Tây Ban Nha nỗ lực phục hồi khứu giác cho người từng mắc COVID-19
Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha đưa cho Encarna Oviedo các ống thử và đề nghị bà phân biệt mùi vị.
Cách đây 18 tháng, bà Oviedo đã mắc COVID-19.
Có khoảng nửa triệu người đã mất khứu giác vì COVID-19 tại Tây Ban Nha. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) ngày 28/10 đưa tin một bác sĩ tại bệnh viện Mutua Terrassa ở Barcelona đã đặt câu hỏi với bà Oviedo: “Vậy bà ngửi thấy mùi mật ong, vani, sô cô la hay mùi quế?”. Người phụ nữ 66 tuổi đáp: “Có phải mùi vani không?”.
Bà Oviedo là một trong nửa triệu người Tây Ban Nha đã loạn khứu giác sau khi mắc COVID-19. Vào tháng 3/2020, bà mắc COVID-19 thể nhẹ.
Các bác sĩ đã cố gắng giúp bà và những người từng mắc COVID-19 khác lấy lại khả năng nhận biết mùi vị qua chương trình “đào tạo ngửi”. Theo đó, các bệnh nhân sẽ trải qua quá trình lâu dài và chậm rãi ngửi nhiều mùi khác nhau trong thời gian nhiều tháng để “huấn luyện” lại não phân biệt được các mùi.
Người đứng đầu phòng khám khứu giác tại Hospital Clinic ở Barcelona, ông Joaquim Mullol nhận định: “Việc mất khứu giác ảnh hưởng đến 70% bệnh nhân mắc COVID-19″. Ông cũng cho biết 1/4 người mất khứu giác bởi COVID-19 không thể bình phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Bà Oviedo là một trong 90 người, hầu hết từng mắc COVID-19, được điều trị khôi phục khứu giác tại bệnh viện Mutua Terrassa kể từ khi nơi này được mở cửa vào tháng 2.
Sau đánh giá ban đầu, họ triển khai chương trình hồi phục kéo dài 4 tháng với các nhà trị liệu giúp bệnh nhân phân biệt mùi. Oviedo hoàn tất chương trình vào đầu năm nay và thường quay trở lại Mutua Terrassa để kiểm tra sự tiến triển. Nhưng đến nay vẫn chưa có thay đổi.
Các bác sĩ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân khôi phục khứu giác qua chương trình “đào tạo ngửi”. Ảnh: AFP
Bà Oviedo nói: “Tôi muốn được quay trở lại như trước đây, khi có thể ngửi được mùi thơm trong căn nhà mình”. Thời gian gần đây bà thường tắm nhiều hơn thường lệ bởi không thể phân biệt được khi nào cơ thể có mùi khó chịu.
Đối với một số người khác đã lấy lại được khứu giác thì mọi thứ vẫn không thể như trước đây. Cô Cristina Valdivia mắc COVID-19 trong tháng 3/2020 và từng mất khứu giác hoàn toàn trong 3 tháng, chia sẻ: “Tôi nhận thấy mọi thứ đều có mùi khét”. Cô Valdivia đã đến Hospital Clinic và được chẩn đoán mắc chứng loạn khứu giác.
Do vậy, cứ hai lần một ngày, cô Valdivia ngửi 6 chiếc hộp có mùi khác nhau, cố gắng lấy lại kết nối với khứu giác trước đây. Cô đã có thể ngửi được mùi cam, quýt, chanh nhưng những mùi khác vẫn là vô vọng. Cô Valdivia nói: “Cà phê đặc biệt đáng sợ, tôi ngửi thấy mùi pha trộn giữa xăng và thứ gì đó đang bị hỏng”.
Các bệnh nhân cho biết việc mất khứu giác khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề. Cô Valdivia chia sẻ: “Khi ôm mẹ chồng và mẹ tôi, có mùi rất khó chịu… thật khó để xử lý tất cả những điều này”.
Ông Mullol cho biết việc mất khứu giác thậm chí khiến nhiều bệnh nhân trầm cảm và giảm cân. Ông nhận định: “Chiếc mũi giúp chúng ta nhận biết được mùi vị thức ăn, nước uống, liên kết với thế giới bên ngoài. Chúng ta có thể nhận biết được nguy hiểm như khí gas, thức ăn hỏng qua mùi vị. Khi chúng ta không còn khả năng này thì con người sẽ bị tách biệt khỏi thế giới”.
Dân số da trắng Mỹ lần đầu giảm trong lịch sử
Số lượng dân cư được xác định người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ở Mỹ giảm gần 9%, đánh dấu mức giảm đầu tiên từ năm 1790.
Cục Điều tra Dân số Mỹ hôm 12/8 công bố dữ liệu điều tra dân số năm 2020, cho thấy dân số đã phát triển "đa dạng về chủng tộc, sắc tộc hơn" và cũng tập trung ở thành thị hơn trong 10 năm qua.
Dân số da trắng không phải gốc Tây Ban Nha đã giảm 8,6% trong thập kỷ qua và hiện chiếm 57,8% dân số Mỹ, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận từ khi điều tra dân số ở Mỹ được tiến hành năm 1790. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm dân số lớn nhất tại Mỹ.
Nicholas Jones, quan chức Cục Điều tra Dân số, nói rằng "những cải tiến" trên bảng câu hỏi điều tra dân số cùng phương pháp luận mới so với báo cáo năm 2010 và một số thay đổi về nhân khẩu học đã "phần lớn" ảnh hưởng đến kết quả.
Người dân đeo khẩu trang đi lại trên đường ở thành phố New York, bang New York, Mỹ hôm 23/7. Ảnh: Reuters .
Nhóm "người da trắng và một số chủng tộc khác", như người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á, tăng vọt 316% trong thập kỷ qua, chiếm 235 triệu người.
Ở Mỹ, người dân thường xác định bản thân theo nguồn gốc dân tộc, và bảng câu hỏi điều tra dân số đặc biệt yêu cầu xác định "chủng tộc". Người Mỹ gốc Phi chiếm khoảng 12,4% dân số (41 triệu người), một tỷ lệ ổn định trong 10 năm qua.
Trong khi đó, dân số người Mỹ gốc Á tăng 35,5%, lên 20 triệu người, chiếm 6% tổng dân số. Người Mỹ bản địa chiếm 1,1% dân số.
Số người xác định là gốc Tây Ban Nha, được chỉ định là dân tộc, không phải chủng tộc trong bảng câu hỏi, tăng 23%, chiếm 62 triệu cư dân Mỹ, tương đương 18% tổng dân số.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng dân số tập trung "gần như hoàn toàn ở các khu vực đô thị", Mark Perry, thuộc Cục điều tra dân số, cho biết. Trong những thập kỷ gần đây, miền nam và miền tây chứng kiến mức tăng cao hơn miền trung tây và đông bắc.
Dữ liệu mới cũng ghi nhận sự già hóa tổng thể của dân số quốc gia. Tổng số người dưới 18 tuổi chiếm 73,1 triệu, tương đương 22,1% dân số vào năm 2020, giảm 1,4% so với 74,2 triệu năm 2010. Sự sụt giảm một phần là do tỷ lệ sinh thấp hơn trong những năm gần đây, Cục Điều tra Dân số cho biết.
Kết quả điều tra dân số rất cần thiết để xác định phân bổ nghị sĩ trên tất cả 50 bang của Mỹ, cũng như hàng tỷ USD tài trợ liên bang, đặc biệt cho các trường học và bệnh viện. Tác động chính trị của điều tra dân số có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi bởi nó được sử dụng để xác định số ghế trong Hạ viện mà mỗi bang nhận được.
Những người làm công tác điều tra dân số sẽ thống kê người dân sinh sống trên diện rộng của đất nước, bao gồm người vô gia cư, người trong viện dưỡng lão và những người nhập cư không có giấy tờ.
Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Hy Lạp trải qua đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất trong 3 thập niên qua, gây ra cháy rừng nghiêm trọng, khiến cho hòn đảo lớn thứ 2 nước này chìm trong biển lửa giống như cảnh trong "phim kinh dị". Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Cháy rừng bùng nổ trên nhiều khu...