Tây Ban Nha tống giam hai thủ lĩnh ủng hộ Catalonia ly khai
Hai thủ lĩnh phong trào đòi độc lập cho vùng Catalonia bị giam, không được tại ngoại, trong thời gian chờ điều tra với cáo buộc xúi giục nổi loạn.
Ông Jordi Cuixart (trái) và Jordi Sanchez. Ảnh: Reuters.
Tòa án tối cao Tây Ban Nha hôm 16/10 ra lệnh tống giam thủ lĩnh của hai tổ chức đòi độc lập lớn nhất vùng Catalonia với lý do điều tra tội xúi giục nổi loạn, thể hiện nỗ lực áp đặt quyền kiểm soát của chính phủ trung ương và ngăn chặn phong trào ly khai ở Catalonia, Reuters đưa tin.
Hai người bị bắt gồm Jordi Sanchez, thủ lĩnh Hội đồng Quốc gia Catalonia (ANC), và Jordi Cuixart, thủ lĩnh phong trào Omnium. Phía công tố khẳng hai thủ lĩnh này đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức cuộc biểu tình hồi tháng 9, gây ra đụng độ giữa cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha và những người biểu tình. Cả Sanchez và Cuixart đều không có quyền tại ngoại.
Đây là đợt bắt đầu tiên những thủ lĩnh chủ chốt của phong trào ly khai kể từ cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập cho vùng Catalonia hôm 1/10. Khoảng 200 người đã xuất hiện trước tòa nhà chính quyền Catalonia ở Barcelona để thể hiện sự ủng hộ với Sanchez và Cuixart.
ANC kêu gọi tiến hành thêm nhiều cuộc tuần hành tại Catalonia trong hôm nay. “Tây Ban Nha đã tống giam các lãnh đạo cộng đồng cư dân Catalonia vì tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình. Đáng buồn là chúng ta lại có tù nhân chính trị”, người đứng đầu chính quyền Catalonia Carles Puigdemont tuyên bố.
Người biểu tình đòi trả tự do cho hai thủ lĩnh đòi độc lập. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tòa án tối cao Tây Ban Nha cũng tịch thu hộ chiếu và cấm cảnh sát trưởng Catalonia Josep Lluis Trapero ra nước ngoài trong quá trình điều tra tội xúi giục bạo loạn, nhưng không ra lệnh bắt ông.
Ông Puigdemont hôm 10/10 ký tuyên bố tách khỏi Tây Ban Nha trong phiên họp nghị viện Catalonia, dựa trên kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 1/10 với 90% trong 2,26 triệu người Catalonia đi bỏ phiếu ủng hộ độc lập, nhưng hoãn thi hành. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy sau đó yêu cầu Puigdemont làm rõ họ đã tuyên bố độc lập hay chưa trong vòng 5 ngày.
Trong thư gửi ông Rajoy hôm 16/10, ông Puigdemont không đưa ra câu trả lời “có” hoặc “không”, thay vào đó, chỉ kêu gọi hai tháng dành cho đối thoại. Ông cũng đề nghị Madrid dừng “mọi sự đàn áp” ở Catalonia và gặp ông Rajoy “sớm nhất có thể”. Madrid tuyên bố từ chối đàm phán về việc Catalonia độc lập và dọa có biện pháp cứng rắn như tước quyền tự trị của Catalonia nếu Puigdemont tiếp tục quá trình độc lập.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Vũ khí pháp lý Tây Ban Nha có thể dùng để ngăn Catalonia độc lập
Điều 155 trong hiến pháp Tây Ban Nha cho phép Madrid có các biện pháp cần thiết để khống chế "khu vực có hành vi đe dọa lợi ích chung".
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo vùng Catalonia, Carles Puigdemont, ngày 10/10 ký bản tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha nhưng hoãn thi hành để đối thoại với Madrid.
Trước động thái đòi ly khai, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy không loại trừ khả năng áp đặt kiểm soát trực tiếp với khu vực. Để làm được điều đó, ông sẽ phải kích hoạt Điều 155 trong hiến pháp Tây Ban Nha - điều khoản chưa từng được sử dụng, theo AFP.
Nhờ hiến pháp được thông qua năm 1978 sau nhiều thập kỷ tranh chấp dân sự và chế độ độc tài, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có quyền lực được phân chia nhiều nhất trong thế giới phương Tây. Họ có 17 vùng tự trị với mức độ kiểm soát khác nhau đối với các vấn đề như giáo dục và y tế.
Người dân Catalonia đòi độc lập đã đi bầu trong một cuộc trưng cần dân ý vào ngày 1/10. Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng đây là hành động vi hiến.
Điều 155 nói rằng nếu chính quyền của một khu vực vi phạm hiến pháp hoặc "có hành vi đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích chung của Tây Ban Nha", Madrid có thể "có những biện pháp cần thiết để bắt buộc họ phải tuân thủ hoặc để bảo vệ lợi ích chung".
Điều 155 cho phép nhà nước - trong trường hợp này là chính quyền ở Madrid - "kiểm soát các thể chế chính trị và hành chính của khu vực nổi dậy", Teresa Freixes thuộc Đại học Tự trị của Barcelona nói.
Theo Javier Perez Royo, thuộc Đại học Seville, Madrid có thể "đình chỉ chính quyền khu vực, đặt lực lượng cảnh sát Catalonia dưới sự chỉ huy của Bộ Nội vụ" và thậm chí "đóng cửa nghị viện của khu vực".
Jose Carlos Cano Montejano, thuộc Đại học Complutense của Madrid, cho rằng chính quyền sau đó có thể tổ chức một cuộc bầu cử khu vực mới.
Tuy nhiên, các biện pháp như vậy có thể gây ra căng thẳng tại một khu vực đã chia rẽ nghiêm trọng về vấn đề ly khai và vốn luôn tự hào về sự tự chủ tương đối của họ.
Một phụ nữ tham gia cuộc diễu hành đòi độc lập cho Catalonia ở Barcelona. Ảnh: Reuters.
Ông Rajoy không thể đơn phương kích hoạt Điều 155. Trước tiên, ông sẽ phải thông báo với ông Puigdemont về ý định của mình, để cho lãnh đạo Catalonia có thời gian suy nghĩ về việc "quy phục".
Tiếp theo, ông Rajoy sẽ cần sự đồng ý của thượng viện, nơi đảng của ông chiếm đa số. Một ủy ban phải ủng hộ đề xuất của thủ tướng và sau đó thượng viện sẽ biểu quyết.
Một thượng nghị sĩ giấu tên cho biết thủ tục này có thể mất một tuần để hoàn thành. Chuyên gia Perez Royo thì cho rằng phải mất "8 -10 ngày".
Nhưng Điều 155 chỉ là một trong nhiều lựa chọn ông Rajoy có để ngăn chặn Catalonia ly khai. Cano Montejano cho rằng chính phủ có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo luật Tây Ban Nha, điều đó sẽ giới hạn "quyền tự do đi lại và quyền tự do tụ tập" của công dân.
Madrid sẽ sử dụng tất cả vũ khí pháp lý để chặn đứng phong trào đòi độc lập, ông Rajoy nói trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước.
Phương Vũ
Theo VNE
Tây Ban Nha sẽ tước quyền tự trị nếu Catalonia trả lời mập mờ Tây Ban Nha sẽ kiểm soát Catalonia nếu lãnh đạo khu vực không trả lời rõ ràng họ đã tuyên bố độc lập hay chưa. Lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont. Ảnh: Reuters. Lãnh đạo Catalonia Carles Puigdemont ngày 10/10 ký tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha nhưng hoãn thi hành nhằm đối thoại với Madrid. Tây Ban Nha cho ông thời...