Tàu Trung, Nhật lại đụng độ căng thẳng
Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại có dịp bùng phát trở lại sau khi Trung Quốc triển khai một số lượng tàu lớn nhất trong nhiều tháng nay đến vùng tranh chấp để đối phó với đội tàu cũng hùng hậu không kém từ phía Nhật Bản.
Trong thời gian qua, tàu thuyền Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên có những cuộc vờn đuổi, gầm ghè nhau đầy căng thẳng trên vùng biển tranh chấp.
Một đội gồm 10 tàu chở theo khoảng 80 nhà hoạt động thuộc nhóm Ganbare Nippon (tạm dịch là Hãy cứng rắn, Nhật Bản) đã đi vào khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư buổi sáng ngày hôm nay (23/4). Mục đích của chuyến đi này được tuyên bố là để thăm dò các ngư trường đánh cá trong khu vực.
Đáp lại, Trung Quốc cũng đưa 8 tàu hải giám của mình ồ ạt đổ vào vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên trong một ngày, Trung Quốc huy động số lượng tàu lớn như vậy đến khu vực kể từ khi Tokyo tiến hành mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ Nhật Bản cho biết.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản xác nhận thông tin trên. Theo tuyên bố vừa được phát ra từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, 8 tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào khu vực 12 hải lý của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc khoảng 8h sáng nay theo giờ địa phương.
Trong khi đó, một phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản ghi nhận, đây là số tàu kỷ lục mà Trung Quốc triển khai trong một ngày ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ cuộc đối đầu giữa hai nước bùng phát dữ dội từ hối cuối năm ngoái đến giờ.
Trung Quốc tuyên bố, họ triển khai một loạt tàu như vậy là để giám sát các hoạt động của tàu thuyền Nhật Bản đang thực hiện một cuộc thăm dò các ngư trường đánh cá trong khu vực.
Trước sự có mặt của các tàu Trung Quốc, tàu thuyền của phía Nhật Bản sau đó đã rút đi theo lệnh của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. 13 con tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã đi theo bảo vệ và che chắn cho đội tàu chở các nhà hoạt động của nước này.
Trong suốt nhiều tháng qua, các tàu thuyền của nhà nước Trung Quốc thường xuyên và liên tục lượn lờ xung quanh 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây, Trung Quốc thậm chí còn đưa cả máy bay đến bầu trời vùng tranh chấp.
Video đang HOT
Nhật phản ứng
Ngay sau khi 8 tàu hải giám Trung Quốc rầm rập đi vào khu vực tranh chấp, giới chức Nhật Bản đã ngay lập tức bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ, hãng thông tấn Kyodo cho biết.
“Đó là một hành động tồi tệ và không chấp nhận được khi tàu của chính phủ Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản. Quần đảo Senkaku rõ ràng thuộc lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi đã thể hiện sự phản đối quyết liệt ở cả Bắc Kinh và Tokyo “, Tổng thư ký nội các Nhật Bản – ông Yoshihide Suga cho phóng viên biết.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhanh chóng triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại thủ đô Tokyo – ông Cheng Yonghua đến để trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc ngay lập tức rút khỏi khu vực.
Vụ đối đầu giữa tàu thuyền hai nước ở vùng biển tranh chấp diễn ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh bày tỏ sự tức giận trước việc một số quan chức cấp cao Nhật Bản đến thăm đền thờ chiến tranh.
Trò chơi “mèo vờn chuột”
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu trở nên xấu đi nghiêm trọng từ hồi tháng 9 năm ngoái khi chính phủ Nhật mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay một người chủ sở hữu tư nhân.
Đã có một loạt những diễn biến, động thái căng thẳng diễn ra. Trong số những hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực là việc tàu thuyền hai nước Trung Quốc, Nhật Bản thường xuyên chơi trò “mèo vờn chuột” với nhau. Tàu chính phủ Trung Quốc liên tục xâm nhập vào khu vực, gầm ghè và vờn đuổi tàu thuyền Nhật Bản. Chưa hết, Trung Quốc còn phái máy bay, thậm chí là máy bay chiến đấu đến bầu trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản nhiều lần phải ra lệnh cho chiến đấu cơ của mình cất cánh khẩn cấp để đối phó.
Cả hai nước đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Đây là khu vực được cho là giàu tài nguyên và có những tuyến đường biển quan trọng.
Tokyo hiện đang nắm quyền kiếm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Bắc Kinh không chấp nhận điều này và đang tìm cách phá vỡ sự nguyên trạng ở đấy.
Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc thường xuyên cho tàu thuyền tiến hành các chuyến tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp. Và tất nhiên, các chuyến đi này đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tokyo .
Sự thay đổi bộ máy lãnh đạo ở hai nước Trung Quốc và Nhật Bản cũng chẳng làm cho tình hình dịu đi. Thay vào đó, Trung Quốc dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình và Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe lại tỏ ra cứng rắn hơn và quyết liệt hơn trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Cả ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe đều thừa hưởng một tình hình cực kỳ phức tạp của cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cuộc tranh chấp này có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
“Bất chấp việc chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản đều khẳng định họ mong muốn tránh được một cuộc chiến tranh nhưng khả năng tình hình leo thang là rất cao và cả hai nước đều ngày càng bi quan về triển vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông”, Nhóm Khủng hoảng Quốc tế đã đưa ra nhận định như vậy trong một bản báo cáo vừa được công bố trong tháng này.
Theo vietbao
Vì sao Trung Quốc giở chiêu trò mới trên Biển Đông?
Bằng cách sử dụng những lực lượng không được vũ trang để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã khai thác được "điểm yếu" trong lập trường của Mỹ.
Trung Quốc có quân đội lớn nhất châu Á và ngân sách cho lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và không quân ở mức lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Tuy nhiên, nước này được cho là đang tung ra "vũ khí mới" nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông - đó là tàu du lịch và các du khách.
Trung Quốc chính thức công bố bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) vào năm 2009. Theo đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông, xâm lấn vào nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải của một loạt nước khác trong khu vực.
Đường lưỡi bò đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc và Luật Biển 1982 đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và nó đã gây ra những "cơn sóng to gió lớn" trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong suốt thời gian qua.
Tàu du lịch chính là chiêu trò mới của Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông
Bản thân cộng đồng quốc tế cũng không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.
Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới nhiều lần khẳng định sẽ duy trì các đường biển quốc tế và bảo đảm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng con đường hòa bình chứ không phải là vũ lực.
Trong một cuộc chiến mà không có những trận đánh, Trung Quốc đang cố gắng giành chiến thắng bằng các chiến thuật như gây chia rẽ trong ASEAN, dùng đòn bẩy kinh tế và tìm cách thay đổi nguyên trạng bằng cách thường xuyên triển khai các tàu cá, tàu nghiên cứu, tuần tra và giờ là cả tàu du lịch.
Trung Quốc đã trình làng tàu sân bay đầu tiên của mình vào năm 2012. Với việc đại tu lại con tàu cũ của Nga, Trung Quốc muốn dùng tàu sân bay để xác lập chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông mặc dù việc đưa con tàu này vào hoạt động thực sự như một chiếc tàu chiến là điều mà nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể làm được.
Tàu ngư chính, một trong số các lực lượng có mặt trên Biển Đông thời gian qua
Đầu tháng này, Trung Quốc đã đưa một hệ thống "vũ khí mới hiệu quả hơn" nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước láng giềng, đó là một tàu du lịch với hàng nghìn du khách trên đó.
Việc triển khai một tàu du lịch cùng với vô số các con tàu khác để "khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông đã đưa ra một định nghĩa mới về cái gọi là "sự nổi lên hòa bình" của Trung Quốc.
Vì sao Trung Quốc tung "vũ khí mới"?
Sau một loạt những vụ đụng độ căng thẳng giữa tàu thuyền tuần tra và đánh cá của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý đến các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cùng nhiều nước kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Tất nhiên là Bắc Kinh sẽ cảm thấy "khó ăn khó nói" khi tiếp tục có những hành động hiếu chiến. Vì thế, nước này đã đáp lại lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế bằng cách củng cố năng lực của các cơ quan dân sự như Cục An toàn Hàn Hải, Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiêp, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc... và đưa các cơ quan này ra biển để thực hiện tham vọng của.
Việc dùng các cơ quan dân sự để thực hiện các hành động kiểu quân sự ở những vùng biển tranh chấp là "chiêu" của Bắc Kinh nhằm che mắt cộng đồng quốc tế.
Du khách Trung Quốc dùng tàu du lịch đến thăm Đài Loan
Để thực hiện độc chiêu của mình, kể từ năm 2000, Trung Quốc đã bắt tay vào việc đầu tư lực lượng cho các cơ quan dân sự có liên quan đến biển. Quân đội Trung Quốc đã chuyển 11 tàu chiến cũ của mình cho Cơ quan Giám sát Hàng Hải.
Cơ quan này đã đóng 13 chiếc tàu cho riêng mình và đang dự định đóng thêm 36 chiếc tàu khác. Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiệp gần đây cũng đã tiếp nhận một tàu chiến cũ được trang bị sân bay dành cho máy bay trực thăng.
Tất cả những con tàu chuyển đổi trên đều hoạt động bận rộn trong suốt thời gian qua. Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ước tính, số chuyến tuần tra mà các tàu hàng hải Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông đã tăng lên gấp 3 kể từ năm 2008.
Một sĩ quan hải quân của Mỹ nhận xét: "Các tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc không thực hiện nhiệm vụ gì khác ngoài việc quấy nhiễu nước khác với mục đích là nhằm để xác lập chủ quyền" phi lý của họ ở Biển Đông".
Tàu Hải giám, một trong số các lực lượng của Trung Quốc có mặt ở Biển Đông
Họ đã cắt cáp quang của tàu Việt Nam, bắt và dọa dẫm ngư dân của các nước Đông Nam Á, quấy nhiễu tàu hải quân Mỹ và có lúc đã dựng cả một rào chắn nhằm khẳng định độc quyền kiểm soát của họ đối với Biển Đông.
Những tàu không phải của hải quân này của Trung Quốc không được trang bị vũ khí nhưng thể hiện sự hiếu chiến bằng việc dùng súng vòi rồng và móc sắt. Hành động của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng bất bình và cảm giác bất lực.
Rõ ràng, bằng cách sử dụng những lực lượng không được vũ trang để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã khai thác được "điểm yếu" trong lập trường của Mỹ. Họ đã thực hiện đúng lời kêu gọi của Mỹ là không dùng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp.
Hãy xem những gì đã xảy ra ở bãi cạn Scarborough - một đảo san hô đang nằm trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và đây cũng là vùng đất nằm gần Philippines hơn Trung Quốc.
Lực lượng hàng hải Trung Quốc đã ngăn không cho Philippines bắt giữ ngư dân của họ đang hoạt động trong vùng này và còn căng dây cáp để các ngư dân Philippines không thể vào được vùng đánh bắt cá truyền thống của mình.
Hành động này của Trung Quốc được thực hiện ngay trước "mũi" của Hải quân Mỹ - đồng minh của Philippines. Diễn biến xảy ra ở bãi cạn Scarborough đã làm lộ rõ chiến thuật của Trung Quốc, đó là chiếm một vùng đất, thiết lập sự hiện diện cố định ở đó và bảo vệ nó bằng các lực lượng phi quân sự.
Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi đưa tàu du lịch với hàng ngàn du khách ra Biển Đông để "khẳng định chủ quyền" bởi rõ ràng, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không dám bắn vào một tàu đang chở du khách dân thường như vậy. Đây là một thách thức mới với các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù chiến thuật của Trung Quốc là "độc" đấy và có thể nói là khôn ngoan đấy nhưng trên thực tế, những bước đi hiện nay của Bắc Kinh nhằm tháo bỏ bức màn mập mờ về ý định tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của họ là một sai lầm chiến lược.
Nó đã gây ra sự lo ngại khắp khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đối với những nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và thậm chí là cả Indonesia. Hành động của Trung Quốc cũng khiến Mỹ càng ra sức tăng cường chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương.
Và nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến, các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Singapore và Indonesia đang ngày càng công khai củng cố quan hệ hợp tác an ninh với Mỹ. Một khu vực vốn bình yên và có thiện cảm với Trung Quốc dường như đã thay đổi.
Trung Quốc đã bị các nước gần mình xa lánh bởi việc đòi chủ quyền một cách ngang ngược ở Biển Đông mà không theo luật quốc tế cũng chẳng theo lịch sử.
Theo vietbao
Mỹ quyết không để Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông Philippines hôm qua (3/4) đã lên tiếng hoan nghênh việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây cam kết sẽ thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông dù cho giải pháp đó không được Trung Quốc đồng tình. Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Philippines trong cuộc gặp hôm 2/2 Trong một tuyên bố, Ngoại...