôi có thói quen khi ngủ phải đắp chăn và trùm kín đầu. Đang ngủ thấy ngộp thở quá, mở chăn ra, quơ tay thì thấy xung quanh toàn nước. Tôi mệt quá, lại làm biếng nên kệ cho ngập, ngủ tiếp. Vậy mà cũng ngủ được.
Hình như nghệ sĩ nào khi chưa có tên tuổi cũng đều trải qua không ít gian khổ?
Chẳng có ai tự động sung sướng đâu bạn. Tất cả những người nghệ sĩ lúc chưa có tên tuổi đều rất khổ. 100 người như 1. Chính vì thế khi nổi danh, tôi ưa giúp đỡ những nghệ sĩ khó khăn.
Có anh bầu show kia nghèo lắm. Khi tôi đã nổi tiếng, anh ấy mời tôi xuống hát. Về tới nơi, nhìn cái sân khấu là tôi chóng mặt. Sân khấu nhỏ xíu, chỉ chừng 3, 4 mét vuông. Dàn trống thì bị hư, đánh kêu bụp bụp, beng beng. Tôi nghe mắc cười quá, diễn không được
Hài Bảo Chung: Tuyển chọn ca sĩ
Nhiều người bán đĩa lậu video "Mưa bụi" cũng mua được mấy căn nhà
Đang là anh kép cải lương bỗng nhiên anh rẽ sang hài. Câu chuyện đó là như thế nào, thưa anh?
Hồi đó tôi là một trong 3 kép chính ở đoàn Bảo Toàn miền Trung. Tuy kép chính nhưng tôi ưa giỡn chọc ghẹo mọi người. Một lần, anh Vũ Đức chuyên đóng hề trong đoàn xin nghỉ phép về Sài Gòn. Ông bầu Bảo Toàn nhờ tôi đóng thế.
Ngày đó, một đêm diễn là 15.000 đồng. Ông bầu nói, nếu Bảo Chung chịu diễn thế Vũ Đức thì sẽ trả thêm 5.000 đồng là hai chục. Vì ham 5.000 mà tôi nhận lời. Có lẽ được Tổ đãi, tối đó khán giả cười rần rần. Cũng từ đó, tôi hát vai hề luôn.
Sau đó, tôi về đoàn Sài Gòn 1, Sài Gòn 3 và gặp anh Văn Chung, Bảo Quốc. Số tôi đi đâu cũng được người ta thương nhận làm đệ tử, con nuôi. Hồi mới về đoàn, không có tuồng nên tôi ngồi coi mấy anh trong đoàn hát. Không những thuộc tuồng mà tôi nhiễm anh Văn Chung hồi nào không hay.
Một lần anh Văn Chung đi show, tôi được diễn thế. Trưởng đoàn thấy tôi hát y Văn Chung thì bắt đầu để ý. Từ sau đó, tôi có uy tín dần và được anh Văn Chung nhận làm đệ tử.
Tại đây, tôi nổi lên với vở "Chắp cánh chim bằng". Sau đó, về đoàn Trần Hữu Trang, tôi nổi thêm vai trưởng ấp trong vở "Bài ca tìm mẹ". Một đêm diễn là 50.000 đồng.
Đang diễn ở Trần Hữu Trang tôi được bầu show Duy Ngọc gọi đi tấu hài. Một đêm diễn hai tụ điểm, mỗi tụ điểm 50.000 đồng. Vì ham số tiền gấp đôi hát cải lương nên tôi đi tấu hài.
May mắn là tôi có năng khiếu viết kịch bản nên khi Tùng Lâm nghỉ ở Trần Hữu Trang thì hai anh em ráp vô tấu hài hát liên khúc.
Thời đó tấu hài chỉ là hai người nói qua nói lại, chính tôi là người chế thêm liên khúc vào như Tình xa, Cò nhà và được khán giả rất thích.
Khi "Mưa bụi" ra mắt, tên tôi bắt đầu nổi lên. Đó là năm 1993, băng video ca nhạc đầu tiên được bán ra ngoài thị trường. "Mưa bụi" được khán giả yêu thích đến mức nhiều người bán đĩa lậu cũng mua được mấy căn nhà ở Sài Gòn.
Không buồn khi là Đệ Nhất danh hài nhưng không được đồng nghiệp công nhận
Cái tên Bảo Chung một thời rất được khán giả miền Bắc ái mộ, hẳn là anh cũng đi diễn miền Bắc không ít. Nhưng nghệ sĩ miền Nam nào lần đầu ra Bắc diễn cũng bị khớp, hụt hẫng vì khán giả không nghe, không hiểu. Anh có vậy không?
Nhiều lắm. Hồi đỉnh cao của "Mưa bụi", một năm tôi diễn miền Bắc 6 tháng, Sài Gòn 3 tháng và 3 tháng đi nước ngoài. Tôi, anh Duy Phương, Hồng Vân, Tài Linh, Đình Văn là được khán giả thích nhất.
Mỗi lần ra Bắc diễn là đều phải có tiểu phẩm mới nhưng gặp rất nhiều sự cố.
Đúng như bạn nói, những danh hài ở miền Nam quen nói nhanh đến khi ra Bắc diễn nói khán giả không nghe được, không ai hiểu nên không ai cười.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên đem tiểu phẩm "Bao Công Kỳ cục án" ra Vinh diễn. Suốt 15 phút, khán giả không ai cười. Đêm sau là diễn ở Hà Nội mà cứ tình hình này thì nguy to. Diễn xong, tôi buồn lắm, thức sáng đêm không ngủ được.
5 giờ sáng tôi qua đánh thức Tấn Hoàng dậy. Hai anh em xuống dưới ngồi uống trà và bàn về kịch bản. Phải viết lại, phải dựng lại, làm thêm cái kiệu đi bằng chân có ô của em bé che bên trên lúc Bao Công thăng đường. 7 giờ sáng chúng tôi lên xe ra Hà Nội để tối diễn.
Kiệu không có người khiêng, tôi tự bê đi ra. Chắc tổ nghiệp thương, tôi vừa bước ra sân khấu, khán giả cười vỗ tay không ngớt, phải tầm 5 phút sau tôi mới diễn được. Tinh thần lên, tôi diễn duyên dáng suốt 5 đêm ở Hà Nội.
Diễn cho người Bắc xem, lâu lâu mình phải biết chêm vô mấy từ của người Bắc như "vô tư", "ông này tinh tướng nhỉ", khán giả rất thích, vỗ tay rần rần.
Đêm thứ 6, chúng tôi diễn phục vụ cho bác Võ Văn Kiệt xem. Bác thích lắm. Báo chí khen ngợi. Về Sài Gòn, rạp Hòa Bình nghe báo chí khen quá mời diễn 3 đêm liên tiếp. Báo chí tới lăng xê. Tôi đem kịch bản này đi thi Danh hài TPHCM và dành Huy chương vàng - Đệ Nhất danh hài năm 1999-2000.
Ở miền Nam có hai người được cả khán giả và đồng nghiệp xưng tụng Đệ Nhất danh hài và Đệ Nhị danh hài là NSƯT Bảo Quốc và nghệ sĩ Duy Phương. Bản thân anh hai lần đạt huy chương vàng cuộc thi Danh hài TPHCM năm 1996 và năm 2000 nhưng đồng nghiệp không ai gọi anh bằng danh xưng Đệ Nhất danh hài. Anh có chạnh lòng không?
Về cảm xúc cá nhân, tôi không buồn vì bản thân tôi không thích danh xưng đó cũng như tôi không thích danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Nếu thích, tôi đã là Nghệ sĩ ưu tú lâu rồi nhưng tôi không muốn mình bị ràng buộc, bị áp lực lên sân khấu sẽ mất duyên.
Tôi cũng sợ người ta gọi mình là Đệ Nhất danh hài dù tôi hai lần đạt huy chương vàng cuộc thi đó. Tôi luôn coi anh Bảo Quốc như người anh cả mà tôi ái mộ. Nghệ danh Bảo Chung của tôi được ghép từ tên của anh Bảo Quốc và thầy tôi - nghệ sĩ Văn Chung mà ra.
Các bầu show mời tôi đều ghi Danh hài hải ngoại Bảo Chung hoặc Đệ Nhất danh hài Bảo Chung, tôi đã nói họ đừng ghi như vậy nhưng không được. Bầu show nói để họ còn bán vé thì mình đành chịu.
Khi báo chí phỏng vấn, tôi cũng luôn dặn đừng ghi Đệ Nhất danh hài, tôi không muốn làm mất lòng ai.
Đệ Nhất danh hài vẫn đi diễn tiệc cưới
Khi thành danh có tên tuổi hầu như chẳng nghệ sĩ nào chịu đi hát, đi tấu hài ở đám cưới. Còn anh thì ngược lại. Lần đầu tiên đi diễn ở đám tiệc của anh như thế nào?
Hồi đó anh Duy Phương làm bầu show. Anh nhận hai tiệc cưới ở Chợ Lớn và mời tôi. Tôi đem hai tiểu phẩm giúp mình giành giải Đệ Nhất danh hài đi diễn nhưng không ai cười.
Tôi diễn tới đâu, mồ hôi tuôn tới đó. Tôi nói với anh Duy Phương "Em diễn không hay hay sao mà không ai cười"? Anh Duy Phương bảo "Diễn đám tiệc là để lấy tiền. Kệ đi, hát kiếm tiền đi".
Qua đám tiệc thứ hai cũng y chang. Mọi người không ai cười. Lúc đó tôi hụt hẫng lắm và rất sợ. Mình đang diễn sân khấu quen khán giả cười quá trời mà diễn đám tiệc không ai cười tiếng nào.
Sau lần đó, tôi không nhận diễn đám tiệc nữa.
Chẳng phải hiện tại anh đang diễn sự kiện nhiều hơn cả sân khấu ư?
Đúng. Khi về Việt Nam, sân khấu không còn. Cả Sài Gòn chỉ có mỗi Trống Đồng hoạt động, tôi phải chấp nhận đi event, đám tiệc để được làm nghề. Và thực sự thì diễn sự kiện như vậy lương rất cao, gấp đôi, thậm chí gấp 5 lần diễn sân khấu nên mình phải đi chứ.
Sau này, tôi ngộ ra một điều. Thứ nhất khách đám tiệc lần đó là người Tàu, mình nói nhanh quá, họ không nghe kịp. Thứ hai, diễn đám tiệc, họ mải ăn, mải nói chuyện, thậm chí quay lưng lại với sân khấu thì việc họ không cười là bình thường.
Mới đây, tôi đi diễn một đám tiệc cưới hơn 1.600 khách. Tôi vừa đến, khán giả bu lại xin chụp hình, hỏi thăm. Tôi cười mỏi miệng. Họ phải thương mình thì mới như vậy nhưng lúc diễn cũng chẳng ai cười. Không phải mình diễn dở mà là miệng họ đang ngậm thức ăn thì không thể rần rần như lúc mình diễn sân khấu được.
Bù lại tôi nhận được những niềm vui khác. Chẳng hạn, chủ nhân đám tiệc rất vui. Họ hãnh diện vì đám cưới của họ có ngôi sao để lưu lại làm kỷ niệm trong album ảnh và video.
Danh hài Bảo Chung ngồi ghế nóng gameshow.
Hay diễn ở dưới quê, khách khứa tuy ăn uống không cười nhưng lối xóm nghe có Bảo Chung về, họ kéo lại xem rất đông. Họ đứng ngoài rìa coi, tiếng cười vọng lên làm mình rất có hứng diễn.
Khi hiểu được tâm lý như vậy thì không còn sợ diễn đám tiệc nữa mà xem nó là công việc của mình.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Theo Trí Thức Trẻ
Danh hài Bảo Chung: Một ngày kiếm vài cây vàng đưa vợ giữ hết "Thời hoàng kim, tôi làm một đêm mấy cây vàng nhưng đưa vợ giữ hết, mỗi ngày xài chưa hết 100.000 đồng", danh hài Bảo Chung kể. Tôi gặp danh hài Bảo Chung tại một quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ giữa buổi chiều khá nóng của Sài Gòn. Trước mỗi câu hỏi của tôi, anh đều nhấp một ngụm trà,...