Tàu Trung Quốc mắc cạn ở Philippines
Manila hôm nay cho biết đã bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc bị mắc cạn ở bãi san hô được liệt vào Di sản Thế giới của Philippines, cách lục địa chính gần nhất của Trung Quốc tới 1.600km Đây cũng là khu vực Mỹ vừa mất trắng một tàu hải quân.
Tàu USS Guardian (phải) tại vị trí bị mắc cạn tại Tubbataha
Tàu với 12 thủy thủ được phát hiện mắc cạn ở vùng nước nông của bãi san hô Tubbataha trong vùng Biển Sulu vào ngay trước nửa đêm qua 8/4, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Arman Balilo cho hay. “Đây là một tàu cá nhỏ, nhưng chúng tôi băn khoăn làm cách nào họ lại lạc vào Tubbataha. Ngoài vào trái phép, chúng tôi còn đang điều tra khả năng họ săn bắt trộm”, Balilo cho biết thêm.
Cũng theo ông Balilo, tàu đã được kéo khỏi bãi cạn vào ngày hôm nay và sau đó được kéo tới tỉnh Palawan gần đó. Tại đây các ngư dân sẽ bị giam giữ và thẩm vấn.
Balilo cho hay ngư dân Trung Quốc thường xuyên lạc vào vùng biểnPhilippines, song đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây họ bị phát hiện ở sâu về phía nam như ở Tubbataha.
Video đang HOT
Vụ tàu mắc cạn xảy ra khi Trung Quốc và Philippines vẫn căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, thậm chí “ăn” vào cả vùng biển ngay sát bờ biển của Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á khác.
Philippines đã cáo buộc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, là ngư trường đánh bắt dồi dào, ở gần đảo chính Luzon của nước này vào năm ngoái và đã yêu cầu Liên hợp quốc can thiệp.
Tuy nhiên, bãi san hô ở Biển Sulu, nằm xa hơn về phía đông nam, không nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự đưa ra để chiếm Biển Đông. Biển Sulu và Biển Đông được chia cắt bởi Palawan, một trong những đảo lớn nhất của Philippines.
Bãi san hô nằm cách đông bắc đảo Hải Nam, lục địa lớn gần nhất của Trung Quốc, khoảng 1.600km.
Ông Balilo không muốn phỏng đoán làm cách nào ngư dân Trung Quốc tiến được tới Tubbataha, nhưng một quan chức hải quân hé lộ với hãng thông tấn AFP rằng họ có thể đã đi qua Biển Đông rồi sau đó qua một eo hẹp ở đầu nam của Palawan.
Tubbataha nổi tiếng với giới thợ lặn khắp thế giới vì những bức tường san hô tuyệt đẹp và môi trường biển đa dạng, được ví là đối thủ của bãi san hô Great Barrier Reef của Australia. Đi vào công viên Tubbataha phải được phép của giới chức Philippines.
Tuy nhiên, đây cũng là nơi một tàu quét mìn của Hải quân Mỹ bị mắc cạn hồi tháng 1 vừa qua và đội cứu hộ đã phải “xẻ thịt” con tàu vào tháng 3. Giới chức Philippines ước tính tàu USS Guardian đã làm hư hại ít nhất 2.345m2 san hô và đang đòi Mỹ bồi thường 1,4 triệu USD.
Theo Dantri
Ngư dân Philippines phát hiện tàu TQ đổ vật liệu xây trộm ở Trường Sa
Tàu quân sự Trung Quốc đã lợi dụng lúc đêm tối để đột nhập và đổ vật liệu xây dựng trái phép lên một trong số 10 điểm (7 đảo và 3 bãi san hô) thuộc nhóm đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa.
Tàu đổ bộ Trung Quốc (Hình minh họa)
Tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 20/3 dẫn một nguồn tin quân sự nước này cho biết, họ phát hiện thấy tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc đã xâm nhập trái phép và bốc dỡ vật liệu xây dựng lên một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, thuộc nhóm đảo Thị Tứ, Philippines gọi là Kalayaan trong khi Trung Quốc tự đặt tên là đảo Trung Nghiệp.
Sự xuất hiện của tàu hải quân Trung Quốc và hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo này được các ngư dân Philippines phát hiện và báo cho các nhà chức trách. Những chiếc tàu này khá lớn và "mang dấu hiệu Trung Quốc".
Tàu quân sự Trung Quốc đã lợi dụng lúc đêm tối để đột nhập và đổ vật liệu xây dựng trái phép lên một trong số 10 điểm (7 đảo và 3 bãi san hô) thuộc nhóm đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa, 10 điểm đảo này hiện do phía Philippines kiểm soát.
Nguồn tin giấu tên nói với tờ Manila Standard Today rằng ngay đầu tuần này Manila đã phái tàu Hải quân BRP Gregorio del Pilar tới nhóm đảo Thị Tứ để kiểm tra, xác minh hoạt động đổ trộm vật liệu xây dựng của tàu Trung Quốc.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 11/3 cổng thông tin điện tử Chính hiệp huyện Khai thành phố Trùng Khánh đưa tin, từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 6/3, tàu Hải tuần 31 cùng trực thăng Trung Quốc đã kéo ra khu vực nhóm đảo Thị Tứ chặn tuyến đường tàu thuyền Philippines qua lại từ đảo Thị Tứ tới đảo Palawan.
Cũng bản tin của website này cho biết, trước đây giới truyền thông vẫn cho rằng Bãi Cỏ Mây nằm trong cụm Thị Tứ là do Philippines kiểm soát đã bị tàu Hải tuần Trung Quốc thả hoa tiêu và các "thiết bị" đánh dấu chủ quyền (trái phép - PV) tại đây trong chuyến "tuần tra" phi pháp vừa qua.
Ngoài ra, trong chuyến "tuần tra" trái phép của 3 tàu Hải tuần 1 trực thăng Trung Quốc ngoài quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã thả hoa tiêu trái phép tại khu vực Bãi Đá Bắc thuộc cụm Bình Nguyên và Bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo soha
Chìm phà ngoài khơi Philippines, 24 người chết và mất tích Ít nhất 2 người chết và 22 người khác đang mất tích, sau khi một phà chìm trong vùng biển động ở Philippines sáng nay. Chìm phà ngoài khơi Philippines. Ảnh minh họa. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, chiếc thuyền có vỏ làm bằng gỗ MV Josille 2, chở 34 hành khách và 12 thủy thủ, bị chìm vào...