Tàu thuyền ‘né’ đoàn kiểm tra của Hải Phòng
Từ ngày 24/11, đoàn liên ngành của Hải Phòng đã tuần tra trên sông Cấm nhằm xử lý phương tiện chở quá tải trọng, gây mất an toàn. Để trốn bị phạt, tàu thuyền, sà lan chở quá tải đã chạy qua các sông Lạch Tray, Văn Úc hoặc đi đêm.
Hàng ngày, sông Cấm tấp nập tàu thuyền qua lại, hàng chục sà lan lớn bé nối đuôi nhau chở cát, đá, đất, than từ Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình tập kết về Hải Phòng. Nhưng trong ngày đầu đoàn liên ngành ra quân kiểm tra, xử phạt phương tiện chở quá tải, các tàu thuyền, sà lan hầu như không xuất hiện.
Cảnh sát thủy sử dụng xuồng cao tốc để kiểm tra. Sông Cấm hầu như không có phương tiện thủy nội địa chở hàng, trừ tàu biển.
Trước đó, ngày 13/11, Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý tuyến sông Cấm, gồm: Ban An toàn giao thông thành phố, Cảng vụ Hải Phòng, Cảng vụ thủy nội địa, Thanh tra giao thông. Các bên đã thống nhất cùng tìm giải pháp để kiềm chế tối đa phương tiện thủy nội địa chở hàng quá tải, xử lý nghiêm chủ phương tiện hoạt động vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện thủy nội địa khi tham gia vào luồng hàng hải trên sông Cấm cũng như trên tuyến sông khác thuộc Hải Phòng.
Tránh đoàn kiểm tra, nhiều tàu chở hàng neo đậu gần cầu Kiền trên sông Cấm, huyện Thủy Nguyên.
Video đang HOT
Đêm xuống, những chiếc sà lan chở hàng quá tải tiếp tục qua lại. Sông Cấm là tuyến sông huyết mạch, tập trung hơn 30 cảng biển lớn nhỏ cùng nhiều bến bãi nên lượng phương tiện tàu biển, tàu sông, tàu khách… đan xen chằng chịt. Ngoài phương tiện thủy của Hải Phòng, hàng ngày sông Cấm còn tiếp nhận hàng chục lượt phương tiện chở hàng hóa, chủ yếu là vật liệu xây dựng đến từ các tỉnh lân cận: Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Trên sông Lạch Tray (thông với sông Cấm bởi hệ thống kênh đào), phương tiện hoạt động khá sôi động. Khu vực cầu Kiến An bắc qua sông Lạch Tray ngày 25/11, sà lan nối nhau chờ “ăn hàng”.
Khoảng 16h chiều 25/11, các phương tiện của Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định… chở gạch, đá, cát, đất đổ về bến bãi dọc tuyến sông Lạch Tray của Hải Phòng.
Trên sông Văn Úc, tuyến sông chạy qua 3 huyện An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy và thông với sông Cấm, một tốp 3 chiếc tàu chở nặng, bám nhau thẳng tiến trung tâm Hải Phòng.
Dù số vụ chìm sà lan do chở quá trọng tải dẫn đến tai nạn không hiếm, nhưng chủ phương tiện không coi đó là bài học.
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Đăng kiểm 10, Ban An toàn giao thông thành phố, Cảng vụ Hải Phòng, Cảng vụ thủy nội địa, Thanh tra giao thông sẽ tăng cường kiểm tra đến hết tuần này.
Giang Chinh
Theo VNE
Phú Yên: Diễn tập ứng phó sóng thần
Sáng 23-8, tại thôn Phú Lạc (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và huyện Đông Hòa tổ chức diễn tập Ứng phó sóng thần và tìm kiếm cứu nạn huyện Đông Hòa năm 2014 (diễn tập "ST-14").
BĐBP dùng phương tiện tiếp cận, thông báo, vận động người dân thoát khỏi vùng nguy hiểm của sóng thần
Đây là lần đầu tiên tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc diễn tập ứng phó với sóng thần với sự tham gia của hàng nghìn người dân và các lực lượng: quân sự, công an, biên phòng, không quân cùng nhiều phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tình huống giả định, vào lúc 7 giờ 35 phút ngày 23-8, cấp ủy, chính quyền, nhân dân các huyện, thành phố ven biển của tỉnh Phú Yên nhận được thông báo của Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện vật lý địa cầu); Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Ban chỉ huy PCLB- TKCN thông báo về một trận động đất rất mạnh có cường độ 8,8 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía tây nam đảo Luzon (Philippines). Trận động đất có khả năng gây ra sóng thần và ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung nước ta. Sóng thần sẽ lan truyền tới bờ biển thuộc địa bàn các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, với độ cao sóng từ 10-15m. Cơ quan chức năng yêu cầu nhân dân sơ tán ngay vào sâu trong đất liền với khoảng cách tối thiểu là 1km tính từ bờ biển hoặc lên các vùng đất cao trên 15m so với mặt biển; tàu thuyền đang neo đậu ven biển hoặc hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển ra xa bờ nếu còn đủ thời gian, mọi người không ở trên tàu, thuyền khi neo đậu ven bờ.
Máy bay trực thăng Mi-8 của Trung đoàn Không quân 910 được huy động làm nhiệm vụ.
Ngay khi nhận tin cảnh báo sóng thần, Phòng VH -TT, Đài truyền thanh huyện và các xã ven biển liên tục phát tin cảnh báo đến các khu dân cư, trường học, cơ quan khu vực ven biển về sóng thần; lực lượng Bộ đội Biên phòng dùng còi báo động, phương tiện thông tin các loại, bắn pháo hiệu thông báo tàu thuyền đang neo đậu và hoạt động trên biển nhanh chóng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm. Theo đề nghị của lãnh đạo tỉnh, Trung đoàn Không quân 910 (Trường sĩ quan Không quân) cũng đã điều động máy báy trực thăng Mi-8, kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển và ngư dân... di chuyển, sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn.
Cuộc di dời diễn ra khẩn trương trong vòng 1 giờ; những trường hợp không chịu di dời, lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế...
Người dân khẩn trưởng di dời đến nơi an toàn
Đưa người bị nạn đi cấp cứu
Khắc phục hậu quả do sóng thần gây ra
Sau khi sóng thần đi qua, lực lượng chức năng và người dân địa phương cùng ra bờ biển tập trung cứu người bị nạn, tìm kiếm người mất tích và triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, tiến hành xử lý môi trường vệ sinh phòng dịch, điều phối các hoạt động cứu trợ...
Đại tá Nguyễn Đình Triết, Phó ban Nội dung - đạo diễn cuộc diễn tập, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Phú Yên cho biết, diễn tập "ST-14" đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Theo VNE
Tránh chồng chéo trong kiểm tra bánh Trung thu UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Trung thu 2014. Theo đó, Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra ATTP mùa Tết Trung thu, tiến hành kiểm tra từ 15-8 đến 15-9. Đáng chú ý, để tránh việc chồng chéo, hạn chế tình trạng một cơ sở phải tiếp nhiều đoàn...