Tàu tiếp tế Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
Một tàu gia công tiếp tế trọng tải 4.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đến quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trường Sa, quần đảo thiêng liêng của Việt Nam giữa Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng
Theo Tân Hoa Xã, con tàu nói trên có tên “Quỳnh Tam Á F-8138″ do Công ty hữu hạn Giang Hải thuộc tỉnh Hải Nam nâng cấp. Con tàu dài 100,2 mét, rộng 15,2 mét và cao 13,8 mét, có đủ chức năng đánh bắt trên biển, gia công thô và tinh, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, … đồng thời đảm bảo đầy đủ dịch vụ hậu cần cho các tàu cá ở Trường Sa.
Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Trước đó, ngày 24/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ “việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video đang HOT
Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011 đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.
Ngày 24 tháng 7 năm 2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo VNE
Nhật Bản bắt 14 người Trung Quốc xâm phạm
Cảnh sát Nhật hôm nay bắt giữ 14 thành viên một nhóm hoạt động Trung Quốc, khi những người này tiếp cận nhóm đảo tranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông.
Tàu cá chở các nhà hoạt động Trung Quốc ra quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AFP
AFP dẫn lời một quan chức tuần duyên Nhật xác nhận nhóm người trên đã đi vào lãnh thổ Nhật Bản chiều nay. Có 7 người trong số này nhảy từ tàu xuống biển và bơi vào đảo Uotsurijima, một trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo tranh chấp được gọi là Điếu Ngư trong tiếng Trung và Senkaku trong tiếng Nhật. Hai trong số những người trên sau đó đã bơi trở lại tàu của mình.
Cảnh sát tỉnh Okinawa lập tức bắt giữ 5 người đã bơi vào đảo vì vi phạm luật nhập cư. Một vài giờ sau, phát ngôn viên tuần duyên Nhật Bản thông báo bắt giữ thêm 9 người nhập cư trái phép khác, nâng tổng số người bị bắt lên 14. Tất cả những người này đều được đưa đến đảo lớn Okinawa để điều tra.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Tokyo tới để bày tỏ sự phẫn nộ về việc các nhà hoạt động trên đến đảo tranh chấp. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố sẽ "xử lý nghiêm vụ việc này theo pháp luật".
Đáp lại, Xinhua đưa tin Bắc Kinh sẽ trao công hàm phản đối vụ bắt giữ nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Trong một bài xã luận riêng, hãng thông tấn này tố cáo Tokyo đang đẩy căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lên một nấc thang mới và nói rằng các nhà hoạt động đã bị "bắt giữ trắng trợn" khi "đang nỗ lực đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc".
Nhà lãnh đạo Hong Kong Leung Chun-ying cho biết sẽ theo dõi sát sao vụ việc và điều các quan chức về nhập cư đến Nhật Bản để hỗ trợ cho các nhà hoạt động. "Nhật Bản cần đảm bảo an toàn cho các nhà hoạt động, nhất là các công dân Hong Kong", ông nói. "Lập trường của chúng tôi về lãnh thổ rất rõ ràng. Quần đảo này thuộc về Trung Quốc".
Nhóm bị bắt nói trên thuộc "Ủy ban Hành động Bảo vệ Quần đảo Điếu Ngư" đã tìm cách tiếp cận quần đảo, bất chấp việc bị tuần duyên Nhật Bản nã pháo nước vào tàu. 12 tàu Nhật Bản đã theo sát con tàu này khi một trực thăng bay lượn phía trên. Đội tuần duyên đã cảnh báo con tàu không được thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản trước khi sử dụng đến pháo nước.
Nhóm người trên đến từ Hong Kong và Macau, khởi hành ra đảo tranh chấp hôm 12/8 bằng tàu cá cắm cờ Trung Quốc. Mục đích chuyến đi là để phản đối kế hoạch thăm đảo tranh chấp của một nhóm nghị sĩ Nhật Bản. Nhóm này từng nhiều lần nỗ lực tiếp cận các đảo tranh chấp, nhưng ngoài hai lần thành công vào năm 1996 và 2004, họ luôn bị các tàu tuần tra Nhật Bản ngăn chặn.
Nhóm đảo không người sinh sống ở biển Hoa Đông là nơi chứng kiến vụ đụng độ cuối năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc, người đã đâm tàu vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản. Căng thẳng dâng cao trở lại hồi tháng 4 sau khi thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara thông báo quyên tiền mua lại đảo từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Chính phủ nước này sau đó cũng tuyên bố kế hoạch mua lại đảo khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt.
Theo VNExpress
30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa Khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa. (Ảnh: China Daily)Theo tin của THX từ tàu cá Qiongsanya-F8168, đây là...