Tây Ban Nha ghi nhận 680.540 lượt tiêm chủng trong 24 giờ qua
Ngày 23/6, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo nước này ghi nhận lượt tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở mức kỷ lục với 680.540 lượt tiêm trong vòng 24 giờ qua, qua đó củng cố mục tiêu 70% dân số nước này được tiêm đầy đủ vào cuối tháng 8.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của bộ trên, các cơ quan y tế Tây Ban Nha đã phân bổ gần 37,6 triệu liều vcaccine phòng COVID-19. Bộ cũng nêu rõ 50% trong tổng số 47 triệu người dân nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19 và gần 32%, tương đương 15 triệu người, đã hoàn thành việc tiêm chủng.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc mới COVID-19 tại Tây Ban Nha đang có chiều hướng giảm, tạo điều kiện cho nước này nới lỏng một số biện pháp phòng dịch, dự kiến bắt đầu từ ngày 26/6 tới. Theo Bộ trưởng Y tế Carolina Darias, với các sự kiện ngoài trời có đông người tham dự, những người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ không phải đeo khẩu trang nếu duy trì khoảng cách an toàn là 1,5 m. Từ mùa Hè năm ngoái, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc đối với người từ 6 tuổi trở lên khi tham gia hoạt động trong nhà và ngoài trời, ngoại trừ các hoạt động thể dục thể thao.
Tính đến nay, Tây Ban Nha đã ghi nhận 80.748 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 3.773.032 ca mắc.
Video đang HOT
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca thông báo nước này sẽ mở rộng đối tượng đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19, theo đó những người 18 tuổi trở lên sẽ được tiêm chủng, bắt đầu từ ngày 25/6 tới.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Koca cho biết chính phủ đặt mục tiêu trước giữa tháng 7 sẽ có khoảng 70% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine. Kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vào đầu năm nay, hơn 29.904.000 người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêm vaccine. Nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine của Sinovac (Trung Quốc).
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận 5.809 ca mắc mới và 65 ca tử vong. Tổng số ca mắc tại nước này cho tới nay là 5.387.545 ca, trong đó có 49.358 ca tử vong.
Tại Nam Mỹ, Bộ trưởng Y tế Chile Enrique Paris thông báo sau 5 tháng triển khai tiêm chủng đại trà, 80,26% đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, tương đương 12.199.649 người, đã được tiêm ít nhất một mũi tiêm vaccine phòng COVID-19. Ông nhấn mạnh với số liệu này, nước này đã hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Triển khai từ đầu tháng 2, tới nay đã có 21.724.741 liều vaccine được tiêm tại nước này.
Tây Ban Nha tiêm vaccine cho trẻ em trước thềm năm học mới
Tây Ban Nha có kế hoạch triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi vào khoảng hai tuần trước khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 tới.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Alcarras, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là thông báo của Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias đưa ra ngày 4/6, trong bối cảnh nước này gần cán mốc 10 triệu người đã tiêm chủng đầy đủ.
Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã phê duyệt sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên và cho phép các nước thành viên tự quyết định thời điểm triển khai tiêm chủng với vaccine này. Ngay lập tức, Đức đã công bố kế hoạch tiêm vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ ngày 7/6 tới, trong khi Italy cho biết sẽ sớm mở rộng đối tượng tiêm chủng trong đó bao gồm trẻ em.
Tuy nhiên, Tây Ban Nha hiện mới đang tập trung tiêm cho những người ở độ tuổi 50-59 và một số khu vực bắt đầu tiêm cho nhóm tuổi 40-49. Đề xuất tiêm chủng cho trẻ em trước thềm năm học mới sẽ cần được ủy ban y tế công cộng trực thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha thông qua.
Theo Bộ trưởng Darias, Tây Ban Nha dự kiến đạt mốc 10 triệu người tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ trong ngày 4/6. Nước này cũng đang tiến đến mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào giữa tháng 8 tới.
Với tỷ lệ lây nhiễm 118 ca/100.000 dân (giảm gần 50% so với đầu tháng 5 vừa qua) và vaccine đã bao phủ tất cả các nhóm có nguy cơ cao nhất, Tây Ban Nha dự định cho phép mở cửa trở lại các quán bar, hộp đêm ở những khu vực có ít nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Nước này cũng có kế hoạch mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 7/6 miễn là họ có chứng nhận đã tiêm đủ liều một trong những loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép hai tuần trước khi khởi hành.
* Ngày 3/6, Chile thông báo sẽ giới hạn độ tuổi người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) do lo ngại nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu hiếm gặp sau tiêm.
Theo đó, Bộ Y tế Chile cho biết, trong thời gian tới, vaccine AstraZeneca sẽ chỉ được sử dụng cho những người trên 45 tuổi như một "biện pháp phòng ngừa" trong khi chờ thêm kết quả điều tra. Quyết định này được đưa ra sau khi Chile ghi nhận một trường hợp là nam giới 31 tuổi bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu.
Cho đến nay, Chile đã thực hiện hơn 362.500 liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, chủ yếu cho những người trên 55 tuổi nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra đông máu như đã ghi nhận ở một số nước. Ngoài 6 triệu liều vaccine AstraZeneca hiện có, Chile còn sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech và Coronavac (Trung Quốc).
Chile là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới. Hiện 10,8 triệu người ở nước này đã tiêm ít nhất một mũi vaccine trong số 15,2 triệu người thuộc diện ưu tiên tiêm chủng. Theo worldometers.info, dân số quốc gia Nam Mỹ này hiện ước tính 19,1 triệu người.
Campuchia phát hiện nhiều ca mắc biến thể Delta khi số ca tử vong tăng vọt Ngày 19/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện 471 ca mắc mới COVID-19, trong đó 426 trường hợp lây nhiễm cộng đồng và 45 ca nhập cảnh. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 20 người, mức cao nhất kể từ ngày 12/6 vừa qua. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...