Tây Ban Nha triển khai lực lượng vũ trang lớn nhất trong thời bình
Số nạn nhân thiệt mạng trong trận lụt lịch sử tại Tây Ban Nha tiếp tục tăng khi lực lượng cứu hộ đang chạy đua thời gian tìm kiếm người mất tích với hi vọng mong manh bởi đã 4 ngày trôi qua kể từ sau thảm họa.
Các phương tiện bị nước lũ cuốn trôi tại tỉnh Valencia, Tây Ban Nha ngày 31/10/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình ngày 2/11, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez xác nhận trận lụt lịch sử đã này cướp đi ít nhất 211 sinh mạng. Số nạn nhân khả năng sẽ tiếp tục tăng do còn nhiều người mất tích và chưa thể xác định con số cụ thể khi hệ thống liên lạc vẫn bị hư hỏng nặng.
Ông Sanchez cho biết chính phủ đã triển khai thêm 5.000 binh sĩ và sĩ quan cảnh sát hỗ trợ lực lượng cứu hộ cứu nạn tìm kiếm người mất tích và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ, cùng với 2.500 nhân lực đã được triển khai trước đó. Ông nhấn mạnh đây là lần triển khai các lực lượng vũ trang lớn nhất tại Tây Ban Nha trong thời bình. Ông cam kết Chính phủ Tây Ban Nha sẽ huy động mọi nguồn lực cần thiết đễ hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả thiên tai.
Video đang HOT
Khu vực Valencia, miền Đông Tây Ban Nha, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ lụt này. Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập lụt, cơ sở hạ tầng bị phá hủy và giao thông bị tê liệt. Người dân địa phương đã phải đối mặt với những khó khăn chồng chất khi thiếu nước sạch, điện và thực phẩm. Ưu tiên của Chính phủ Tây Ban Nha hiện nay là khôi phục trật tự, phát phát hàng cứu trợ đến các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề lũ lụt,…
Trong hoàn cảnh khó khăn, người dân Tây Ban Nha đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Hàng ngàn tình nguyện viên đã đến các khu vực bị ảnh hưởng để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Trung tâm Nghệ thuật và Khoa học Valencia đã được chuyển đổi thành trung tâm điều phối các hoạt động cứu trợ.
Các chuyên gia khí tượng cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt. Đây là thảm họa thiên tai nghiêm trọng nhất tại châu Âu kể từ năm 1967 khi có ít nhất 500 người thiệt mạng trong trận lụt tại Bồ Đào Nha.
Tây Ban Nha áp dụng mô hình 'di cư vòng tròn' với các nước Tây Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/8, Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận với Mauritania và Gambia để tăng cường hợp tác ngăn chặn hoạt động đưa người di cư bất hợp pháp đến châu Âu, và ủng hộ việc di cư có quy định.
Tàu chở người di cư tới đảo Canary, Tây Ban Nha. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ chuyến công du của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đến 3 nước Tây Phi nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề làn sóng người châu Phi di cư bất hợp pháp đến đất nước này.
Cụ thể, Tây Ban Nha đã ký biên bản ghi nhớ song phương về "di cư vòng tròn" với Mauritania và với Gambia lần lượt trong các ngày 27/8 và 28/8. Họ đang thiết lập một khuôn khổ phối hợp cho phép nhập cảnh thường xuyên vào Tây Ban Nha dựa trên nhu cầu lao động. Hoạt động di cư có kiểm soát này được cho là sẽ dành ưu tiên cho thanh niên và phụ nữ. Tây Ban Nha cũng đã ký các văn bản với hai đối tác trên nhằm tăng cường hợp tác chống tội phạm có tổ chức dưới mọi hình thức.
Tây Ban Nha đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng về lượng người di cư bất hợp pháp, chủ yếu qua Quần đảo Canary, cửa ngõ vào châu Âu. Theo Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, từ đầu năm tới nay, đã có 22.304 người di cư từ Tây Phi đến Quần đảo Canary, tăng 126% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 9.864 người). Trong khi đó, trên toàn Tây Ban Nha, con số này là 31.155 người, tăng 66,2 % so với 18.745 người trong cùng kỳ năm ngoái.
Mauritania và Gambia là điểm khởi hành của phần lớn người di cư. Ngoài ra, Senegal, điểm dừng chân thứ 3 và là điểm dừng cuối cùng trong chuyến công du của ông Sanchez, cũng là một điểm dừng khác trên bờ biển Tây Phi, giữa Mauritania ở phía Bắc và Gambia ở phía Nam. Hàng nghìn người đã thiệt mạng khi cố gắng tới châu Âu trong những năm gần đây.
Tây Ban Nha đã cam kết với hai đối tác Tây Phi trong các tuyên bố chung nhằm thúc đẩy "di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên", cũng như "đảm bảo đối xử công bằng và nhân đạo với người di cư".
Dự án thí điểm "di cư vòng tròn" với Mauritania, với thời hạn ban đầu là 1 năm, quy định rằng Tây Ban Nha sẽ thông báo các lời mời làm việc tới Mauritania để lựa chọn ứng viên. Họ sẽ trải qua các cuộc phỏng vấn và kiểm tra, phải xin thị thực và ký hợp đồng, đồng thời cam kết trở về nước khi kết thúc hợp đồng.
Ông Pedro Sánchez cho biết Tây Ban Nha đã áp dụng thành công công thức này với các quốc gia khác.
Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố sẽ công nhận Nhà nước Palestine Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha tuyên bố nước này sẽ công nhận Nhà nước Palestine vào tháng 7/2024, đồng thời bày tỏ tin tưởng sẽ có nhiều quốc gia thành viên khác trong EU công nhận Nhà nước Palestine. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Ảnh: AFP/TTXVN) Phát biểu trước báo giới trong chuyến công du Trung Đông, Thủ tướng Tây...