Tàu vỏ sắt đâm thuyền gỗ, một phụ nữ tử vong
Đang chèo thuyền đánh bắt cá trên sông Đào, chiếc thuyền của vợ chồng anh Hùng chị Vượng bị một tàu lớn đâm trúng, khiến thuyền lật úp. Khi anh Hùng bơi lại phía chị Vượng thì đã không thấy chị đâu.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 7h sáng ngày 15/3, trên sông Đào đoạn thuộc địa phận phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, vợ chồng anh Nguyễn Viết Hùng (SN 1963) và chị Lê Thị Vượng (SN 1980), trú tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định chèo thuyển gỗ nhỏ trên sông Đào để đánh bắt cá cách bờ khoảng 7m.
Khu vực sông Đào nơi xảy ra vụ va chạm
Khi thuyền đang xuôi theo hướng cầu Tân Phong, đến địa điểm Cảng Công an thì có một chiếc tàu vỏ sắt từ cảng này chạy ra đâm vào thuyền của vợ chồng anh Hùng, khiến thuyền bị lật úp. Hai vợ chồng anh Hùng rơi xuống nước. Anh Hùng vừa hô hoán vừa bơi lại phía chị Vượng nhưng lúc này chị Vượng đã chìm. Do không còn sức nên anh Hùng buộc phải bơi vào bờ kêu cứu.
Ngay lập tức mọi người huy động các xuồng, thuyền chài tìm kiếm chị Vượng, khoảng 30 phút sau thi thể chị Vượng được tìm thấy cách khu vực va chạm không xa.
Video đang HOT
Được biết chủ lái tàu gây tai nạn là Lê văn Hưng (SN 1985), trú tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hiện cả tàu và người lái đang được các cơ quan Công an tạm giữ để phục vụ cho công tác điều tra.
Đức Văn
Theo Dantri
14 người chìm canô ở Kiên Giang được cứu nhờ đèn điện thoại
Bị hất văng xuống biển khi canô lật úp, các du khách nắm tay nhau, bám víu thân tàu và huơ đèn hai điện thoại còn sử dụng được cầu cứu.
Trưa 9/2, hơn 12 giờ được tàu đánh cá cứu khi canô bị chìm gần đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tối hôm qua, 14 người được đưa vào bờ. Họ vẫn còn sợ hãi khi nhớ lại lúc chiếc canô chìm và 30 phút trôi dạt trên biển.
"Khi canô lật úp, mọi người bị hất văng xuống biển, chúng tôi nắm chặt tay nhau không để sóng biển cuốn trôi từng người, rồi cầu nguyện", anh Nguyễn Long Tuyền (quê An Giang) kể.
Khoảng 40 phút trôi dạt trên biển, 14 người trên canô bị chìm được cứu. Ảnh: ĐBP Nam Du
Thanh niên 29 tuổi cho biết, anh tổ chức mua tour 2 ngày một đêm cho những người họ hàng, trong đó có 8 nữ xuất phát từ An Giang đến TP Rạch Giá. Sáng hôm qua, họ đi tàu ra tham quan đảo Nam Du (huyện Kiên Hải), dự kiến ngày 10/2 về lại đất liền.
Trong lúc thuê xe máy đi vòng quanh đảo, bà Tô Thúy Hoa (55 tuổi) không may bị tai nạn dập ngón tay áp út. "Cô ấy là người lớn tuổi nhất. Thấy chấn thương của cô ấy khá nghiêm trọng, mọi người rất sốt ruột nên quyết định thuê canô vào đất liền chữa trị ngay trong đêm", anh Tuyền cho hay.
18h30, nhóm du khách bắt đầu xuống canô. Lúc này thời tiết khá tốt, biển êm. Do cả đoàn chỉ có bốn người biết bơi nên tất cả chủ động mặc áo phao. Sau một giờ xuất phát, khi canô cách đảo Lại Sơn khoảng 10 hải lý, bắt đầu có nhiều sóng to ập đến. "Mọi người nháo nhào khiến canô nghiêng, rồi lật úp", anh Tuyền nhớ lại.
Toàn bộ hành lý, tư trang đều mất hết, điện thoại di động cũng chỉ còn 2 cái sáng màn hình nhưng không gọi được. "Thấy ai cũng hoảng loạn, tôi động viên cùng đu bám canô đang lật úp, huơ 2 điện thoại giữ biển, với hy vọng ánh sáng từ màn hình sẽ có tàu cá đi ngang nhìn thấy", nam du khách cho biết.
Sau 30 phút trôi tự do trên biển, họ được một tàu cá phát hiện và vớt đưa vào bờ an toàn. "Nếu tàu cá chỉ đến chậm vài phút thì tính mạng của chúng tôi không biết như thế nào, vì lúc đó ai cũng kiệt sức. Chuyến du lịch ám ảnh với chúng tôi", bà Hoa nói.
Chủ tàu cá Huỳnh Văn Lâm (43 tuổi, ở huyện đảo Kiên Hải) cho biết, hơn 20h hôm đó, ông cùng 5 thuyền viên đang vào bờ ở Hòn Mấu sau chuyến đi biển. Khi đi ngang qua Hòn Sơn, ông phát hiện ánh sáng yếu ớt trên mặt biển. Linh tính có người gặp nạn đang phát tín hiệu cầu cứu, ông Lâm cho tàu quay lại.
"Lúc tàu chạy đến, họ thấy nhiều người đang trôi dạt, la hét cầu cứu. Các nạn nhân khóc sướt mướt khi được vớt lên, nhiều người run cầm cập vì lạnh. Họ tạ ơn trời đất, còn chúng tôi cũng tạ ơn trời phật vì cứu được nhiều mạng người", ông Lâm cho biết.
Theo các thuyền viên, lúc phát hiện, chỉ có 12 người có mặt áo phao. Tất cả nạn nhân bám víu vào thân canô lật úp. "Chúng tôi cố lai dắt chiếc canô vào bờ nhưng không thành công vì nó quá cũ, dây thừng cột vào đâu cũng bể bung ra từng miếng khi được kéo", thuyền viên nói.
Ông Lâm sau đó đưa 14 người về nhà mình cho ăn uống, sưởi ấm rồi gọi điện trình báo cơ quan chức năng.
Sức khỏe của các nạn nhân đều ổn định, riêng bà Hoa do bị tai nạn xe máy nên được đưa đến bệnh viện chăm sóc. Ảnh: Hiếu Nguyễn
Bước đầu, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang xác định, canô gặp nạn đăng ký chở khách du lịch quanh quần đảo Nam Du, tối đa 12 người, không được phép chạy tuyến Nam Du - Rạch Giá. Ngoài ra, quy định an toàn cũng không cho phép tàu chở khách trên biển ban đêm.
Tuy nhiên, khi được nhóm khách thuê từ đảo Nam Du về TP Rạch Giá vào buổi tối, ông Lê Hoàng Điệp (ngụ TP Rạch Giá) - chủ canô đã nhận lời, với giá 8 triệu đồng.
Phúc Hưng - Hiếu Nguyễn
Theo VNE
Ca nô chở 14 người chìm giữa biển đã bị cấm hoạt động Phương tiện không đủ điều kiện hoạt động nhưng ông Bảo đã chở đoàn khách du lịch trên 10 người vượt biển khiến tai nạn xảy ra trong đêm. Bến tàu xã An Sơn, nơi tiếp nhận đoàn khách du lịch bị nạn vào tối 8.2. Ảnh: Thư viện Kiên Giang. Sáng 9.2, ông Phạm Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã An Sơn,...