Tay chân miệng có diễn biến bất thường, cha mẹ cần biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Năm 2023, số ca mắc tay chân miệng tại phía Nam tăng giảm không theo chu kỳ các năm trước. Đến cuối tháng 11, bệnh có xu hướng giảm, nhưng số ca mắc vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2022.
Theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, diễn biến bệnh tay chân miệng năm nay khác biệt so với các năm trước đây. Nếu như các năm trước, dịch sau khi đạt đỉnh sẽ giảm dần sau đó. Trong năm 2023, dịch bệnh tay chân miệng đạt đỉnh vào tuần 23-31 rồi giảm chậm, sau đó tăng lại vào các tuần 41-43. Sau tuần 43, tình hình dịch tiếp tục giảm chậm, nhưng số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Nhận định tình hình dịch còn kéo dài, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các tỉnh thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Sở y tế các tỉnh, thành cần nâng cao năng lực điều trị tại địa phương, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh để bệnh nhi có thể được điều trị sớm nhất và thuận tiện nhất.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn đáng kể. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Biểu hiện tay chân miệng là có ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân..
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh tay chân miệng.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng như loét miệng: Các vết loét thường ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn. Ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ chỉ có loét miệng và mọc ban da trẻ có thể được điều trị và theo dõi trẻ tại nhà. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Vệ sinh răng miệng và thân thể hàng ngày tránh bội nhiễm.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:
Bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.
Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng,
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh lây lan hiệu quả
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh lây theo đường tiêu hóa như ngăn chặn nguồn lây, vệ sinh sạch sẽ là điều rất quan trọng.
Khi phát hiện một số dấu hiệu của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để chẩn đoán đúng bệnh.Nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thườngHiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.Trường hợp bé bị sốt cao, có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ…Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.
Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng, nguội và dễ tiêu hóa
Bên cạnh đó, bố mẹ cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt…Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Xanh Methylen để bôi lên các nốt bỏng nước trên da. Lưu ý cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng nguy hiểm nếu có.
Phòng bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.
Số ca mắc tay chân miệng tại TP HCM có xu hướng giảm
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) số ca mắc bệnh tay chân miệng tại 20 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam cũng như tại TP HCM đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm 2022.
Ảnh minh họa: Vietnamnet
Theo số liệu thống kê của Viện Pasteur TP HCM, tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2023, tại 20 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam ghi nhận 124.345 ca mắc bệnh tay chân miệng, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số ca mắc tay chân miệng ghi nhận tại TP HCM là 44.467 ca, chiếm 35,7%. Như vậy bệnh nhi tay chân miệng từ các tỉnh, thành phố khác đến Thành phố điều trị chiếm 64,3%.
Tình hình diễn biến dịch bệnh tay chân miệng của TP HCM trong năm 2023 tương đồng với diễn biến của khu vực miền Nam. Diễn biến năm nay khác biệt so với các năm trước đây. Nếu như các năm trước, dịch bệnh tay chân miệng sau khi đạt đỉnh sẽ giảm dần sau đó. Trong năm 2023, dịch bệnh tay chân miệng đạt đỉnh vào tuần 23-31 rồi giảm chậm, sau đó tăng lại vào các tuần 41-43. Sau tuần 43, tình hình dịch tiếp tục giảm chậm và số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Nhận định dịch có xu hướng giảm nhưng chưa ổn định, Ngành Y tế TP HCM tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch gồm tăng cường giám sát hoạt động phòng chống tay chân miệng tại các quận huyện, các trường học để phát hiện, xử lý ổ dịch đúng quy định và đẩy mạnh truyền thông phòng chống dịch.
Về công tác điều trị, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực điều trị cho tất cả cơ sở khám, chữa bệnh từ phòng khám đến các bệnh viện tuyến quận, huyện, bệnh viện đa khoa có khoa nhi trên địa bàn Thành phố, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế để tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi ở Thành phố và cả ở các tỉnh thành khác.
Theo số liệu từ 3 bệnh viện Nhi của TP HCM, trong giai đoạn có ca tay chân miệng tăng cao ở khu vực phía Nam từ ngày 1/8 - 31/10/2023, TP HCM tiếp nhận điều trị cho 4.392 trẻ có địa chỉ tại các tỉnh, thành phố khác, chiếm gần 70% số ca tay chân miệng nhập viện điều trị. Trẻ nhập viện đến từ 56 tỉnh, trong đó 10 tỉnh có số lượng nhập viện cao nhất gồm: Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Cần Thơ, Bình Phước.
Trong 2 tuần 46, 47, bệnh tay chân miệng có xu hướng giảm tại TP HCM và cả khu vực miền Nam. Cụ thể, trong tuần 47 (từ ngày 20/11 - 26/11) số trường hợp mắc bệnh ở Thành phố là 1.021, giảm 40,5% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca bệnh giảm, số ca nhập viện cũng giảm theo.
Trong tuần 47, tổng số ca nhập viện là 299 ca, giảm 108 ca so với tuần trước. Bên cạnh đó, dù giảm số lượng nhưng số ca nhập viện có có địa chỉ ở các tỉnh thành khác vẫn duy trì ở mức gần 70%.
Trong số các ca nặng thì gần 85% là trẻ có địa chỉ ở địa phương khác.
Nhận định tình hình dịch còn kéo dài, Sở Y tế TP HCM đề nghị các tỉnh thành khu vực phía Nam cần tiếp tục tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng; sở y tế các tỉnh, thành cần nâng cao năng lực điều trị tại địa phương, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh để bệnh nhi có thể được điều trị sớm nhất và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành cũng lưu ý tăng cường truyền thông đến người dân về khả năng tiếp nhận điều trị bệnh tay chân miệng của bệnh viện tuyến tỉnh để người dân an tâm điều trị tại địa phương.
Đắk Lắk ghi nhận bệnh nhi 2 tuổi tử vong vì tay chân miệng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng. Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này kể từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn. Bệnh nhi tử vong là L.V.T.E (nam, sinh năm...