Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong thấp nhất do COVID-19 kể từ ngày 11/5
Ngày 15/5, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận số ca tử vong mới do mắc COVID-19 ở mức thấp nhất kể từ ngày 11/5.
Xịt nước sát khuẩn tay để phòng lây nhiễm COVID-19 cho người dân tại Barcelona, Tây Ban Nha ngày 11/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 138 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 27.459 người.
Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở Tây Ban Nha hiện là 230.183 người.
Cùng ngày 15/5, Đức thông báo sẽ nới lỏng các quy định cách ly đối với những người đến từ Liên minh châu Âu (EU), khu vực Schengen và Anh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Dresden, Đức ngày 20/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Theo Bộ Nội vụ Đức, lực lượng chức năng sẽ chỉ khuyến cáo những người đến từ các nước có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao đi cách ly. Trong khi đó, yêu cầu cách ly bắt buộc 2 tuần vẫn áp dụng đối với những người đến từ các nước không thuộc EU.
Trong khi đó, Chính phủ Đức cũng có kế hoạch yêu cầu các nhà máy chế biến thịt ngừng sử dụng nhà thầu phụ và tăng cường các biện pháp vệ sinh tại nơi ở và nơi làm việc. Động thái trên diễn ra sau khi có hơn 600 ca mắc COVID-19 trong số những lao động làm trong ngành này.
Cùng ngày, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov cho biết nước này sẽ cho phép các trung tâm thương mại mở cửa trở lại vào ngày 18/5. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy việc nới lỏng các quy định, được áp đặt cách đây 2 tháng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Bulgaria đã áp đặt tình trạng khẩn cấp từ ngày 14/3, theo đó, người dân không được phép đi lại, các trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại phải đóng cửa, nhiều công ty chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoàn toàn.
Cuối tháng 4 vừa qua, nước này bắt đầu nới lỏng một phần lệnh phong tỏa, song tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đối với nhiều công dân và doanh nghiệp. Hiện nước này vẫn yêu cầu người dân tuân thủ giãn cách xã hội tại các khu vực công cộng cũng như đóng cửa biên giới.
Tính đến nay, Bulgaria ghi nhận 2.138 ca mắc COVID-19, trong đó có 102 người tử vong.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân tại Bulgaria ngày 18/3/2020 trong bối c ảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một dự thảo sắc lệnh, Chính phủ Italy dự kiến sẽ cho phép đi lại tự do trên khắp đất nước từ ngày 3/6.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt biện pháp hạn chế mạnh mẽ trên toàn đất nước vào tháng 3 vừa qua nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh cũng như làm giảm số ca mắc COVID-19 mới. Dự kiến sắc lệnh này sẽ được thông qua trong ngày 15/5 và có thể được chỉnh sửa trong tương lai.
Theo dự thảo trên, việc đi lại trong các khu vực riêng biệt sẽ được phép nối lại từ ngày 18/5, trong khi lệnh cấm đi lại giữa các vùng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 3/6. Việc chấm dứt lệnh hạn chế đi lại cho thấy Italy đang trên đường phục hồi. Các nhà máy tại Italy đã được phép mở cửa trở lại từ ngày 4/5 và các cửa hàng dự kiến sẽ mở lại vào ngày 18/5.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào ngày 21/2, khoảng 31.400 người đã tử vong tại Italy – nước có số người tử vong do COVID-19 cao thứ 3 thế giới. Trong khi đó, số người mắc COVID-19 tại Italy cao thứ 5 thế giới, với 223.096 trường hợp.
Người chết vì nCoV ở Tây Ban Nha tăng kỷ lục
Tây Ban Nha thông báo thêm 838 ca tử vong, mức tăng kỷ lục theo ngày, nâng số ca tử vong do nCoV lên 6.528 dù đã phong tỏa toàn quốc hai tuần.
Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 6.549 ca nhiễm nCoV và 838 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và ca tử vong lên lần lượt 78.797 và 6.528. Đây là mức tăng ca tử vong hàng ngày lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
Số người chết tại Tây Ban Nha cũng gần gấp đôi Trung Quốc, quốc gia ghi nhận 3.300 trường hợp tử vong do dịch bệnh. Trung Quốc từng là vùng dịch lớn nhất thế giới nhưng dường như đã kiểm soát được tình hình khi số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục giảm.
Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia tối 28/3, Thủ tướng Pedro Sanchez tuyên bố tất cả lao động không cần thiết phải ở nhà hai tuần, biện pháp mới nhất của chính phủ trong cuộc chiến chống Covid-19. Những người này vẫn nhận mức lương như bình thường, song sau đó phải làm bù giờ.
Nhân viên y tế Tây Ban Nha chờ xét nghiệm nCoV cho các tài xế tại điểm xét nghiệm ở thành phố Burgos hôm 28/3. Ảnh: AFP.
Tại Madrid, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cảnh sát hôm nay tăng cường tuần tra, dừng xe buýt và xe hơi để kiểm tra những người rời khỏi nhà. Các bệnh viện và nhà xác tại thủ đô đều bị quá tải và giới chức đang triển khai kế hoạch cải tạo một tòa nhà bỏ hoang gần sân bay thành nhà xác dã chiến thứ hai.
Covid-19 xuất hiện tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 668.000 người nhiễm bệnh và hơn 31.000 người tử vong. Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Italy và Trung Quốc đại lục.
Tây Ban Nha đã trải qua hai tuần kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được ban bố, dự kiến kéo dài ít nhất tới ngày 11/4. Các trường học, quán bar, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu đã bị đóng cửa từ ngày 14/3 và hầu hết người dân được yêu cầu ở nhà. Số liệu mới được báo cáo trong bối cảnh Tây Ban Nha tăng đáng kể xét nghiệm nCoV.
Tại sao đàn ông mắc Covid-19 dễ tử vong hơn phụ nữ? Lối sống chủ quan được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Covid-19 ở đàn ông cao hơn phụ nữ. Nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách, bất cứ ai cũng có thể mắc Covid-19. Tuy nhiên dựa trên thống kê được các quốc gia công bố, một số nhóm người nhất...