Tàu tìm kiếm MH370 dừng nhiệm vụ
Hiện chỉ còn 2 tàu tham gia tìm kiếm MH370 trên khu vực phía nam Ấn Độ Dương.
Tàu Fugro Discovery dừng tìm kiếm MH370 ngày 11.8
Một trong những chiếc tàu tìm kiếm MH370 lâu nhất sẽ “trở về nhà” ngày 11.8. Như vậy, hiện chỉ còn lại 2 tàu tiếp tục tìm kiếm MH370 trong phạm vi 120.000 km2.
Con tàu mang tên Fugro Discovery bắt đầu tham gia quá trình tìm MH370 từ tháng 10 năm 2014. Theo báo Úc, hiện con tàu cần được bảo trì và sau đó sẽ tham gia một dự án mới ở Singapore.
Một phát ngôn viên của Cục An toàn Giao thông Úc (ATSB) cho biết sự rời đi của Fugro đã được chuẩn bị trong một thời gian.
“Kế hoạch tìm kiếm ở những khu vực còn lại sẽ được hoàn tất bởi hai tàu, Fugro Equator và Dong Hai Jiu 101″, một tuyên bố từ ATSB viết.
Con tàu cần được bảo trì và sau đó sẽ tham gia một dự án mới ở Singapore
Trong gần hai năm, con tàu Fugro Discovery đã tìm kiếm 51.000 km vuông dưới đáy biển. Tổng cộng có 124 người làm việc trên tàu.
Video đang HOT
Cho đến nay, hơn 110.000 km2 của khu vực tìm kiếm đã được lùng sục, giờ chỉ còn gần 10.000 km2.
Với 2 tàu còn lại, dự kiến sẽ phải hết năm nay mới có thể lùng sục toàn bộ khu vực “có tiềm năng” ở biển Nam Ấn Độ.
Trong khoảng thời gian đó, cục trưởng ATSB Greg Hood cho biết các tàu tìm kiếm sẽ đảm bảo rằng bất kỳ “khoảng trống nhỏ” nào trong khu vực tìm kiếm cũng sẽ được quét triệt để.
Hiện vẫn chưa rõ số phận của chuyến bay MH370 và 239 hành khách, phi hành đoàn
Không có dấu vết nào của chiếc Boeing 777 được tìm thấy ở Nam Ấn Độ Dương trong khoảng 2 năm tìm kiếm, khiến giám đốc dự án tìm kiếm MH370, Paul Kennedy gần đây bình luận rằng “nếu nó không ở đó, nghĩa là nó ở một nơi khác”.
Ông đã phủ nhận câu nói trên là một lời thừa nhận họ đã tìm kiếm sai địa điểm.
Ngày 8.3.2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Máy bay đi chệch khỏi đường bay định sẵn, quay trở lại Malaysia và hướng về phía nam, bay qua biển Ấn Độ Dương.
Malaysia xác nhận cơ trưởng MH370 đã tập bay trên thiết bị mô phỏng tại nhà, với đường bay gần giống với đường bay thực tế của MH370 qua Ấn Độ Dương. Thế nhưng Malaysia Airlines và ATSB kiên quyết khẳng định điều này không có nghĩa cơ trưởng đã cố tình lao máy bay xuống biển. Có 239 người trên máy bay, trong đó có 6 người Úc và 153 người Trung Quốc.
Cơ trưởng MH370 đã tập bay trên thiết bị mô phỏng tại nhà, với đường bay gần giống với đường bay thực tế của MH370 qua Ấn Độ Dương
Theo Danviet
Chuyên gia nghi phi công MH370 cố tình lao máy bay xuống biển
Một trong những nhà điều tra tai nạn máy bay hàng đầu thế giới tin rằng phi công đã cố tình làm MH370 rơi xuống biển.
Nhà điều tra các vụ tai nạn hàng không Larry Vance. Ảnh: 60 Minutes
Larry Vance, người từng đứng đầu cuộc điều tra vụ rơi máy bay 111 của hãng Swissair vào năm 1998, cho rằng dấu vết ăn mòn trên các cạnh của bộ phận cánh MH370 được tìm thấy trên đảo Reunion, Pháp, cho thấy máy bay rơi xuống biển trong khi vẫn đang được điều khiển.
Dấu vết này xuất hiện khi một phần của cánh máy bay, được gọi là cánh phụ, tiếp xúc với bên ngoài khi nó được mở ra. Cánh phụ chỉ có thể được mở khi phi công kiểm soát hoàn toàn máy bay, ông nói.
Máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất ngày 8/3/2014 với 239 người trên khoang. Chiếc máy bay đang di chuyển từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh khi nó biến mất khỏi radar.
"Ai đó vẫn kiểm soát máy bay trong những phút cuối cùng của nó. Không có giả thuyết nào khác phù hợp", ông Vance nói trong chương trình tivi của Australia được chiếu vào hôm 31/7.
Trong hai năm qua, các nhà điều tra đã quét hơn 120.000 m2 đáy biển bằng thiết bị trinh sát dưới nước nhưng chưa thể tìm ra nguyên nhân thảm kịch.
Mãnh vỡ MH370 tìm thấy trên đảo Reunion. Ảnh: Reuters
MH370 được điều khiển bởi cơ trưởng Zaharie Shah. Chị của ông này đã bác bỏ giả thiết cho rằng ông cố tình làm rơi máy bay. Bà nói rằng không có dấu hiệu cho thấy ông có ý định tự tử.
Tuy nhiên, ông Vance chỉ ra rằng nếu máy bay đột ngột rơi xuống biển thì thường sẽ phát nổ khi va chạm, tạo ra hàng triệu mảnh vỡ. Nhưng trong trường hợp của MH370, chỉ một số ít mảnh vỡ cánh được tìm thấy, mặc dù các dòng chảy đại dương lẽ ra phải đẩy hầu hết đống đổ nát vào bờ.
"Theo tôi, mọi người nên kết luận rằng đây là sự kiện do con người cố tình tạo ra, không có lời giải thích khác", ông Vance nói.
Năm 2015, phi công máy bay Airbus A320 của hãng Germanwings cố tình lao phi cơ vào dãy núi Alps, Pháp trên đường đến Dusseldorf, khiến130 người thiệt mạng.
Cơ trưởng MH370 Zaharie Shah. Ảnh: Telegraph
Phương Vũ
Theo VNE
Cơ trưởng MH370 có thể cố tình lao máy bay xuống biển Cơ trưởng chuyến bay MH370 được cho là đã tập luyện để phi cơ rơi ở Ấn Độ Dương trong một chương trình mô phỏng, gần một tháng trước khi nó mất tích. Ông Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng chuyến bay MH370. Ảnh: IBTimes Thông tin trên được tạp chí New York dẫn từ một tài liệu mật của cơ quan điều tra...