Tàu vũ trụ MS-13 của Nga bị chôn vùi ở Thái Bình Dương
Tàu vũ trụ chở hàng MS-13 của Nga, rời khỏi trạm vũ trụ quốc tế hôm 8/7, đã bị chôn vùi ở “nghĩa địa tàu vũ trụ” tại Thái Bình Dương.
Tàu vũ trụ chở hàng MS-13 của Nga, rời khỏi trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hôm 8/7, đã bị chôn vùi ở khu vực phi hàng hải của Thái Bình Dương, hay còn gọi là “nghĩa địa tàu vũ trụ”, cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết trong một tuyên bố ngày 9/7.
Tàu vũ trụ MS-13 được phóng lên ISS bằng tên lửa Soyuz-2.1a. Ảnh: Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga
“Nghĩa địa tàu vũ trụ” còn được biết đến với cái tên Point Nemo. Nơi này cách khu vực có người ở trên Trái đất xa nhất, nằm ngoài vị trí định vị của tàu thuyền và là địa điểm lý tưởng để “chôn vùi” những con tàu vũ trụ, hay các trạm vũ trụ đã hoặc đang chuẩn bị ngừng hoạt động.
“Theo tính toán của Trung tâm điều khiển nhiệm vụ, tàu vũ trụ chở hàng hóa MS-13 đã quay trở lại Trái đất vào lúc 1 giờ 5 phút (giờ địa phương). Việc chôn vùi tàu vũ trụ đã diễn ra tại khu vực phi hàng hải của Thái Bình Dương, cách khoảng 1.800km về phía đông nam thủ đô Wellington, New Zealand”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Tàu vũ trụ MS-13 đã rời khỏi trạm vũ trụ quốc tế vào 21 giờ 22 phút ngày 8/7 (giờ địa phương).
Tàu chở hàng đã được phóng lên ISS bằng tên lửa Soyuz-2.1a từ vị trí phóng số 31 tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào 6/12/2019. Tàu MS-13 mang theo 650kg nhiên liệu, 420kg nước, 1.360kg hàng hóa khô và 50kg oxy tới ISS.
Lần phóng tiếp theo của tàu vũ trụ Progress-MS dự kiến sẽ diễn ra tại Baikonur vào ngày 23/7. Progress-MS sẽ mang theo nhiên liệu, nước, oxy và các hàng hóa khác đến khu vực tiền đồn quỹ đạo./.
Tham vọng sao Hỏa và giấc mơ không gian "cho mọi người" của SpaceX
SpaceX đang thúc đẩy sứ mệnh đặt chân lên sao Hỏa và biến giấc mơ đặt chân vào không gian trở thành hiện thực với mọi người.
Truyền thông quốc tế với hàng triệu người trên thế giới đã khen ngợi thành công trong việc phóng tàu vũ trụ có người lái lên Trạm Vũ trụ Quốc tế cuối tuần trước. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ vì sao sự kiện này lại được coi như một dấu mốc mang tính "lịch sử" bởi ISS chỉ cách Trái Đất 400km và trong vòng hơn 20 năm nữa, không chừng sẽ có vô số những chuyến phóng tàu vũ trụ như vậy được cả NASA của Mỹ, Roscosmos của Nga tiến hành.
Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence quan sát tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Cape Canaveral, Florida ngày 30/5/2020. Ảnh: Reuters
Sự kiện này có khác biệt vì đây là lần đầu tiên các phi hành gia Mỹ thực hiện chuyến bay vào quỹ đạo trên chiếc tàu vũ trụ do công ty tư nhân SpaceX chế tạo với sự góp vốn một phần của NASA.
Jim Bridenstine - Giám đốc NASA gọi sự kiện trên là "nhiệm vụ ưu tiên cao của Mỹ" bởi từ khi NASA dừng chương trình tàu con thoi vào năm 2011, Mỹ gần như không đủ khả năng tiếp tục chi trả cho Roscosmos số tiền 86 triệu USD với mỗi lần phi hành gia Mỹ được cử lên ISS.
NASA đã đưa 38 phi hành gia lên tàu vũ trụ Soyuz của Nga với tổng chi phí 3,3 tỷ USD. NASA tính toán hợp đồng của cơ quan này với SpaceX trong 6 lần đưa phi hành gia lên ISS sẽ giảm chi phí trung bình xuống còn 55 triệu USD.
Ngoài vấn đề chi phí, Mỹ muốn kiểm soát toàn bộ mọi khâu từ con người, phương tiện cho tới thời điểm phóng tàu vũ trụ vào không gian.
Quan trọng nhất, Mỹ vốn luôn khuyến khích sự cạnh tranh trong mọi lĩnh vực. Ở lĩnh vực công nghệ không gian, khi các công ty tư nhân bắt đầu xuất hiện và dần trưởng thành (SpaceX, Boeing, Blue Origin, Sierra Nevada và các công ty khác), việc hợp tác với các công ty này nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và giảm bớt chi phí là hướng đi chiến lược hợp lý. NASA hiện đã ký các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với SpaceX và Boeing.
SpaceX đã có những bước đột phá quan trọng trong công nghệ không gian, đáng chú ý nhất là khả năng đưa các tên lửa đẩy chính quay lại trái đất sau khi phóng thành công tàu vũ trụ vào không gian. Điều này không chỉ giúp giảm hơn 30% tổng chi phí (bởi các tên lửa có thể được tái sử dụng cho những lần phóng khác), mà còn giúp tạo ra những biện pháp an toàn mới nhằm bảo vệ các khoang có phi hành gia.
Vụ phóng thành công của SpaceX cũng là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực thương mại hóa quỹ đạo trái đất tầm thấp. Du lịch không gian sẽ trở thành một khái niệm phổ biến trong tương lai nếu các chi phí giảm bớt nhờ tiến bộ công nghệ.
Tổng thống Trump đã thúc đẩy NASA quay trở lại Mặt trăng trước năm 2024, thời điểm có thể là những giây phút cuối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông nếu ông tái đắc cử, mặc dù các chuyên gia về vũ trụ cho rằng khung thời gian này là không thực tế.
SpaceX đã chứng minh khả năng đưa con người vào không gian, đồng thời có thể đảm bảo được tương lai tài chính (qua các hợp đồng quan trọng với NASA) và theo đuổi một mục tiêu lớn hơn: Đưa con người lên sao Hỏa.
Ai mà tin được rằng hơn 50 năm sau khi con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, không có ai tiến xa hơn ISS, chỉ cách Trái Đất 400km?
Giáo sư Nidhal Guessoum chuyên nghiên cứu về vật lý và thiên văn học tại Đại học Mỹ Sharjah ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhận định: "Nếu bạn hỏi mọi người và các chuyên gia ở thời điểm những năm 1970 về việc khi nào chúng ta sẽ đặt chân lên sao Hỏa, tôi có thể tin là hầu hết đều sẽ trả lời rằng "đầu những năm 2000".
Trên thực tế, việc đặt chân lên sao Hỏa khó hơn và xa hơn hàng trăm lần so với việc đặt chân lên Mặt trăng. Chúng ta sẽ phải mất 7 tháng để đặt chân lên sao Hỏa trong điều kiện đã phát triển công nghệ để cung cấp đủ các trang thiết bị cũng như các biện pháp an toàn cho phi hành gia. Sứ mệnh đưa con người lên hành tinh đỏ cũng bị trì hoãn hàng thập kỷ, cho đến khi Elon Musk - nhà sáng lập SpaceX thúc đẩy dự án này.
Sứ mệnh chinh phục không gian ngày nay đã mở cánh cửa cho các công ty tư nhân. Chinh phục không gian không còn là "địa hạt" của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ nữa. Đây là sứ mệnh của toàn nhân loại, bao gồm tất cả mọi người và các công ty tư nhân.
"Sứ mệnh lịch sử này đã vẽ ra một con đường biến những chuyến bay vào không gian trở thành hiện thực với tất cả những người mơ về nó", Gwynne Shotwell, trưởng văn phòng điều hành của SpaceX khẳng định.
Cố vấn hàng không vũ trụ Nga bị bắt vì tội phản quốc Ivan Safronov, cố vấn cho lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ Roscosmos, bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga bắt vì nghi ngờ phản quốc. "Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) đã bắt Ivan Safronov, cố vấn cho tổng giám đốc Roscosmos, tại Moskva", một phát ngôn viên của FSB nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS...