Tay bé gái biến dạng vì chiếc nịt cao su
Cô bé Nguyệt Nguyệt, 3 tuổi, ở Trung Quốc, vừa được phẫu thuật lấy bỏ chiếc nịt cao su đã ăn sâu vào da.
Theo Sohu, cô bé Nguyệt Nguyệt ngụ tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, sống cùng ông bà nội trong khi bố mẹ đi làm xa ít về nhà. Cuối năm 2018, cô bé thường hay kêu đau tay nhưng ông bà không để ý vì trên tay của cháu chỉ là chiếc nịt cao su nhỏ. Tuy nhiên, vị trí chiếc nịt đó ngày càng sưng to và ăn vào tổ chức da, làm cô bé đau nhức trong nhiều ngày.
Chiếc nịt cao su ăn vào tay bé gái 3 tuổi. Ảnh: Sohu.
Sau khi đưa cháu đến bệnh viện, bác sĩ đã chỉ định mổ cho cô bé ngay lập tức. Trải qua hơn 2 giờ đồng hồ phẫu thuật, chiếc nịt cao su được lấy ra khỏi tay cô bé. Bệnh nhi đã hồi phục nhưng trên tay để lại một vết sẹo vòng khá lớn.
Bác sĩ cho biết thêm để chiếc nịt ăn sâu vào tổ chức da, nếu không phát hiện ra, nó sẽ làm các tổ chức da và mô xung quanh bị viêm, giảm tuần hoàn đầu chi và lâu dần dẫn đến hoại tử. Nếu tình huống này xảy ra, việc cắt chi để bảo toàn các bộ phận khác là khó tránh khỏi.
Để tránh cho trẻ không gặp nguy hiểm, cha mẹ ông bà cần lưu ý khi chăm sóc con:
- Không mặc áo liền mũ có dây rút cho trẻ: Trẻ nhỏ thường hiếu động, chiếc dây rút của chiếc mũ có thể trở thành hung khí gây nguy hiểm cho bé. Năm 2011, một cậu bé 3 tuổi người Thượng Nhiêu, Giang Tây, Trung Quốc tử vong khi chơi cầu trượt. Nguyên nhân chính là chiếc dây rút của mũ mắc vào lan can, khi bé vùng vẫy chiếc dây rút càng chặt hơn dẫn đến tắc thở.
- Không mặc những chiếc quần áo có thể gây nguy hại cho trẻ: Những màu sắc sặc sỡ trên quần áo trẻ em đôi khi lại là hung thủ gây ra một số bệnh về da. Thông thường, thuốc nhuộm chứa các chất hóa học như Fomaldehyd, thuốc nhuộm Azo… khi tiếp xúc lâu với làn da còn nhạy cảm của các bé có thể dẫn đến dị ứng, các bệnh về da.
Video đang HOT
- Không mặc quần áo trang trí những đồ kim loại đinh tán, phụ kiện sắc nhọn: Trẻ nhỏ thường ăn và nuốt những gì có thể cầm được và cho vào miệng nên những vật dụng này thường là đối tượng các bé nuốt xuống bụng. Thông thường, dị vật sẽ được đại tiện ra ngoài nhưng cũng có trường hợp gây thủng ruột, dạ dày.
- Không mua giày có gót quá cao cho các bé: Bàn chân trẻ đang trong quá trình phát triển nên yêu cầu về giày dép cũng đáng được chú ý. Đế giày, dép không cao quá 0,5-1 cm, gót giày, dép cao từ 0,5-1,5 cm. Chiều cao này là phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ.
Theo Zing
Cụ ông 65 tuổi bị xẹp phổi suýt chết sau khi hát karaoke liền tù tì 10 bài giọng cao
Ca hát là hoạt động có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng quá đà rất có thể sẽ phải nhập viện.
Một cụ ông ở miền đông Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi hát karaoke "bằng cả mạng sống".
Trò chuyện với PearVideo, cụ ông họ Hoàng, 65 tuổi ở quận Nam Xương, tỉnh Giang Tây kể rằng mình đã bị đau tức ngực sau khi hát karaoke liền tù tì 10 bài giọng cao.
Các bác sĩ cho hay, vì ông Hoàng đã cố gắng hát đúng những nốt cao khiến phổi bị căng thẳng quá độ.
"Lúc đó tôi đang phấn khích và liên tục ca những nốt rất cao. Ngay sau đó liền bị khó thở..."
Ông Hoàng cảm thấy điều này thật bất thường vì đó toàn là những ca khúc ông đã hát nhiều lần, luôn có thể lên đúng giọng. Nhưng hôm đó, ông bị hụt hơi và đau nhói ở phổi trái.
Tuy nhiên, ông Hoàng bỏ qua sự khó chịu đó và tiếp tục hát, khi trở về nhà cơn đau mới trầm trọng hơn. Lúc được người nhà đưa đến bệnh viện vào sáng hôm sau, các bác sĩ thông báo rằng ông Hoàng đã bị... xẹp phổi.
Bác sĩ họ Đặng đang làm việc tại khoa Cấp cứu của bệnh viện Nam Xương nói với PearVideo rằng, tình trạng này rất nguy hiểm, muộn chút nữa là mất mạng.
"Bệnh nhân này bị xẹp phổi do liên tục gắng sức lên giọng hát nốt cao, khiến các phế nang bị chèn ép", bác sĩ Đặng giải thích.
Ngoài ra, tình trạng này rất phổ biến ở nam giới, đặc biệt là đàn ông trung niên. "Khi đã có tuổi, không nên hát liên tục cả giờ đồng hồ như vậy."
Video về tình huống oái oăm này đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem trên Weibo.
"Ông cụ đã hát bằng cả mạng sống theo nghĩa đen", một bình luận có hàng nghìn likes cho hay.
Phim X-quang của một người bị xẹp phổi
Xẹp phổi là tình trạng chèn ép hoặc tắc nghẽn phổi dẫn đến giảm hay mất khả năng trao đổi khí. Nó có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ phổi. Đặc biệt, nó có thể xảy ra với cả trẻ em lẫn người cao tuổi. Cách nhanh nhất để phát hiện thường là chụp X-quang.
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi bị xẹp phổi mà chúng ta không nên xem nhẹ:
- ho,
- đau ngực (không phổ biến)
- khó thở (nhanh và nông)
- tăng nhịp tim. huyết áp bất thường
- tím tái (dấu hiệu muộn)
Khi có hơn 2 triệu chứng kể trên, cần phải đến bệnh viện khám chữa càng sớm càng tốt.
Theo SCMP/Helino
92 trẻ em bị bỏng rát sau khi dùng miếng dán tăng cường miễn dịch, chuyên gia khuyến cáo không được tự ý dùng! Bệnh viện đã nói với các bậc cha mẹ rằng miếng dán được chỉ định dán ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống chỉ trong vòng 2-4 giờ, nên kiểm tra trẻ thường xuyên vì có thể có phản ứng dị ứng. Nhiều trẻ gặp tác dụng phụ sau khi dùng miếng dán Sanfutie Thông tin đăng tải trên Sixthtone cho biết,...