Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Bu bám Huy Gơ
Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan.
Trong các đảo do bộ đội Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đóng giữ tại Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Sinh Tồn Đông hiện được coi là khu vực căng thẳng nhất, do chỉ cách căn cứ Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên bãi đá Huy Gơ khoảng 4 hải lý (hơn 7,4 km) và bãi ngầm Ba Đầu – nơi tập trung nhiều tàu dân binh, khoảng 7,5 hải lý (gần 14 km).
Đủ các loại tàu mới, cũ. Ảnh THANH NIÊN
Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa), hay còn gọi là đá Tư Nghĩa (tiếng Anh là Hughes Reef, phía Trung Quốc tự đặt tên là Dongmen Jiao – Đông Môn tiêu) là bãi đá san hô, chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.
Ngày 28.2.1988, phía Trung Quốc bất ngờ cho lực lượng đổ bộ chiếm đóng bãi Huy Gơ và dựng lên đó nhà tạm để chốt giữ, phòng thủ.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc xây dựng nhà tạm thành nhà kiên cố 2 tầng với cầu cảng, lô cốt và hệ thống thông tin liên lạc, ụ pháo…
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, phía Trung Quốc huy động số lượng lớn các xe máy, tàu thuyền của cả quân sự và dân sự để bồi đắp, mở rộng, xây dựng các công trình quân sự trái phép trên bãi đá Huy Gơ.
Sau 5 năm triển khai, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng, công trình trên diện tích cải tạo khoảng 9,5 ha bao gồm nhà kiên cố 8 tầng cao khoảng 26 – 27 m. Trên nóc bố trí radar hàng hải, các thiết bị thông tin liên lạc. Ở các tầng của tòa nhà lắp radar điều khiển hỏa lực, kính ngắm quang học. Tại tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng). Tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm…
Hai người Trung Quốc trên tàu cá dân binh đi câu cá quanh khu neo đậu gần bãi Huy Gơ
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn lắp đặt trên bãi các vị trí hỏa lực của pháo 76 mm, pháo 30 mm; tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m; bãi đáp trực thăng; đài chỉ huy bay; cầu cảng hướng đông – tây dài khoảng 80 – 100 m và hệ thống báo hiệu luồng lạch hàng hải.
Video đang HOT
Trong quá trình bồi đắp, xây dựng trái phép, phía Trung Quốc đã đưa tàu hút trộn bùn hỗn hợp tự hành Thiên Kình (do Công ty TNHH Tập đoàn Thâm Quyến chế tạo) – còn được gọi là “quái thú lấp biển”, ra nạo vét lòng hồ trong bãi Huy Gơ, tạo thành nơi neo đậu trú ẩn rộng vài chục km 2, có thể chứa được cả nghìn tàu thuyền trọng tải lớn.
Khay trồng rau xanh trên nóc tàu cá dân binh
Từ đầu năm 2020, khi phía Trung Quốc tăng cường tàu cá xuống Trường Sa, bãi Huy Gơ trở thành hậu cứ cho các tàu dân binh “ăn dầm ở dề” ngoài bãi ngầm Ba Đầu (chỉ cách khoảng 12 hải lý/hơn 22 km), trong việc cung cấp nước ngọt, lương thực thực phẩm, sửa chữa…
Cuối tháng 3.2021, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối, các quốc gia khác đồng thuận và lực lượng chức năng Việt Nam cương quyết triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền, phía Trung Quốc cho rút đại đa số tàu cá dân binh ở bãi Ba Đầu về Huy Gơ.
Neo đậu ở vùng biển phía ngoài căn cứ quân sự trên bãi
Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan. Đây là bãi nằm phía tây bãi Huy Gơ, chỉ cách hơn 2 hải lý (gần 4 km) và tàu cá Trung Quốc xúm xít quanh doi cát hình cánh cung, nổi khi thủy triều xuống ở phía tây nam bãi Ken Nan.
“Không chỉ thực hiện chiến thuật ăn dầm ở dề ở Ba Đầu, phía Trung Quốc còn cho các tàu cá neo đậu lâu dài tại Ken Nan, với mục đích… lâu ngày thành sự đã rồi”, một cán bộ Kiểm ngư Việt Nam khẳng định vậy và cho biết: “Mỗi khi thấy tàu nước khác vào gần bãi Ken Nan, phía Trung Quốc đều hạ ca nô cao tốc từ đá Huy Gơ, chạy sang đẩy đuổi”.
Chính diện căn cứ quân sự trên bãi Huy Gơ
Quân nhân Trung Quốc sửa chữa đài chỉ huy bay trên bãi Huy Gơ
Đội hình tàu cá dân binh, khi nước thủy triều xuống
Hoạt động đánh bắt duy nhất là… câu cá trên thuyền nhỏ
Các tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ
Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Đêm trước cuộc động binh
Lời tòa soạn: Sau gần 35 năm, câu chuyện về cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988 vẫn còn nhiều lý do, chưa được kể lại một cách đầy đủ.
Cuốn sách Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử do Võ Hà sưu tầm, biên soạn (Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021), dày gần 500 trang, là một hướng tiếp cận sự kiện mới mẻ. Tác phẩm tập hợp 159 bài báo, bản tin, xã luận, công hàm ngoại giao và tài liệu lịch sử, pháp lý xoay quanh sự kiện lịch sử này được đăng trên báo Nhân Dân và Quân đội nhân dân từ khoảng giữa tháng 2.1988 đến cuối tháng 6.1988 - trước, trong và sau sự kiện Gạc Ma ngày 14.3.1988. Thanh Niên xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài nhân kỷ niệm sự kiện lịch sử mà mỗi người Việt Nam không được phép lãng quên.
Sau sự kiện đất nước Việt Nam thống nhất vào mùa xuân năm 1975, Trung Quốc lợi dụng tình thế "tranh tối tranh sáng" để theo đuổi ý định xâm chiếm quần đảo Trường Sa. Đây là những bước đi tiếp theo, bộc lộ rõ tham vọng của một nước láng giềng; nhất quán với hành động dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa (1974) và cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (17.2.1979) mà Trung Quốc từng tiến hành.
Nhưng với Trường Sa, mọi thứ đã bắt đầu từ trên mặt trận truyền thông, tuyên truyền khá ồn ào và phi lý.
Một bức tranh tuyên truyền hình tượng "anh hùng" của Hải quân Trung Quốc trong vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19 và 20.1.1974. Ảnh TL
Từ bức tranh giả "Tây Sa"
Một quang cảnh những đoàn thuyền đưa dân nô nức tiến ra "Tây Sa" (Hoàng Sa của Việt Nam) sinh sống, ở đó nông dân thì trồng cao lương, công nhân thì tích cực lao động xây dựng công trường, ngư dân thì hăng say đánh bắt, dân quân thì ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ đảo... Đó là những gì xuất hiện trên các báo chí của Trung Quốc từ đầu tháng 2.1974, sau khi quân đội nước này dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý (19.1.1974).
Quyết tâm bảo vệ "Tây Sa" được Trung Quốc tô đậm trên báo chí truyền thông với đủ thể loại, ngôn ngữ. Tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Người con Tây Sa của Hạo Nhiên được xuất bản và được giới phê bình Trung Quốc nhảy vào thổi phồng, ca ngợi. Cuộc triển lãm Quần đảo Tây Sa, một trong các đảo ở Nam Hải nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mang đến công chúng 100 bức ảnh màu chụp cảnh "quân dân Tây Sa".
Ngoài ra, nhiều chương trình văn nghệ lấy Tây Sa làm nguồn cảm hứng đã diễn ra ở Bắc Kinh nhằm mang đến cho người dân Trung Quốc một cái nhìn về "Tây Sa" thật gần gũi, hợp thức và củng cố niềm tin rằng đó là một phần lãnh thổ đất nước.
Tác giả Văn Trọng, trong cuốn Hoàng Sa - Quần đảo Việt Nam (NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1979) đã viết về cuộc tuyên truyền "Tây Sa" của Trung Quốc trong thời gian này: "Năm 1975, nổi bật là các tin tức, tàu hải quân đi tuần tiễu, tàu đánh cá của Công ty thủy sản Nam Hải, nhà ba tầng, trụ sở cơ quan, trạm khí tượng... ở "Tây Sa".
Năm 1976, người ta lại được đọc thơ Hạt giống Đại Trại gieo khắp Tây Sa, xem ảnh Tây Sa thu hoạch cá, đọc bài Tây Sa đáng yêu, xem tranh khắc gỗ Tây Sa gắn liền với Thiên An Môn, xem phim Nam Hải phong vân với lời bình trắng đen đảo lộn hiếm thấy rằng: "Nam Việt Nam ngang nhiên huy động máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng trời vùng biển các đảo Nam Hải, cưỡng chiếm các đảo của chúng ta, nổ súng bắn vào ngư dân ta đang sản xuất và tàu chiến hải quân ta đang làm nhiệm vụ tuần tra...".
Cũng theo tác giả Văn Trọng trong cuốn sách nói trên, tại Trung Quốc, việc tuyên truyền về "Tây Sa" như một chính sách đối nội mị dân được tiến hành liên tục trong giai đoạn từ năm 1977 - 1979. Có thể kể đến bản hợp xướng Ánh đèn Tây Sa được phát hành dưới dạng đĩa hát, các phim ảnh ca ngợi "Tây Sa" được phát trên vô tuyến truyền hình và cuộc triển lãm Thủ công mỹ nghệ của Tây Sa diễn ra tại công viên Trung Sơn (Bắc Kinh).
... đến tầm ngắm "Nam Sa"
Sau khi tự củng cố niềm tin chủ quyền trong dân chúng với "Tây Sa", những bước tiến với ý định chiếm hữu "Nam Sa" (tức Trường Sa của Việt Nam) được Trung Quốc thực hiện ban đầu cũng trên phương diện ngoại giao.
Đối với tài liệu bản đồ, ngày 30.1.1980, ít lâu sau khi bị quân đội Việt Nam đẩy lùi ở biên giới phía bắc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một văn kiện, theo đó công bố bản đồ thời nhà Thanh để chứng minh chủ quyền ở "Nam Sa và Tây Sa". Đó là hai bản đồ: "Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ" trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa đồ, xuất bản năm Quang Tự thứ 20 (1894) và "Đại Thanh đế quốc" trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải xuất bản năm Quang Tự thứ 31 (1905), tái bản năm Tuyên Thống thứ 2 (1910).
Tuy nhiên, điều đáng nói là trong văn kiện ngoại giao trên, phía Trung Quốc chỉ nêu tên mà không đính kèm bản đồ để làm bằng chứng. Trong khi đó, thực tế thì các bản đồ Trung Quốc cho đến thời điểm thời kỳ đầu của Trung Hoa dân quốc (kể cả hai bản đồ thời nhà Thanh đã được nêu) đều không vẽ "Tây Sa" và "Nam Sa" như phía Trung Quốc nói, mà lãnh hải Trung Quốc chỉ có ranh giới đến đảo Hải Nam.
Về phía Việt Nam, cuộc chiến giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa trong khoảng 1975 đến 1988 diễn ra thực sự căng thẳng về truyền thông, nghiên cứu và ngoại giao trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc xâm nhập trên thực địa.
Kiều bào vượt hàng nghìn hải lý đến thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 Chiều 25/5, tại Khánh Hòa, hơn 40 kiều bào về từ 17 quốc gia trên thế giới đã kết thúc chương trình Đoàn kiều bào thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Nhà giàn DK1/11 trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN Sau hai năm bị hoãn do ảnh hưởng...