Tay chơi “gãy cánh” tỉnh mộng khi “lưỡi hái tử thần” kề cổ
“Em cũng bị nhiễm HIV rồi. Nhưng em không trách anh. Vợ chồng thì phải cùng nhau chia sẻ hoạn nạn. Em chỉ cần anh gắng cải tạo tốt để về với gia đình”. Cả cuộc đời tôi, từ khi biết nhận thức, tôi chưa bao giờ nghe lời bố mẹ khuyên lấy một câu. Thế nhưng lần này, khi đọc lá thư ngắn ngủi của vợ, lần đầu tiên trong đời, tôi đã khóc vì một điều đơn giản như thế.
Có thể khi các bạn đọc những câu chuyện về cuộc đời tôi, tôi đã không còn trên đời này nữa. Tôi đang ở những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, khi căn bệnh thế kỷ đang giày vò, hành hạ tôi nhiều hơn bao giờ hết. Không ai còn nhận ra tôi một kẻ từng dấn thân vào giới giang hồ với khao khát trở thành “anh chị”, ngoại trừ những hình xăm kín mít trên da thịt. Giờ đây, tôi nằm thoi thóp trên giường bệnh của bệnh xá dành cho phạm nhân trong trại giam, thều thào từng câu đầy khó nhọc và thậm chí chẳng thể bước đi. Nhưng dù đau đớn thế nào, tôi vẫn nhớ một cách rành mạch, dù rất khó nhọc, câu chuyện về cuộc đời tội lỗi của mình, cùng với nỗi ân hận khôn nguôi về người vợ tội nghiệp của tôi, người đã vì tôi mà phải chịu chung căn bệnh HIV – AIDS đầy oan nghiệt, người đã tha thứ và yêu thương tôi ngay cả trong tột cùng của đau đớn và bất hạnh.
“Giấc mơ” giang hồ không thành
Tôi vừa được đưa từ bệnh viện về sau một thời gian dài điều trị bệnh lao do AIDS và đủ các loại bệnh tật khác xâm nhập khi cơ thể đã mất gần như toàn bộ sức đề kháng. Dù bác sĩ nào cũng nói lời động viên với tôi rằng, bệnh tình của tôi rồi sẽ ổn, nhưng có lẽ tất cả mọi người, kể cả các bác sĩ cũng như chính tôi đều hiểu rằng, điều gì phải đến cuối cùng cũng sẽ đến, và cái ngày đó có lẽ cũng không còn xa. Bởi tôi đã có 10 năm kể từ khi biết mình đang mang trong người những con virus chết người, cũng là 10 năm tôi sống chung với căn bệnh đáng sợ đó, 10 năm tôi chiến đấu với nó, để giành giật từng ngày sự sống của mình.
Bất cứ ai gặp tôi lần đầu đều không thể không chú ý đến những hình xăm kín da, kín thịt. Từ hổ, báo, đến gươm, đao, súng ống và đàn bà khỏa thân, bất cứ hình nào tôi thích, tôi đều xăm lên người. Mỗi hình xăm đánh dấu một lần tâm trạng tôi “lên đỉnh”. Cực vui tôi cũng xăm, cực buồn tôi cũng xăm, túc giận và hận thù, hay sau mỗi lần phê thuốc, tôi cũng xăm. Đó là cái sở thích mà tôi có từ cái thuở còn vùng vẫy chốn giang hồ. Tôi xăm nhiều đến nỗi bây giờ, chỉ trừ gương mặt là còn nhìn thấy màu da thật, còn lại trên thân thể tôi đâu đâu cũng chỉ thấy màu mực xăm. Thông thường, các bệnh nhân bị nhiễm HIV khác khi bước vào giai đoạn cuối đều có triệu chứng bị lở loét ngoài da, nhưng riêng tôi không bị. Bởi các hóa chất có trong mực xăm đã khiến cho chẳng thứ mụn nhọn nào có thể mọc lên được trên cơ thể tôi. Ngày xưa, cái cơ thể đầy hình xăm này đã từng là niềm tự hào của tôi. Nhưng bây giờ, khi đã cảm nhận được tử thần đang ở rất gần mình, những hình xăm trên cơ thể lại khiến tôi không thôi ám ảnh. Nó như những hình nhân nhảy múa, gợi tôi nhớ lại về một thời quá khứ đầy sai lầm của mình.
Tôi bỏ học, dấn thân vào cuộc sống giang hồ từ khi vẫn còn ở tuổi vị thành niên. Ngày đó, tôi ham chơi, đua đòi, liều lĩnh và thích phá phách đến nỗi cha mẹ tôi cũng đành đứng nhìn tôi trượt dài trong sự hư hỏng mà bất lực, chẳng làm được gì. Trên cái đà trượt đó, tôi bắt đầu được theo “học việc” các đàn anh trong giới giang hồ, chuyên có nhiệm vụ bảo kê cho các nhà hàng, quán bar. Sống trong cái thế giới đầy cạm bẫy và tội lỗi đó, tôi trở thành một con nghiện khi chưa bước qua tuổi 20.
Khi ấy, tôi chẳng nghĩ việc nghiện ma túy là xấu xa, nguy hiểm. Bởi tôi luôn nghĩ rằng, muốn trở thành một “tay chơi” thứ thiệt, muốn khẳng định “số má” trong giới giang hồ, thì trước tiên, tôi phải biết đủ các ngón nghề ăn chơi, trong đó có 2 cái quan trọng nhất là ma túy và đàn bà. Cái sở thích xăm mình của tôi cũng xuất phát từ việc tôi thấy các “đại ca” đều sỡ hữu không ít các hình xăm trên người. Tôi vạch mục tiêu cho đời mình, là đến ngoài 20 tuổi, đã phải “lẫy lừng” trong “thế giới ngầm”. Nhưng cuối cùng, tôi chỉ kịp nghiện ma túy, kịp xăm mình và kịp thực hiện vài vụ cướp giật lẻ tẻ trước khi “hạ cánh” trong tù và phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Cái giá quá đắt cho “ước mơ” trở thành giang hồ của mình.
Video đang HOT
Những ngày đầu tiên phát hiện ra mình bị nhiễm HIV, tôi thậm chí không tin nổi đó là sự thật. Tôi nghiện ngập, hút chích và thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm chung với các bạn nghiện của mình. Nhưng tôi tuyệt nhiên không bao giờ nghĩ rằng, mình có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tôi cứ đinh ninh tôi sẽ là ngoại lệ, bởi tôi có một niềm tin bất diệt, là một ngày nào đó, mình sẽ trở thành đại ca lừng lẫy chốn giang hồ. Chính vì thế, khi cái niềm tin kia của tôi bị “gãy cánh”, khi tôi biết mình mang trong mình căn bệnh không lối thoát, thì tôi hoàn toàn tuyệt vọng, như một con thú bị dồn vào bước đường cùng. Khi ấy, tôi đã khóc như một đứa trẻ vừa sợ hãi, vừa oan ức, dù tôi biết việc hậu quả này hoàn toàn là do tôi gây ra, nên tôi phải gánh chịu mà chẳng thể trách móc ai.
Ảnh minh họa
Chiến đấu với bệnh tật vì niềm tin vào nụ cười của vợ
Nỗi tuyệt vọng khi biết tin mình bị nhiễm HIV đã khiến tôi gây ra nhiều chuyện nông nổi. Thời gian đầu, tôi chẳng còn thiết sống nên kiên quyết không chịu uống thuốc theo phác đồ điều trị của các bác sĩ hướng dẫn. Có lần, trong lúc cùng quẫn và thiếu tỉnh táo, tôi còn nảy ra ý định vượt ngục. Kiếm được một miếng kim loại mỏng, tôi cứ hùng hục cưa từ đêm này sang đêm khác, mỗi đêm cưa một tí, rồi sáng hôm sau lại tìm cách ngụy trang và cưa để cán bộ trại không phát hiện ra. Nhưng âm mưu của tôi chẳng qua mắt được các cán bộ trại. Cưa được vài đêm như thế thì tôi bị phát hiện và lại đeo thêm một án kỷ luật nặng.
Thế nhưng, câu chuyện tuyệt vọng đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Vì giờ đây, dù vẫn ở trong nỗi ám ảnh bệnh tật, tôi đã biết suy nghĩ hơn nhiều và được các bác sĩ đánh giá là một trong những phạm nhân HIV có sức chiến đấu bền bỉ nhất với căn bệnh thế kỷ này. Tôi không biết chính xác tôi nhiễm bệnh từ khi nào, nhưng tính từ thời điểm phát hiện bệnh đến nay đã 10 năm, tôi vẫn chưa bị thần chết khuất phục. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, một người bệnh nhiễm HIV duy trì được sự sống của mình ngắn hay dài còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tinh thần của họ. Đã có trường hợp một phạm nhân mới nhiễm HIV giai đoạn đầu, nhưng vì nhận được tin buồn về gia đình mà suy sụp rồi chết sau đó 2 tháng. Trường hợp của tôi thì ngược lại. Ngoài sự hỗ trợ của các loại thuốc theo phác đồ điều trị, tôi chống đỡ được với bệnh tật cho đến ngày hôm nay là nhờ công lao rất lớn từ sự chăm sóc của gia đình và tình yêu của vợ mình.
Vợ tôi là con gái nhà lành, được bố mẹ tôi nhờ mai mối, hỏi về làm vợ cho tôi, với hi vọng có vợ con vào, tôi sẽ thức tỉnh, sẽ tu chí và quay lại con đường lương thiện. Nhưng điều đó chẳng bao giờ thành hiện thực. Tôi không những không hoàn lương, mà còn lây bệnh cho vợ lúc nào không biết. Những ngày mới biết mình bị nhiễm HIV, biết mình bị thì gần như chắc chắn vợ mình cũng sẽ không tránh được, nên phải thu hết can đảm, tôi mới dám báo tin cho gia đình và vợ biết. Cô ấy lên thăm tôi trong tù, tôi không dám ra gặp, vì tôi còn mặt mũi nào đối diện với người vợ hiền lành, chẳng làm gì nên tội nhưng vì tôi mà bị vạ lây. Tôi không đủ can đảm đối diện với cô ấy, cũng vì tôi đinh ninh rằng, nếu gặp mặt, tôi sẽ bị nguyền rủa, chửi mắng. Nhưng mọi việc lại không diễn ra như thế. Có một buổi chiều, khi tôi đang ngồi bần thần trong khuôn viên trại giam, thì nhận được thư vợ. Vợ tôi ít học, chẳng viết được gì nhiều, chỉ nghuệch ngoạc được vài dòng: “Em cũng bị nhiễm HIV rồi. Nhưng em không trách anh. Vợ chồng thì phải cùng nhau chia sẻ hoạn nạn. Em chỉ cần anh gắng cải tạo tốt để về với gia đình”. Cả cuộc đời tôi, từ khi biết nhận thức, tôi chưa bao giờ nghe lời bố mẹ khuyên lấy một câu. Thế nhưng lần này, khi đọc lá thư ngắn ngủi của vợ, lần đầu tiên trong đời, tôi đã khóc vì một điều đơn giản như thế. Bức thư đó đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ, thay đổi tính tình và tự hứa với lòng mình phải quyết tâm chiến đấu với bệnh tật cho đến khi nào không thể nữa.
Giờ đây, tôi vẫn ở trong trại giam, nên hai vợ chồng tôi vẫn phải xa nhau và đều phải chiến đấu với bệnh tật hành hạ trong người. Đã có thời kỳ tôi ốm chỉ còn da bọc xương, thân hình vạm vỡ nặng gần 70kg của tôi ngày xưa sút xuống chỉ còn hơn 40kg. Nhưng chỉ cần một chuyến vợ tôi lên thăm, mang cho tôi vài gói bánh kẹo, vài hộp ruốc chà bông, nói với tôi vài lời động viên, an ủi, là tự nhiên, sức sống và lòng ham sống lại trỗi dậy trong tôi. Tôi lại kiên trì điều trị theo phác đồ, lại uống thuốc, lại cố gắng động viên mình hi vọng. Nhờ thế mà cân nặng của tôi tăng trở lại. Hai vợ chồng tôi đến với nhau không phải vì tình yêu. Nhưng trong lúc tôi rơi xuống vực thẳm, cô ấy đã không những không bỏ rơi tôi mà còn cứu rỗi cuộc đời tôi. Những lúc tôi suy sụp vì bệnh tật trong trại giam, thì ở ngoài, vợ tôi cũng phải vật vã, đau đớn với bệnh tật không kém gì. Nhưng đều đặn vài 3 tháng một lần, chọn lúc sức khỏe ổn định nhất, đỡ đau yếu nhất, vợ tôi lại lên thăm tôi, để động viên tôi cải tạo, chữa bệnh. Lần nào gặp tôi, cô ấy cũng cười nói rằng: “Anh cố gắng lên. Nhất định anh sẽ có còn khỏe mạnh và trở về với gia đình”.
Các bác sĩ cứ nói tôi là người chiến đấu kiên cường với bệnh tật. Nhưng tôi biết, tôi làm được tất cả những điều đó chính là nhờ nụ cười của vợ. Dù có thể tôi chẳng còn sống đến ngày trở về, nhưng vì có một người vợ can đảm như thế, vị tha như thế, nên tôi chẳng cho phép mình đầu hàng cái chết dù chỉ còn chút hi vọng mong manh nhất. Giờ đây, tôi nuối tiếc rất nhiều thứ, nuối tiếc vì mình không bao giờ còn cơ hội quay lại sửa chữa lỗi lầm, không bao giờ còn cơ hội làm lại cuộc đời, không bao giờ còn có cơ hội tao dựng một mái ấm yên bình với người vợ hiền của mình. Nhưng tôi vẫn biết ơn cuộc đời, vì cho tôi có được một người vợ nhân hậu như thế, người cho tôi biết rằng, tôi – một kẻ phạm tội được yêu thương và tha thứ, người cho tôi biết nuôi hi vọng ngay cả trong tuyệt vọng khốn cùng. Thế là đủ để tôi hạnh phúc và có thể nở nụ cười ngay cả khi vĩnh viễn phải lìa bỏ cuộc đời này….
Theo VNE
Hải Phòng: Một cháu bé tử vong do sốc phản vệ sau tiêm thuốc
Một cháu bé đã tử vong sau khi được tiêm thuốc điều trị viêm phổi ngay tại bệnh viện Nhi Hải Phòng. Lãnh đạo bệnh viên này đã có nhận định sơ bộ về nguyên nhân gây ra cái chết của bệnh nhân là do sốc phản vệ sau tiêm thuốc.
Gia đình bệnh nhân đề nghị bệnh viện làm rõ cái chết của con mình
Theo phản ánh của chị Bùi Thanh Hương và anh Phạm Duy Hợi, bố mẹ cháu Phạm Khánh Nhi (sinh 2008) thì cái chết của nạn nhân có nhiều uẩn khúc. Họ cho biết: "Chúng tôi đưa con tới khám bệnh lúc 10h sáng ngày 19/9, chuẩn đoán bệnh ban đầu là cháu bị viêm phổi thùy và được nhập viện điều trị. Đến 11h15' thì y tá đã tiêm thuốc cho con tôi. Đến khoảng 16h cùng ngày cháu được tiêm tiếp một mũi nữa. Tuy nhiên mũi kim vừa được rút ra thì lập tức con tôi kêu: "Con đau đầu quá, mẹ ơi cứu con với" nói rồi toàn thân cháu tím tái, khó thở mắt trợn ngược".
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tú, Phó giám đốc bệnh viện nhi Hải Phòng được biết: nhận được tin và xác định bệnh nhân Nhi bị sốc phản vệ, bác sĩ trong kíp trực cho cháu bé thở ô xy và tiến hành cấp cứu. Bác sĩ Tú cũng khẳng định đã sử dụng đúng phác đồ phản vệ để xử lý, đảm bảo đầy đủ đúng quy trình tuy nhiên thấy sức khỏe của cháu quá yến nên đã chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu. Đến đêm cùng ngày thì cháu bé bị sốc phản vệ trở lại, các bác sĩ tiếp tục điều trị theo phác đồ và đến 7h30 ngày 20/9 cháu bé tử vong.
Ông Tú cho biết thêm, dựa vào triệu chứng lâm sàng nên phía bệnh viện đưa ra nhận định ban đầu cháu bé bị sốc phản vệ. Hai loại thuốc đã sử dụng tiêm cho cháu Nhi là 2 loại kháng sinh là Gentamixin và Cefotaxin.
Phía lãnh đạo bệnh viện khẳng định, Hội đồng chuyên môn bệnh viện sẽ kiểm tra và làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc cháu Nhi tử vong cũng như làm rõ trách nhiệm của kíp bác sĩ có liên quan.
17h chiều cùng ngày, bệnh viện Nhi đã cho xe ô tổ và hỗ trợ 20 triệu đồng, cử hai bác sỹ đi cùng chở xác cháu bé về nhà lo tang lễ sau khi đã giải thích vận đồng gia đình.
Về phía gia đình nạn nhân đã không đồng ý để cơ quan pháp y giải phẫu thi thể cháu Nhi và vẫn cho rằng con họ tử vong lỗi một phần là do sự tắc trách của bác sỹ bệnh viện này./.
Thu Hằng
Theo Dantri
Cần hoàn chỉnh quy trình chống tai biến sau tiêm chủng Dẫu vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được trong quy định của Tổ chức y tế thế giới về tai biến khi thực hiện tiêm chủng mở rộng cho toàn dân, thời gian vừa qua tai biến khi tiêm vaccine nói chung và vaccine viêm gan B nói riêng xảy ra nhiều và liên tiếp đã làm dư luận hoang mang. Trách...