Tàu tuần tra Trung Quốc bị “tố” lần thứ 18 xâm nhập đảo Điếu Ngư/Senkaku
Theo hãng Kyodo (26/6): Biên đội tàu Hải cảnh gồm 2 chiếc của Trung Quốc sáng 26/6 đã xâm nhập vào vùng biển rộng 12 hải lý quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku và tiến hành tuần tra trong khoảng 2 giờ.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển số 11 (SDFG) ở Naha thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản, vào khoảng 10 giờ sáng (giờ địa phương) đã phát hiện biên đội tàu Hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu Hải cảnh 2307 và 2337 xâm nhập vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để tiến hành các hoạt động tuần tra.
Theo Kyodo, đây là lần thứ 18 trong năm 2015, biên đội tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển 12 hải lý quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Ngay sau khi phát hiện tàu tuần tra của TQ, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã áp sát biên đội và kêu gọi tàu TQ rời khu vực thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Tuy nhiên, một trong hai chiếc tàu Hải Cảnh của TQ trả lời rằng: “Quần đảo Điếu Ngư và khu vực biển lân cận thuộc chủ quyền cố hữu của TQ”, sau đó vẫn tiếp tục các hoạt động tuần tra. Khoảng 2 giờ sau, biên đội tàu Bắc Kinh hoàn thành tuần tra và rời khỏi khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Cùng ngày, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cũng đưa ra thông báo: biên đội tàu Hải cảnh 2 chiếc của TQ lần lượt mang số hiệu 2307, 2337 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Video đang HOT
Hương Giang (theo huanqiu.com)
Theo Dantri
Trung Quốc đẩy mạnh chế tạo phương tiện tuần tra trên biển
"Báo cáo phát triển biển năm 2015" của Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho tuần tra trên biển.
Tàu hải giám Trung Quốc. (Ảnh: China News)
China News đưa tin, Trung Quốc ngày 23/6 phát hành "Báo cáo phát triển biển năm 2015", do Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc biên soạn và phát hành.
Báo cáo tiết lộ, nhằm đối phó tình hình trên biển ngày càng phức tạp, Trung Quốc sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho công tác tuần tra trên biển.
Theo báo cáo, trong năm 2014, Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiếp nhận thêm 22 tàu chấp pháp mới và 6 ca nô phản ứng nhanh. Trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chế tạo thêm các tàu hải cảnh mới nhằm "đối phó với tình hình bất ổn trên biển, trong đó có Biển Đông".
Báo cáo cho rằng hiện vẫn tồn tại mối đe dọa an ninh truyền thống với Trung Quốc. Điều này chủ yếu đến từ "sự kiềm chế và vây hãm của một số nước lớn" cùng nguy cơ an toàn trên biển trong tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển phân tích: "Chiến lược tái cân bằng", xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh biển Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng cáo buộc "Mỹ không ngừng nâng cao vị thế của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, với ý đồ kìm hãm Trung Quốc tại khu vực này". Tranh chấp chủ quyền biển đảo đã khiến cho xung đột vũ trang xảy ra giữa một số nước liên quan.
Về tình hình Biển Đông, báo cáo cho biết, từ năm 2014 các quốc gia quanh Biển Đông liên tục tăng cường mua sắm vũ khí trang bị hiên đại.
Trong báo cáo, Bắc Kinh đổi trắng thay đen rằng "các quốc gia như Việt Nam, Philippines tăng cường xây dựng phi pháp tại các đảo chiếm đóng ở Biển Đông để tăng cường quản lý phòng thủ", điều mang lại mối hiểm họa tiềm ẩn đối với an ninh biển Trung Quốc (?)
Sở nghiên cứu chiến lược phát triển biển cũng nhấn mạnh: để hoàn thành mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành "cường quốc biển", cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quân và lực lượng cảnh sát biển, triển khai các đợt tuần tra chấp pháp trên biển; nỗ lực đẩy mạnh phát triển quan hệ lành mạnh với các quốc gia láng giềng xung quanh Biển Đông và các nước lớn.
Trung Quốc rêu rao rằng tình hình bất ổn tại Biển Đông là do các nước tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên truyền thông quốc tế đều đánh giá rằng, chính các hoạt động rộng mở rộng tôn tạo đảo trái phép trên các đảo đá của Trung Quốc tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là nguyên nhân khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng.
Các hành động này xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Hiện thế giới đang rất quan ngại trước tuyên bố của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng các công trình dân sự và quân sự sau khi hoàn thành cải tạo đảo.
National Interest đánh giá các cơ sở này sẽ là công cụ đắc lực nhằm phục vụ ý đồ chiến lược "độc chiếm Biển Đông" của Trung Quốc, núp dưới chiêu bài "thực hiện nghĩa vụ quốc tế".
Hương Giang
Theo Dantri/ China News
Philippines đặt mua gần 100 tàu tuần tra làm gì? Cục trưởng Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR), Asis Perez thông báo Philippin sẽ mua gần 100 tàu tuần tra mới để bảo vệ nguồn thủy hải sản. Cục trưởng Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR), Asis Perez thông báo nước này sẽ mua gần 100 tàu tuần tra mới để bảo vệ nguồn thủy...