Tây Ban Nha: Giáo viên phản đối chương trình song ngữ
Gần 90 trường tiểu học, trung học tại Tây Ban Nha đã dừng các chương trình học bằng tiếng Anh vì phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với thanh thiếu niên.
Trẻ em Tây Ban Nha học song ngữ từ 6 tuổi.
Rubén García, 39 tuổi, giáo viên sống tại thành phố Valladolid, vùng Castilla y León đánh giá chương trình giáo dục song ngữ của Tây Ban Nha có nhiều thiếu sót đáng kể.
Một trong những vấn đề lớn mà ông chỉ ra là từ vựng, ngữ pháp trong sách giáo khoa đều nâng cao hơn so với trình độ tiếng Anh của học sinh. Như vậy, các em sẽ không thể hiểu rõ những kiến thức đang đọc, chỉ ghi nhớ từ mà không nắm được nội dung.
Trường Tiểu học Antonio Allúe Morer, nơi thầy García làm việc là một trong 7 trường trong khu vực đã huỷ bỏ chương trình song ngữ. Hiện, trong vùng Castilla y León có khoảng 370 trường vẫn đào tạo chương trình này.
Ở Castilla-La Mancha, một khu vực rộng lớn khác tại Tây Ban Nha, 80 trong số 271 trường đã dừng giảng dạy song ngữ khi chương trình này bắt đầu được áp dụng từ năm học 2005 – 2006. Trong khi đó, tại thủ đô Madrid, các trường học được yêu cầu phải giảng dạy song ngữ nhưng các trung tâm tư nhân được phép dừng. Vì vậy, nhiều phụ huynh gặp khó khăn khi tìm kiếm trung tâm dạy thêm cho con cái.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Tây Ban Nha, một trường học có thể dừng tổ chức dạy song ngữ nếu ban giám hiệu trường, đại diện hội giáo viên, hội phụ huynh và học sinh đồng ý về vấn đề này. Hiện nay, việc giảng dạy song ngữ đã trở thành đề tài nóng trong các trường học.
Video đang HOT
Antonio Cabrales, nhà nghiên cứu làm việc tại Trường Đại học Carlos III, giải thích rằng, chương trình tiếng Tây Ban Nha trong trường học đã tương đối nặng về nội dung. Trong khi nhiều chương trình tiếng Anh không sử dụng giáo viên người bản ngữ.
Nhiều trường chỉ yêu cầu giáo viên tiếng Anh có chứng chỉ B2 theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ châu Âu. Nhưng các chuyên gia cho rằng, giáo viên phải có chứng chỉ C1, chứng minh khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, để đứng lớp.
Tại Tây Ban Nha, học sinh trong chương trình song ngữ sẽ dành trung bình 5 tiếng/tuần để học các môn dạy bằng tiếng Anh, không tính môn Tiếng Anh. Trong khi tại Mỹ, trong chương trình song ngữ, học sinh phải dành 5 giờ/ngày để học bằng tiếng Tây Ban Nha. Sự chênh lệch giữa cách thiết kế giờ học trong hai mô hình được cho là khiến giáo dục song ngữ tại Tây Ban Nha kém hiệu quả so với các nước khác.
Manuel Quevedo, giáo viên tại Trường Trung học Doctor Alarcón Santón, cho biết: “Chúng tôi đã mắc sai lầm khi áp dụng chương trình giảng dạy này. Chúng tôi muốn giúp học sinh tăng vốn ngoại ngữ nhưng thực tế, các trường còn thiếu năng lực, thiếu giáo viên”.
Chương trình song ngữ được đưa vào từ bậc tiểu học. Song nhiều phụ huynh cũng cho rằng con cái phải vật lộn làm quen hai ngôn ngữ cùng lúc. Các em vừa phải học cách viết đúng chính tả tiếng Tây Ban Nha lại vừa phải ghi nhớ cách phát âm tiếng Anh.
Vì chương trình tiếng Anh không được đưa vào sớm hơn nên khả năng thích nghi và nghe hiểu ngôn ngữ này của học sinh tiểu học chưa tốt.
Thực tế, khảo sát cho thấy, học sinh chương trình song ngữ học tiếng Anh tốt hơn bạn bè chỉ học chương trình truyền thống nhưng trình độ các môn học khác là như nhau. Dù chương trình song ngữ được kì vọng giúp học sinh không chỉ phát huy khả năng tiếng Anh mà còn kiến thức, trình độ ở các môn khoa học.
Tuy nhiên, Ismael Sanz, giảng viên tại Trường Đại học Rey Juan Carlos đã bày tỏ ủng hộ chương trình song ngữ. Ông lập luận rằng, ngôn ngữ của khoa học là tiếng Anh trong khi khoa học đang là một trong những công cụ để đất nước phát triển.
Khi học sinh thành thạo tiếng Anh và quen tư duy khoa học bằng ngôn ngữ này, các em sẽ nhanh chóng bắt kịp xu hướng, trau dồi kiến thức ở lĩnh vực này để cạnh tranh quốc tế.
Đã bắt được kẻ ám sát tổng thống Haiti, nghi lính đánh thuê
"Những kẻ được cho là sát thủ" giết Tổng thống Haiti Jovenel Moise ngày 7-7 đã bị bắt và tống vào ngục chưa đầy 24 tiếng sau sự việc.
Chính quyền Haiti đã đưa đệ nhất phu nhân tới Miami của Mỹ.
Binh sĩ có vũ trang bảo vệ hiện trường Tổng thống Moise bị ám sát ngày 7-7 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn thông cáo của cảnh sát Haiti cho biết lực lượng an ninh đã tiêu diệt 4 tên và bắt giữ 2 tên nghi là sát thủ. Ba nhân viên cảnh sát bị bắt làm con tin cũng được giải cứu an toàn sau vụ đấu súng giữa hai bên chiều tối 7-7 (giờ địa phương).
Thứ trưởng Bộ Truyền thông Haiti, ông Frantz Exantus, là người đã tiết lộ thông tin trên, theo Hãng thông tấn AFP. "Những kẻ được cho là sát thủ đã bị cảnh sát chặn bắt tại Pelerin ngay trước 18h", ông Exantus viết trên Twitter cá nhân.
Vụ ám sát Tổng thống Moise xảy ra rạng sáng 7-7 (giờ địa phương), ngay tại nơi ở của ông và đệ nhất phu nhân. Nhà lãnh đạo 53 tuổi tử vong ngay tại chỗ, trong khi đệ nhất phu nhân Martine Moise bị thương nặng và hiện đã được chuyển tới Miami của Mỹ.
Ông Bocchit Edmond, đại sứ Haiti tại Mỹ, khẳng định vụ ám sát được thực hiện bởi những kẻ chuyên nghiệp nên được dàn dựng rất tốt: "Chúng tôi có một đoạn video và tin rằng sát thủ là lính đánh thuê".
Theo ông Edmond, nhóm sát thủ đã cải trang thành các đặc vụ của cơ quan chống ma túy liên bang Mỹ và xuất hiện tại tư dinh của ông Moise. Tuy nhiên cách hành xử của nhóm này hoàn toàn khác các đặc vụ Mỹ, chẳng hạn những kẻ này trao đổi với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha, theo đại sứ Haiti.
Vụ ám sát Tổng thống Moise đã thu hút sự chú ý tại khu vực châu Mỹ. Dự kiến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ có một phiên họp để thảo luận về vụ việc, theo AFP.
Nhiều lãnh đạo các nước trong khu vực đã bày tỏ nỗi buồn với đất nước Haiti, đồng thời cực lực lên án hành động ám sát.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador là người đầu tiên phản ứng sau khi hay tin và bày tỏ hy vọng đất nước Haiti nghèo khó sẽ sớm ổn định.
Viết trên Twitter, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cũng lên án vụ sát hại nhà lãnh đạo Haiti, kêu gọi sự ổn định và hòa bình, ngăn chặn khủng hoảng chính trị sau biến cố.
Tổng thống Colombia Ivan Duque thì trực diện hơn khi gọi vụ ám sát là hành động "hèn nhát và man rợ". Ông kêu gọi Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) cử một phái bộ khẩn cấp tới Haiti để bảo vệ trật tự dân chủ sau vụ ám sát này.
Nhiều nước Mỹ Latin khác cũng lên tiếng chia sẻ và bày tỏ mong muốn chính quyền Haiti sớm buộc được những kẻ đứng sau vụ ám sát chịu trách nhiệm.
Haiti là một quốc đảo có diện tích hơn 27.000km 2 và là nước đông dân nhất vùng Caribê. Quốc gia này vẫn đang chật vật tái thiết đất nước sau vụ động đất năm 2010 khiến hơn 200.000 người thiệt mạng và mất tích.
Cố tổng thống Moise lên nắm quyền tại Haiti từ tháng 2-2017 thay thế ông Michel Martelly và phải đối mặt với nhiệm kỳ đầy biến động, chỉ trích.
Tấn công mã độc quy mô lớn để tống tiền Đây dường như là vụ tấn công mã độc tống tiền tinh vi và có quy mô lớn nhất từ trước đến giờ, ảnh hưởng đến khoảng 40.000 máy tính trên thế giới Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang chạy đua khắc phục hậu quả một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền khiến mạng máy tính của họ bị tê...