Tây Ban Nha tìm cách gỡ rối sau cuộc trưng cầu ý dân ở Catalonia
Cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong hàng chục năm qua ở Tây Ban Nha làm dấy lên lo ngại bất ổn chính trị có thể kéo dài ở vùng giàu có nhất nước.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 2/10 đã có cuộc gặp với lãnh đạo Đảng xã hội (PSOE) Pedro Sanchez, thảo luận về các bước đi tiếp theo sau cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập ở Catalonia.
Trưng cầu ý dân ở Catalonia đã gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong hàng chục năm qua ở Tây Ban Nha. (Ảnh minh họa: Reuters)
Cùng ngày, Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont đã kêu gọi quốc tế làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa khu vực này với chính quyền trung ương Madrid, một ngày sau khi xảy ra bạo loạn trong cuộc trưng cầu ý dân về độc lập tại đây, đồng thời cho biết đã lên kế hoạch tuyên bố độc lập trong vài ngày tới.
Thủ hiến Puigdemont đã yêu cầu Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy bày tỏ quan điểm liệu có ủng hộ vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đối thoại về tương lai khu vực này hay không. Theo ông, chính quyền tại đây không có kế hoạch tách khỏi Tây Ban Nha một cách đột ngột.
Thủ hiến Carles Puigdemont cũng thông báo Catalonia sẽ thành lập một ủy ban chuyên trách để điều tra về vụ bạo loạn xảy ra trong cuộc trưng cầu ý dân khiến hơn 800 người bị thương.
“Chính quyền xứ Catalonia đã quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những vi phạm đối với các quyền cơ bản đã xảy ra tại đây”, ông Puigdemont nêu rõ. “Chúng tôi yêu cầu rút toàn bộ lực lượng cảnh sát đã được triển khai ở Catalonia để chấm dứt các hoạt động đàn áp, vốn đã gây ra những hành vi bạo lực nghiêm trọng. Tình hình này cần tới sự hòa giải, và như tôi đã nói, cần sự hiện diện của một bên thứ ba, mang yếu tố quốc tế để có được hiệu quả”.
Phản ứng trước cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập diễn ra hôm 1/10 vừa qua, Ủy ban châu Âu – cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cuộc trưng cầu này là “không hợp pháp”, tuy nhiên kêu gọi chính phủ Tây Ban Nha mở rộng đối thoại vì bạo lực không thể là công cụ chính trị.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/10, ông Margaritis Schinas, người phát ngôn cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh, đây là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha, cần phải giải quyết bằng trật tự quy định trong hiến pháp quốc gia. Cũng theo vị quan chức này, thời điểm hiện tại cần thúc đẩy sự đoàn kết và đối thoại chứ không phải bạo lực.
(Theo VOV)
Catalonia - vùng đất giàu có của Tây Ban Nha
Catalonia là vùng đất giàu có bậc nhất ở Tây Ban Nha, nơi hội tụ nhiều vùng văn hóa ở Địa Trung Hải.
Một vùng Catalonia có định nghĩa riêng lần đầu tiên được nhắc đến vào thế kỷ 12, tồn tại vài trăm năm trước thời điểm thống nhất của Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16, Aljazeera ngày 1/10 đưa tin.
Trong ảnh: Thị trấn cổ Tossa de Mar ở Catalonia được tin có cư dân sinh sống từ thời Đồ đá mới. Những vết tích của thời kỳ La Mã và Trung cổ vẫn còn hiện hữu ở đây đến ngày nay. Ảnh: wikipedia.
Catalonia nằm ở đông bắc Tây Ban Nha, hợp thành từ bốn tỉnh Barcelona, Girona, Lleida và Tarragona. Đây là một trong những vùng đất có ngôn ngữ bản địa là Catalan. Ngày nay, hai trong số các ngôn ngữ chính thức của khu vực là Catalan và Tây Ban Nha.
Trong ảnh: Vị trí vùng Catalonia, Tây Ban Nha. Đồ họa: BBC.
So với phần còn lại của Tây Ban Nha, Catalonia có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và đầu tư nước ngoài cao hơn. Năm 2016, GDP bình quân đầu người của Catalonia là 33 nghìn USD, tương đương mức trung bình của Liên minh châu Âu và cao hơn của Tây Ban Nha. 7,5 triệu cư dân ở đây chiếm khoảng 15% dân số Tây Ban Nha, đóng góp 19% GDP nhờ phát triển nhiều ngành sản xuất, xây dựng và nông nghiệp.
Trong ảnh: Nông dân thu hoạch nho ở Priorat, Tarragona. Ảnh: lazenne.
Catalonia là vùng tự trị ở cấp độ cao của Tây Ban Nha do Carles Puigdemont lãnh đạo. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/10 cho thấy 90% người dân Catalonia muốn tách khỏi Tây Ban Nha. Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha cùng chính quyền Madrid cho biết cuộc trưng cầu không có giá trị pháp lý vì đi ngược lại hiến pháp năm 1978.
Trong ảnh: Ông Carles Puigdemont (giữa). Ảnh: Reuters.
Thủ phủ của Catalonia là Barcelona, thành phố khoảng 1,6 triệu dân từ lâu đã là điểm du lịch nổi tiếng với sự giao thoa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Barcelona được ghi nhận là một thành phố toàn cầu.
Trong ảnh: Tòa nhà Casa Batlló nổi tiếng ở trung tâm Barcelona, công trình của kiến trúc sư Antoni Gaudí. Ảnh: barcelonapass.
Vùng đất Catalonia đã giao tiếp với tất cả các dân tộc ở Địa Trung Hải trong chiều dài lịch sử và hứa hẹn sẽ tiếp tục là vùng đất của người nhập cư. Sự đa dạng văn hóa tạo ra một khu vực năng động, có ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trong ảnh: Thị trấn giàu lịch sử bên bờ biển Cadaqués nằm ở Girona, Catalonia. Ảnh: Pixabay.
Đấu bò tót là hoạt động trình diễn lớn thứ hai sau bóng đá song cũng gây nhiều tranh cãi ở Catalonia. Nhiều người cho rằng đấu bò tót không có vai trò gì trong văn hóa Catalan và là hành vi ngược đãi động vật. Số khác khẳng định đấu bò tót là cuộc sống của họ.
Từ ngày 1/1/2012, Catalonia cấm tổ chức đấu bò tót. Ngày 20/10/2016, Tòa Hiến pháp Tây Ban Nha bãi bỏ lệnh cấm, cho biết chính quyền trung ương được can thiệp vì đấu bò bót là di sản của Tây Ban Nha.
Trong ảnh: Đấu sĩ bò tót trong một trận đấu ở trường đấu bò Monumental, Barcelona. Ảnh: AFP.
Vũ Phong
Theo VNE
Lãnh đạo Catalonia tuyên bố có quyền tách khỏi Tây Ban Nha Người đứng đầu vùng Catalonia tuyên bố khu vực này có quyền tách khỏi Tây Ban Nha, sau khi 90% người dân bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Ông Carles Puigdemont (đứng giữa), người đứng đầu vùng tự trị Catalonia. Ảnh: Reuters. Ông Carles Puigdemont, người đứng đầu vùng tự trị Catalonia, ngày 1/10 tuyên bố khu vực này có quyền tách khỏi...