Tây Ban Nha mở lại biên giới với khu vực Schengen từ cuối tháng 6
Truyền thông Tây Ban Nha ngày 14/6 đưa tin quốc gia này sẽ mở cửa lại biên giới với các nước thuộc khu vực Schengen của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 21/6 tới.
Riêng với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha quyết định sẽ mở cửa biên giới vào ngày 1/7 như thông báo trước đó.
Lực lượng dân phòng Tây Ban Nha kiểm tra các phương tiện tại một trạm kiểm soát biên giới Tây Ban Nha – Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực giữa Tui và Valenca nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan mạnh ngày 16/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ cho phép du khách nước ngoài nhập cảnh vào ngày 1/7 tới mà không cần cách ly, trong khi quần đảo Balearic của nước này ở Địa Trung Hải có thể bắt đầu đón du khách vào ngày 15/6 theo chương trình thí điểm.
Mặc dù châu Âu từng là điểm nóng về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song đà lây lan chậm dần ở nhiều quốc gia vốn bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, như Tây Ban Nha, Italy và Pháp cho phép chính phủ các nước này dỡ bỏ các hạn chế xã hội.
Khu vực Schengen (người dân có thể tự do qua lại các nước mà không cần thị thực) bao gồm hầu hết các quốc gia EU, cùng Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Lichtenstein.
* Tại Anh, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak tuyên bố Chính phủ Anh sẽ khẩn trương đánh giá lại quy định giãn cách xã hội với khoảng cách tối thiểu 2m, trong nỗ lực nhằm giúp kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19.
Trả lời phỏng vấn, ông Sunak cho biết những tiến triển đạt được trong cuộc chiến chống dịch bệnh đồng nghĩa với việc Anh có thể có cái nhìn mới về quy định giãn cách, sau khi nhiều chủ lao động phàn nàn rằng điều này sẽ gây khó khăn cho việc nối lại hoạt động sau các biện pháp phong tỏa.
Ông Sunak nhấn mạnh quá trình đánh giá này sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và nhiều nhân vật khác, song bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng.
Việc giảm bớt giãn cách xã hội sẽ cho phép 75% quán rượu có thể mở lại, thay vì chỉ có 30% quán được mở với quy định giãn cách 2m như hiện nay.
Theo Bộ trưởng Sunak, dữ liệu tuần trước cho thấy kinh tế Anh đã giảm 25% trong tháng 3 và tháng 4, qua đó phản ánh quy mô tác động của lệnh phong tỏa tới nền kinh tế. Ông nhận định cú sốc kinh tế do lệnh phong tỏa chỉ là tạm thời, việc mở lại lĩnh vực bán lẻ trong tuần này là bước đi quan trọng đối với quá trình phục hồi.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng sẽ là lĩnh vực tiếp theo được phép mở lại. Chính phủ Anh hiện cũng cân nhắc lại các phương án cách ly 2 tuần đối với những người nhập cảnh vào nước này và có khả năng sẽ thay đổi các quy định liên quan.
Chính phủ Anh đang đối mặt với nhiều áp lực từ ngành du lịch và nhiều lĩnh vực khác sau khi ban bố chính sách cách ly vào tuần trước. Các hãng hàng không cảnh báo điều này sẽ tác động tiêu cực tới việc làm và ngành du lịch.
Tại Nga, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 8.835 ca nhiễm mới và 119 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên 528.964 ca và 6.948 ca.
Nguyên nhân chính khiến Covid-19 lây lan siêu tốc ở Mỹ
Một cuộc điều tra mới đây của kênh ABC News phối hợp với các chuyên gia y tế đã giải thích nguyên nhân vì sao Covid-19 xâm nhập và lây lan rất rộng tại Mỹ.
Theo giới chuyên gia, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến thế giới rơi vào trạng thái nguy hiểm, đặc biệt là với những quốc gia có nhiều khách du lịch và dân nhập cư như Mỹ. Việc di chuyển trong mùa dịch là bàn đạp giúp virus xâm nhập vào Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc như hiện nay. Mỹ cũng là quốc gia có nhiều người nhập cư nhất thế giới.
"Tôi không thắc mắc gì về việc Covid-19 xuất hiện ở Mỹ sớm hơn bất kỳ thời điểm nào chúng ta từng biết và việc New York có nhiều người nhiễm virus hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Đơn giản, chúng ta có quá nhiều người nhập cư và khách du lịch", Thống đốc New York - ông Andrew Cuomo, phát biểu.
Dữ liệu du lịch cho thấy, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 12.2019 đến đầu tháng 2.2020, 759.493 khách du lịch từ Trung Quốc đã tới Mỹ.
Một buổi lễ chôn cất nạn nhân dịch Covid-19 tại Tây Ban Nha (ảnh: ABC News)
Cùng trong thời gian đó, đã có hơn 228.000 người Mỹ ở nước ngoài trở lại và hàng trăm nghìn người Trung Quốc tới Mỹ để kinh doanh, học tập, du lịch hoặc thăm người thân, trước khi có lệnh hạn chế đi lại.
"Những con số nói trên rõ ràng là đáng báo động. Mỹ là một quốc gia toàn cầu hóa và đáng lẽ chúng ta nên có nhiều biện pháp đối phó với tác động của vấn đề này từ sớm hơn. Thật khó để chỉ ra chính xác bao nhiêu người Trung Quốc đã tới Mỹ và bị nhiễm virus", Tiến sĩ Simone Wildes, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đến từ Tổ chức y khoa South Shore Health (Mỹ), cho biết.
Phần lớn khách du lịch hay người nhập cư vào Mỹ đổ về các thành phố lớn như New York, Seattle hoặc Los Angeles, tuy nhiên, nhiều người trong số đó cũng đã đi đến bất cứ nơi nào tại nước Mỹ.
Từ giữa tháng 1, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Toronto đã cảnh báo rằng, dịch bệnh có thể nhanh chóng xâm nhập vào Mỹ thông qua con đường nhập cư và du lịch. Tuy nhiên, đến ngày 2.2, Mỹ mới có lệnh hạn chế đi lại với Trung Quốc.
Nhân viên đang kiểm tra số giường bệnh bổ sung cho các bệnh viện ở New York (ảnh: ABC News)
Lệnh hạn chế đi lại không áp dụng với công dân Mỹ. Dữ liệu cho thấy, từ tháng 2 - 3, đã có 18.000 người Mỹ trở về từ Trung Quốc.
"Mỹ đã có những biện pháp hạn chế đi lại với Trung Quốc sau khi dịch bệnh bùng phát, vấn đề là, nó quá muộn. Mặc dù chỉ có 12 ca nhiễm virus được xác nhận tại Mỹ trước ngày Tổng thống ban hành lệnh hạn chế đi lại, nhưng thực tế là có rất nhiều trường hợp chưa được xác nhận và lây lan trong cộng đồng", ông Todd Ellerin, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ, cho biết.
Dữ liệu từ hải quan Mỹ cho thấy, từ tháng 12.2019 - 2.2020, đã có 343.402 người Italia, 418.848 Tây Ban Nha và 1,9 triệu người Anh tới Mỹ với nhiều mục đích khác nhau. Mãi đến ngày 13.3, lệnh cấm di chuyển người từ châu Âu mới được Mỹ đưa ra.
Tuy nhiên, lệnh này không áp dụng với Anh, hàng trăm nghìn người châu Âu đã tràn qua Anh để được vào Mỹ. Vài ngày sau đó, dịch bệnh bùng phát mạnh ở Anh và Mỹ cấm nốt người từ Anh di chuyển.
"Sự lây lan của dịch bệnh là chắc chắn xảy ra. Lượng khách du lịch, người nhập cư vào Mỹ rất đông nhưng lại không có nhiều biện pháp sàng lọc. Đây là điều kiện hoàn hảo cho dịch bệnh lây lan, đặc biệt là Covid-19, một loại virus mà người nhiễm có thể không biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh dài", Vinayak Kumar, chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu y tế Mayo Clinic (Mỹ), nhận xét.
Thi thể bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đưa ra ngoài tại New York (ảnh: ABC News)
"Việc dịch bệnh lây lan qua đường nhập cư hay du lịch không phải là mới. Chúng ta đã từng thấy điều đó ở các loại virus như H1N1, SARS, Zika. Lẽ ra chúng ta nên có nhiều biện pháp ứng phó hơn nhưng chúng ta đã không làm vậy", John Brownstein, nhà dịch tễ học đến từ Bệnh viện nhi Boston (Mỹ), cho biết.
Hàng triệu người nhập cư và du lịch đến Mỹ trong thời gian bùng phát dịch bệnh có thể nói là một "quả bom sinh học". Những người bị nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho người khác với tốc độ ít nhất là gấp đôi so với các loại cúm thông thường.
"Covid-19 là một trong những dịch bệnh có tốc độ lây lan khủng khiếp nhất thế giới trong khoảng 100 năm trở lại đây. Còn nhiều điều bí ẩn khiến chúng ta vẫn chưa hiểu hoàn toàn về nó", ông Todd Ellerin cho biết.
"Khi một dịch bệnh bùng phát, nó có nguy cơ lây lan ra toàn cầu. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề như một mối nguy đối với toàn thế giới, trong đó có cả Mỹ, chứ không phải chỉ xảy ra ở một khu vực cục bộ", ông Brownstein nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
100 năm trước đã khuyên rửa tay, đeo khẩu trang ngừa cúm, 100 năm sau chưa thuộc bài? Cách đây 100 năm con người đã biết cách phòng ngừa, ngăn chặn đại dịch bằng các biện pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhất. Và cho đến nay, kinh nghiệm này vẫn cho thấy hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh. Một trang báo năm 1918 với dòng chữ nhấn mạnh "Trước khi ăn, khi về nhà từ cơ quan...