Tây Ban Nha ghi nhận năm 2022 nóng kỷ lục
Năm 2022, Tây Ban Nha đã trải qua năm nắng nóng nhất kể từ khi cơ quan khí tượng nước này bắt đầu ghi nhận dữ liệu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ gia tăng khắp nơi trên thế giới.
Người dân làm mát khi nhiệt độ lên cao tại Seville, Tây Ban Nha ngày 13/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quốc gia trên toàn cầu phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ thiêu đốt và hạn hán khắp châu Âu, dẫn đến cháy rừng, mùa màng bị thiệt hại và các hạn chế sử dụng nước.
Theo cơ quan thời tiết quốc gia Aemet của Tây Ban Nha, nhiệt độ trung bình ở nước này năm 2022 là gần 15,5 độ C, mức cao nhất kể từ khi Aemet bắt đầu thu thập dữ liệu. Đây cũng là lần đầu tiên nhiệt độ trung bình hằng năm ở Tây Ban Nha vượt quá 15 độ C, Tây Ban Nha đã ghi nhận nhiệt độ tăng liên tục trong các đợt nắng nóng liên tiếp từ tháng 5 đến tháng 10, đáng chú ý mức nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C được ghi nhận trên khắp các vùng rộng lớn của đất nước.
Video đang HOT
Trong một báo cáo sơ bộ vào tháng trước, cơ quan thời tiết Tây Ban Nha cho biết ngoại trừ tháng 3 và tháng 4, các tháng còn lại của năm 2022 ở nước này đều “ấm hơn bình thường, đặc biệt là tháng 5, tháng 7 và tháng 10 thời tiết cực kỳ ấm”. Theo Aemet, năm 2022 cũng là một trong những năm khô hạn nhất tại Tây Ban Nha, theo đó chỉ có các năm 2005 và 2017 ghi nhận lượng mưa thấp hơn năm 2022.
Bộ Môi trường Tây Ban Nha cho biết các hồ chứa của nước này chỉ còn 43% công suất vào cuối tháng 12, dưới mức trung bình 10 năm là 53%.
Thành phố Barcelona và các khu vực rộng lớn của vùng Catalonia, Đông Bắc Tây Ban Nha đã áp đặt các hạn chế về nước do thiếu mưa, bao gồm cấm sử dụng nước sạch để rửa ô tô hoặc đổ đầy bể bơi, đồng thời giảm lượng nước dùng để tưới cây.
Theo ước tính từ một viện y tế công cộng, nắng nóng thiêu đốt trong mùa Hè vừa qua đã khiến 4.744 người ở Tây Ban Nha tử vong. Nhiệt độ cao có thể gây say nắng, làm tổn thương não, thận và các cơ quan nội tạng khác, đồng thời có thể gây ra các triệu chứng như đau tim hoặc khó thở, dẫn đến tử vong.
Theo dịch vụ giám sát vệ tinh EFFIS của Liên minh châu Âu (EU), thời tiết đặc biệt khô nóng năm 2022 tạo điều hiện bùng phát các vụ cháy rừng, tàn phá hơn 300.000 ha đất ở Tây Ban Nha.
Mức độ ấm lên tại châu Âu cao gấp đôi so với phần còn lại của thế giới
Trong 3 thập niên qua, mức độ ấm lên tại châu Âu cao gấp đôi so với phần còn lại của thế giới và "Lục địa Già" cũng là châu lục có mức nhiệt độ tăng nhiều nhất.
Đây là kết quả báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
Người dân làm mát do nắng nóng ở Seville, Tây Ban Nha ngày 13/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo về tình trạng khí hậu châu Âu được công bố sau khi châu lục này trải qua một mùa hè với nhiều hình thái thời tiết cực đoan, trong đó phải kể đến đợt sóng nhiệt kỷ lục thiêu đốt nước Anh, các sông băng trên dãy Alps tan chảy nhanh chưa từng thấy và đợt sóng nhiệt kéo dài dưới đáy đại dương khiến nước biển Địa Trung Hải nóng hơn thông thường.
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas gọi châu Âu là một bức tranh tả thực tình trạng ấm lên toàn cầu và nhắc nhở thế giới rằng kể cả những nơi được chuẩn bị tốt cũng không an toàn trước những tác động của các hình thái thời tiết cực đoan.
Theo báo cáo của WMO, từ năm 1991 - 2021, nhiệt độ trên toàn châu Âu tăng trung bình là 0,5 độ C/thập niên trong khi mức nhiệt tăng trung bình toàn cầu cùng giai đoạn là 0,2 độ C/thập niên. Năm 2021, các hình thái thời tiết cực đoan với mức độ nghiêm trọng gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chủ yếu là bão và lũ, đã gây thiệt hại hơn 50 tỷ USD tại châu Âu.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân khiến châu Âu ấm lên nhanh hơn những châu lục khác là do thực tế rằng một phần diện tích rộng lớn của châu lục này nằm ở vùng Bắc Cực và phía Nam của Bắc Cực cũng là vùng ấm lên nhanh nhất trên Trái Đất. Nguyên nhân thứ hai là do những thay đổi về khí hậu. Ví dụ, mùa hè, các đám mây trên bầu trời châu Âu ít đi khiến ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống nhiều hơn và nhiệt độ cao hơn. Một số nhà khoa học gọi châu Âu là điểm hút sóng nhiệt vì số đợt sóng nhiệt ảnh hưởng tới châu lục này đã tăng nhanh hơn so với các châu lục khác do những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển.
Cũng theo báo cáo của WMO, dù nhiệt độ tăng, châu Âu đã nỗ lực cắt giảm 31% lượng khí thải ra trong giai đoạn từ 1990 - 2020 và đặt mục tiêu giảm 55% vào năm 2030.
Báo cáo được công bố trong bối cảnh các phái đoàn đại diện các quốc gia trên thế giới sẽ đến Ai Cập để tham dự Hội nghị Các bên tham gia Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 27 (COP27). Một số nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng dự kiến sẽ tham dự.
Tây Ban Nha báo động nguy cơ nắng nóng diện rộng Ngày 13/7, Chính phủ Tây Ban Nha đã cảnh báo do nhiệt độ tăng mạnh tại nhiều khu vực. Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Seville, Tây Ban Nha ngày 13/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Dự báo, nhiệt độ tại một số khu vực ở Tây Ban Nha, vốn đã chứng kiến đợt nắng nóng thứ nhất từ cuối tuần trước, sẽ...