Tàu Trung Quốc làm biển nhiễm độc phải đền gần 40 triệu USD
Chính phủ Australia đã đạt được thỏa thuận đền bù không qua tòa án với chủ tàu chở than Shen Neng 1 thuộc Công ty Vận tải Năng lượng Thâm Quyến, Trung Quốc, và công ty bảo hiểm với số tiền 39,3 triệu USD vì hủy hoại môi trường biển, làm nhiễm độc san hô của nước này.
Trước đó hồi tháng 4.2010, tàu chở than Trung Quốc Shen Neng 1 bị mắc cạn gần bờ biển bang Queensland, gây ra sự cố tràn dầu, sơn chứa chất độc, chất chống gỉ và chất diệt vi sinh vật trên diện rộng, đe dọa môi trường biển khu vực vỉa san hô Great Barrier Reef.
Tàu Shen Neng 1 .
Ban đầu, Australia dự tính phạt 120 triệu USD, nhưng khoản thương lượng gần đây nhất là 39,3 triệu USD. Bộ trưởng Môi trường Australia Josh Frydenberg cho biết khoản tiền này đủ để Công viên biển Great Barrier Reef làm sạch độc tố từ sơn vỏ tàu Trung Quốc và khôi phục các quá trình sinh thái tự nhiên.
Theo Bộ trưởng Môi trường, ông Josh Frydenberg, số tiền 39,3 triệu USD sẽ cho phép Ban quản lý Công viên Hải dương Great Barrier Reef (GBRMPA) loại bỏ sơn chứa chất độc hại và khôi phục quá trình sinh thái tự nhiên của các rạn san hô. Chiến dịch làm sạch bắt đầu được triển khai vào giữa năm 2017.
Tổ chức Hòa bình xanh Australia lên tiếng phản đối số tiền đền bù đối với tàu Trung Quốc là con số quá nhỏ so với 120 triệu USD dự tính ban đầu.
Video đang HOT
THeo Danvet
Hải quân Nga - Trung diễn tập ở Biển Đông
Các tàu hộ vệ, chống ngầm Nga và Trung Quốc hôm qua diễn tập trên Biển Đông, trong giai đoạn hai của cuộc tập trận chung thường niên.
Các đội tàu Trung Quốc và Nga hôm qua diễn tập chung ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, đông nam nước này, ở khu vực Biển Đông. Lực lượng Nga và Trung Quốc bước sang giai đoạn hoạt động trên biển, sau giai đoạn một là huấn luyện trên bộ tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông hôm 15/9. Trong ảnh, tàu hộ vệ Huangshan cử thuỷ quân lục chiến lục soát một tàu khả nghi.
Lực lượng cứu hộ được tàu hộ vệ Trung Quốc cử tới, tiếp cận một tàu thương mại.
Tàu Huangshan và tàu chống ngầm Đô đốc Tributs của hải quân Nga tiến tới khu vực mục tiêu. Tập trận chung Joint Sea 2016 diễn ra từ ngày 12 đến 19/9, bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị ở cảng, tập trận trên biển và tổng kết.
Trung Quốc và Nga đưa tổng cộng 13 tàu bề mặt, hai tàu ngầm, 11 máy bay, 10 trực thăng và thiết bị đổ bộ bọc thép cũng như 256 thủy quân lục chiến tham gia.
Tại giai đoạn trên Biển Đông, hai bên tham gia các hoạt động tập trận phòng không, chống ngầm, phối hợp chiếm đảo ba chiều, tìm kiếm và cứu hộ, đổ bộ, kiểm tra và sử dụng vũ khí.
Trực thăng hải quân Trung Quốc cử nhân viên cứu hộ tới một thuyền viên đang đuối nước của tàu thương mại.
Tập trận Joint Sea thường niên lần đầu tiên được tổ chức ở Biển Đông, và cũng là chiến dịch chung lớn nhất của hải quân Nga - Trung.
Cuộc tập trận thu hút chú ý bởi nó diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông, khẳng định Bắc Kinh không có quyền lịch sử ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích hành động phá hoại của Trung Quốc đối với môi trường tại đây. Trung Quốc một mực bác bỏ, tuyên bố không tuân thủ phán quyết.
Trung Quốc tuyên bố cuộc tập trận "không nhằm vào quốc gia nào", nhưng giới quan sát cho rằng đây là động thái phản ứng lại áp lực quân sự trên Biển Đông đến từ Mỹ.
Trọng Giáp
Ảnh: Xinhua
Theo VNE
Tổng thống Philippines khó lùi bước nếu Trung Quốc cải tạo Scarborough Dưới sức ép của công chúng, Tổng thống Philippines Duterte sẽ buộc phải cứng rắn nếu Trung Quốc thay đổi hiện trạng bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte được cho là người khó đoán. Ảnh:Reuters "Nếu Bắc Kinh xây dựng trên bãi cạn Scarborough, hoặc tiếp tục ngăn ngư dân Philippines tiếp cận khu vực này, họ có...