Tàu Trung Quốc hú còi, vây ép tàu Việt Nam tại Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Các tàu của Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.

Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 27/6 cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 gồm 110 đến 114 tàu các loại. Máy bay trinh sát cánh bằng không rõ số hiệu, từ 9h00-9h36 đã bay 3 lần qua khu vực tàu Việt Nam ở độ cao 1.000-2.000m, sau đó bay ra ở hướng Tây Bắc.

Trong ngày, tàu Kiểm ngư VIệt Nam cơ động vào cách giàn khoan từ 10-11,5 hải lý đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc hú còi, vây ép tàu Việt Nam tại Hoàng Sa - Hình 1

Tàu cá Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam

Cục Kiểm ngư cũng cho biết, khi tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ thì các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đã tổ chức dàn thành hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, hú còi, vây ép, ngăn cản và sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.

Các tàu Kiểm ngư cơ động vòng tránh linh hoạt, an toàn và kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Tàu các của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở Tây- Tây Nam, cách giàn khoan từ 42-44 hải lý. Khoảng 40 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh tổ chức ngăn cản các tàu cá Việt Nam trong quá trình tiếp cận gần giàn khoan để đánh bắt thủy sản./.

Theo VOV

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Trung Quốc vừa "tố cáo" Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc. Phải chăng họ đang muốn "quốc tế hóa" vấn đề tranh chấp Biển Đông hay ẩn đằng sau đó là mưu đồ thâm hiểm gì khác?

Vừa ăn cướp, vừa hô hoán!

Video đang HOT

Mặc dù ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng ngày 9/6, Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Vương Dân lại trắng trợn vu khống Việt Nam tại LHQ.

Trong kháng thư gửi LHQ, Trung Quốc đã yêu cầu người đứng đầu LHQ phải cho lưu hành bức thư đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng Bảo an. Trung Quốc nói rằng, Công ty Dầu khí CNOOC (chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981) "đã hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực đặt giàn khoan trong vòng 10 năm qua, và việc đưa giàn khoan ra đây chỉ là sự tiếp tục công việc thăm dò thường xuyên. Và quan trọng nhất là giàn khoan này "nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền kinh tế và quyền tài phán của Trung Quốc".

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông - Hình 1

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Theo nội dung của bức thư, Trung Quốc nói đã có 4 thường dân vô tội của mình "bị giết hại dã man" và có tới tận 300 người bị thương trong các cuộc bạo loạn ở Việt Nam.

Trung Quốc còn trắng trợn tố cáo Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan "một cách phi pháp trái với luật pháp quốc tế", bịa đặt ra việc Việt Nam điều tàu quân sự ra khu vực tranh chấp và đâm tàu Trung Quốc đến 1.416 lần. "Việt Nam triển khai nhiều người nhái và các thiết bị hoạt động dưới nước ra vùng biển này, kèm theo đó đã thả xuống biển rất nhiều chướng ngại vật bao gồm lưới cá và các vật gây cản trở tàu Trung Quốc" - một phần nội dung của bức thư.

Trong thư, Trung Quốc còn ngang ngược lên án hành động của Việt Nam "xâm phạm chủ quyền" và đe dọa nghiêm trọng tới các công nhân đang làm việc trên giàn khoan. Trung Quốc thậm chí tố Việt Nam "vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển" v.v và v.v...

Luận điệu vu cáo trắng trợn của chính quyền Bắc Kinh đã khiến dư luận bất bình. Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Oai, nói với các phóng viên quốc tế rằng, những tố cáo của phía Việt Nam đều dựa trên bằng chứng thực tế: "Tất cả những hành động đâm va, quấy phá từ Trung Quốc, Việt Nam đều có bằng chứng cả. Ngược lại, Trung Quốc không có bằng chứng. Thứ hai, tàu cá Trung Quốc tổng công suất gấp 3,4 lần tàu cá Việt Nam thì làm sao tàu cá Việt đâm tàu cá Trung Quốc được? Tàu cá Việt Nam đều là vỏ gỗ, không có vỏ sắt. Tàu cá Trung Quốc đều là tàu vỏ sắt. Đến nay, trong mấy tuần qua, hàng chục tàu cá Việt Nam bị các lực lượng chấp pháp Trung Quốc xua đuổi, đâm va. Trong đó có một tàu bị đâm chìm và nhiều tàu khác hỏng hóc".

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông - Hình 2

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston cùng với các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida và Itsunori Onodera ngày 11/6 tại Tokyo.

Ông Oai khẳng định Việt Nam chỉ có hơn 30 tàu của cả lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển tại thực địa, làm nhiệm vụ tuyên truyền thuyết phục Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston cùng với các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida và Itsunori Onodera ngày 11/6 tại Tokyo.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế về vấn đề Biển Đông, nhận xét những cáo buộc của Trung Quốc không có cơ sở thuyết phục so với tố cáo của phía Việt Nam.

Ông nói: "Trước tiên, tôi không thể tin vào con số Trung Quốc đưa ra là tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc trên 1.400 lần. Thứ nhì, tàu cá lẫn tàu chấp pháp của Trung Quốc lớn gấp nhiều lần so với các tàu của Việt Nam. Cho tới nay, tôi chưa từng thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào bằng hình ảnh video cho thấy tàu của phía Việt Nam tìm cách đâm húc tấn công tàu của Trung Quốc. Theo tôi, đây là cách điển hình mà Trung Quốc sử dụng cuộc chiến thông tin để hoàn toàn lật ngược mọi chuyện. Số lượng tàu của Trung Quốc tại thực địa cũng nhiều hơn lực lượng tàu Việt Nam gấp nhiều lần.

Tôi không thấy Việt Nam được lợi gì khi đâm vào tàu Trung Quốc. Việt Nam không thể hy vọng đẩy lùi phía Trung Quốc bằng cách gây thương tích cho phía Trung Quốc. Thực tế cho thấy phía Việt Nam, để duy trì sự hiện diện của tàu họ ở đây, đã gặp nhiều khó khăn rồi. Nhìn vào kháng thư của Trung Quốc hôm 9/6 chúng ta thấy rõ sự mâu thuẫn của họ khi họ nêu lên các giải pháp có thể giải quyết vấn đề theo luật quốc tế, nhưng rốt cuộc họ lại nói rằng không điều nào sẽ được áp dụng vào trường hợp này vì Bắc Kinh sẽ không lùi bước dù một li". Rõ ràng với Trung Quốc, luật pháp quốc tế chả là gì cả!

Động thái dọn đường

Ngay sau kháng thư của Trung Quốc, ngày 10/6, phát ngôn viên LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết, trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon có thể sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải nếu như các bên liên quan yêu cầu. Phát ngôn viên LHQ cũng nói rằng, Tổng thư ký Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Từ đó đến nay, Bắc Kinh vẫn "im như thóc". Xưa nay họ luôn khước từ một bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn "nói chuyện" với các nước nhỏ.

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông - Hình 3

Hình ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp về tiến độ xây dựng, cải tạo trái phép ở bãi đá Gạc Ma từ ngày 13/3/2012 đến 11/3/2014.

Nếu Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối Việt Nam lên LHQ thì liệu họ có chấp thuận để cho tổ chức này phân xử những tranh chấp không? Các chuyên gia quốc tế nói là không. Sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế với hành động của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ và việc Trung Quốc gửi thư phản đối lên LHQ giống một nỗ lực làm giảm bớt sức cộng hưởng của vấn đề này trong dư luận thế giới.

Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định: "Từng động thái với giàn khoan Hải Dương 981 đã dẫn tới sự chỉ trích nghiêm trọng từ phía Việt Nam, Philippines. Một số quốc gia mạnh mẽ lên án Trung Quốc, một số tỏ ra kiềm chế nhưng cũng phê phán".

Theo ông Mosyakov, công hàm phản đối Việt Nam của Trung Quốc, nói đúng ra, sẽ gây những phản ứng chống Trung Quốc từ các thành viên trong LHQ. Tuy thấy trước điều này, nhưng Bắc Kinh hy vọng đạt được mục tiêu khác. Ngày 7/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ có đường 9 đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký LHQ. Tình hình dường như đang được lặp lại.

Theo chuyên gia Mosyakov, có lẽ lần này Trung Quốc coi LHQ như một tổ chức sẽ hợp thức hóa việc họ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Rõ ràng, Trung Quốc đã thực hiện một động thái dọn đường. Kháng thư gửi LHQ còn có thể được hiểu rằng, Trung Quốc chấp nhận khả năng leo thang mới với Việt Nam và tìm cách xoa dịu trước những tác động tiêu cực tiềm năng do hành động của họ sẽ gây nên.

Lại "dày công xây dựng tiền đồn" trên bãi đá Trường Sa

Trong một diễn biến khác, ngày 11/6, một quan chức cao cấp Mỹ đã đề nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên kiềm chế mọi hành động có thể được coi là khiêu khích để cùng giảm căng thẳng trên Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel cho biết, ông đã đưa ra gợi ý nêu trên để các bên liên quan đến căng thẳng trên Biển Đông suy nghĩ. "Các nước liên quan tự mình có thể nhận biết cách ứng xử thế nào là khiêu khích".

Cũng trong ngày 11/6, trong cuộc đối thoại quốc phòng song phương tại Tokyo, Nhật Bản và Australia quyết định gia tăng hợp tác quân sự để đối phó với các tham vọng trên biển gia tăng của Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận trao đổi thiết bị quân sự. Nhật - Australia một lần nữa lên án thái độ gây hấn nhằm "thay đổi nguyên trạng" tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Cuộc hội đàm mang tên "2 2 với sự tham gia của các bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai phía. Hai bên đặc biệt đề cập đến khả năng chuyển giao công nghệ Nhật về tàu ngầm cho Canberra, vào thời điểm Australia định thay thế toàn bộ hạm đội tàu ngầm, với tổng ngân sách ước tích 37 tỉ USD trong những năm tới.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày, việc các tàu Trung Quốc miệt mài chở sắt, thép, cát, xi măng ra vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, lại càng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Ngay từ giữa tháng 5/2014, ngư dân Philippines đánh bắt cá trong vùng đã báo động về việc Trung Quốc vận chuyển cát, gỗ, xi măng và thép đến bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) giống như là để xây nhà trên đảo.

Thị trưởng đảo Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Nito-onon, ngày 28/5 cũng đã nhận xét là việc xây dựng được tiến hành rất lớn và ồ ạt. Theo ông Eugenio, những nỗ lực của Trung Quốc gợi nhớ đến phong cách cải tạo đất của Dubai. Và chẳng mấy chốc, hiện trạng ở vùng biển quần đảo Trường Sa sẽ thay đổi với sự xuất hiện của những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc "dày công" xây dựng, với chi phí ước tính lên tới 5 tỉ USD, theo tính toán của trang web Qianzhan.com.

Mô típ quen thuộc mà Bắc Kinh luôn áp dụng trong quá trình xâm lấn ở Biển Đông đầu tiên là lấy cớ xây dựng nơi trú ẩn tạm thời cho ngư dân ở khu vực tranh chấp. Sau đó, biến chúng thành các cấu trúc bê tông và nơi đồn trú của quân đội như những gì Trung Quốc từng làm ở bãi đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trung Quốc cũng có thể phát triển các hòn đảo nhân tạo này thành các căn cứ quân sự để tự cho mình quyền kiểm soát trên Biển Đông.

Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines - ông Roilo Golez, Trung Quốc có đủ khả năng xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Chữ Thập hoàn chỉnh, với một căn cứ quân sự trên diện tích 5km2. Việc xây dựng này sẽ thay đổi "cục diện cuộc chơi", không chỉ với Philippines mà còn với toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á rơi vào tình thế nguy hiểm.

"Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km. Điều này thực sự nguy hiểm vì đây có thể làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km). Bãi đá Gạc Ma là chấm tròn ở giữa, vòng tròn xung quanh bán kính khoảng hơn 1.600 km. Phạm vi này bao gồm toàn bộ Philippines, và thực tế là toàn bộ Việt Nam, một phần lãnh thổ Malaysia, một phần của Borneo. Do vậy tất cả căn cứ của chúng ta đều bị đe dọa", ông Golez cảnh báo.

Trong khi đó, Hãng tin Bloomberg trích lời giáo sư Richard Javad Heydarian, thuộc Đại học Anteneo de Manila (Philippines) nhận định rằng, Trung Quốc muốn "tạo sự đã rồi" bằng cách khai hoang, cải tạo các đảo, bãi đá và chiếm đóng trái phép các vùng biển tranh chấp cùng những phần đảo, bãi đá tại đó. Xây các đảo nhân tạo mà trên đó sẽ có đường băng quân sự cũng có thể là tiền đề để Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, giống như họ đã tuyên bố thiết lập trên vùng biển Hoa Đông. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng phi cơ bay trên khu vực này để yểm trợ cho các hạm đội bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa.

Nhưng bất luận thế nào, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự là trái với tinh thần bản Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông 2002 (DOC), ở điểm quy định các bên tranh chấp không được biến các đảo không người ở thành nơi có người ở

Theo An Ninh Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

Thế giới

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.