Tàu vũ trụ đem mẫu vật từ ISS về Trái đất
Tàu vũ trụ chở hàng của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên mang theo 1 khoang chứa để đưa các mẫu vật khoa học từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trở về Trái đất.
Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS)
Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi cho biết vào ngày 11-9, tàu chở hàng Kounotori7 sẽ được phóng từ rocket H2B do Nhật Bản chế tạo.
Tàu Kounotori7 sử dụng 1 lần có thể vận chuyển tối đa 6 tấn hàng hóa gồm nước và thực phẩm lên ISS.
Video đang HOT
Khoang chứa hình nón có đế rộng 84cm và cao 66cm, có thể mang tối đa 20kg hàng hóa. Khoang chứa này sẽ mang mẫu vật của các thí nghiệm khoa học trở về Trái đất.
Theo JAXA, Nhật Bản từng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các nước khác trong việc mang các mẫu vật từ ISS trở về Trái đất, do đó đây sẽ là bước tiến đáng kể đối với nghiên cứu vũ trụ của Nhật Bản.
Theo ANTD
Cao thêm 9 cm, phi hành gia Nhật Bản lo không thể trở về Trái Đất
Phi hành gia Nhật Bản Norishige Kanai lo ngại việc cao thêm tới 9 cm trong 3 tuần sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có thể sẽ khiến anh gặp trở ngại trong việc ngồi vừa ghế của tàu con thoi để trở về Trái Đất.
Phi hành gia Norishige Kanai trên tàu vũ trụ (Ảnh: Telegraph)
"Chào buổi sáng tất cả mọi người. Tôi có một thông báo quan trọng hôm nay. Chúng tôi đã tiến hành đo cơ thể sau khi lên không gian, và wow, wow, wow, tôi thực sự đã cao thêm tới 9 cm!", phi hành gia Norishige Kanai viết trên mạng xã hội Twitter.
"Tôi lớn nhanh như một cái cây chỉ trong vòng 3 tuần. Chưa bao giờ tôi cao nhanh như vậy kể từ hồi học phổ thông. Tôi hơi lo lắng một chút về việc liệu tôi có ngồi vừa ghế của Soyuz khi trở về (Trái Đất) không", Norishige Kanai viết tiếp.
Theo BBC, tàu vũ trụ Soyuz, vốn do Nga chế tạo để đưa các phi hành gia rời khỏi và trở về Trái Đất, chỉ có ghế ngồi với chiều cao nhất định. Do vậy, nếu phi hành gia nào có chiều cao tăng đột biến, điều đó có thể sẽ trở thành một vấn đề khi họ được đưa trở về Trái Đất.
Norishige Kanai cùng các phi hành gia khác lên tàu vũ trụ Soyuz từ hơn 3 tuần trước và dự kiến sẽ trở về Trái Đất vào tháng 6 tới. Thông thường, khi thực hiện nhiệm vụ trong không gian, chiều cao của các phi hành gia sẽ tăng từ 2-5 cm. Hiện tượng này xảy ra do môi trường phi trọng lực khiến xương sống của con người bị kéo dãn. Tuy nhiên, sau khi trở lại Trái Đất, chiều cao của họ lại trở lại như mức ban đầu.
Việc các phi hành gia tăng chiều cao là điều bình thường, nhưng tăng tới 9 cm chỉ trong vài tuần như trường hợp của Norishige Kanai được cho là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, cơ thể mỗi người có sự thay đổi khác nhau.
"9 cm đúng là nhiều, nhưng vẫn có thể tăng đến chừng đó vì cơ thể người rất khác nhau. Những người khác nhau sẽ có mức độ tăng trưởng khác nhau và mỗi người sẽ phản ứng theo một cách khác nhau", chuyên gia Libby Jackson tại Cơ quan Vũ trụ Anh cho biết.
Đây là hành trình lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đầu tiên của phi hành gia Norishige Kanai. Trước đây anh từng là sĩ quan quân y thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nhật Bản biến tiểu hành tinh cách 300 triệu km thành thuộc địa? Tàu thám hiểm Nhật đã vượt 300 triệu km để tới tiểu hành tinh giàu khoáng sản Ryugu, trong hành trình kéo dài 3,5 năm. Bức ảnh chụp tiểu hành tinh Ryugu vào ngày 24.6. Theo Daily Star, Nhật Bản được cho là đang bắt đầu những bước đầu tiên biến tiểu thành tinh thành thuộc địa. Cơ quan hàng không vũ trụ...