Tàu thăm dò NASA gửi hình ảnh đầu tiên về miệng núi lửa Belva trên Sao Hỏa
Tàu thăm dò Perseverance của NASA trên Sao Hỏa đã chụp được các hình ảnh bằng thiết bị Mastcam-Z, cung cấp những kiến thức có giá trị về hoạt động bên trong miệng núi lửa Jezero.
Miệng núi lửa Belva trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Theo đài Sputnik (Nga), đoạn phim mới được NASA công bố đã giúp người xem chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt đẹp về Belva – một miệng hố lớn nằm bên trong miệng núi lửa Jezero – và hoạt động bên trong của miệng núi lửa này. Tổng cộng, sứ mệnh trên đã thu thập được 152 hình ảnh bên Belva, ghép chúng lại với nhau để tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh.
Mastcam-Z là hệ thống camera có những tính năng cung cấp hình ảnh toàn cảnh, hình ảnh nổi, có thể phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng.
Những hình ảnh được chụp vào hôm 22/4, ngày thứ 772 của sứ mệnh Sao Hỏa. Những hình ảnh cho thấy các lớp đá rắn và trầm tích lộ ra có hướng dốc xuống. Phát hiện mới đã củng cố gấp đôi những gợi ý trước đó về sự hiện diện của một bãi cát lớn trên Sao Hỏa, hình thành từ hàng tỷ năm trước, khi một dòng sông chảy vào hồ từng tồn tại trong miệng núi lửa Jezero.
Ảnh: NASA
Video đang HOT
Bà Katie Stack Morgan – Phó trưởng nhóm khoa học dự án Perseverance của NASA – cho biết các nhiệm vụ của tàu thăm dò Sao Hỏa thường kết thúc bằng việc khám phá lớp đá rắn ở những khu vực lộ thiên nhỏ, bằng phẳng trong không gian hoạt động.
“Đó là lý do tại sao nhóm khoa học của chúng tôi rất quan tâm đến việc chụp ảnh và nghiên cứu miệng núi lửa Belva. Các hố này có thể mang đến những góc quan sát lớn với những vết cắt thẳng đứng, cung cấp manh mối quan trọng về nguồn gốc của những tảng đá này ở góc độ và quy mô mà chúng ta thường không thể biết đến”, bà nói.
Nhóm khoa học tin rằng những tảng đá lớn này có thể là tàn tích của nền đá bị lộ ra do tác động của thiên thạch hoặc được hệ thống sông cổ đại đưa vào miệng núi lửa.
Để hỗ trợ phân tích các đặc điểm địa chất, các nhà khoa học cũng đã tạo ra phiên bản 3D của hình ảnh ghép – được gọi là anaglyph. Hình ảnh trực quan này cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các phần nhô ra của miệng núi lửa và mang lại trải nghiệm sống động.
Hình ảnh ghép miệng núi lửa Belva do Perseverance thu được bằng kính 3D màu xanh đỏ. Ảnh: NASA
“Anagglyph có thể giúp chúng ta hình dung ra mối quan hệ địa chất giữa các phần nhô ra của vách miệng núi lửa. Hình ảnh này cũng mang lại cơ hội tận hưởng một cái nhìn tuyệt vời về miệng núi lửa. Khi tôi nhìn bức tranh ghép này qua kính 3D màu xanh đỏ, tôi được đưa đến rìa phía tây của Belva. Tôi tự hỏi các phi hành gia trong tương lai sẽ nghĩ gì nếu họ đứng ở vị trí mà xe tự hành Perseverance đã ở đây khi chụp bức ảnh này”, bà Stack cho biết
Mục tiêu chính của tàu thăm dò Perseverance là sinh vật học vũ trụ, bao gồm tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống vi khuẩn cổ đại. Tàu thăm dò này sẽ tiếp tục nghiên cứu địa chất và khí hậu trước đây của Sao Hỏa, mở đường cho nỗ lực khám phá của con người và thu thập các mẫu vật có thể chứa bằng chứng về sự sống của vi sinh vật.
Trong các sứ mệnh tương lai, với sự cộng tác của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Perseverance sẽ thu thập các mẫu vật chất trên Sao Hỏa và mang chúng trở lại Trái Đất để phân tích chi tiết.
Sứ mệnh Mars 2020 nằm trong mục tiêu thám hiểm từ Mặt Trăng tới Sao Hỏa của NASA, bao gồm các sứ mệnh Artemis tới Mặt Trăng, để chuẩn bị cho các sứ mệnh của con người tới Sao Hỏa trong tương lai.
Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA đã chế tạo và vận hành tàu thăm dò Perseverance.
Tàu thăm dò của NASA hoàn thành lần bay thứ 50 qua Sao Mộc
Khi tàu vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo quanh Sao Mộc, những camera trên tàu đã ghi lại hình ảnh về Sao Thổ từ các góc độ và khoảng cách xuyên tâm khác nhau.
Sao Mộc. (Nguồn: Phys)
Tàu thăm dò Juno của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hoàn thành 50 lần bay quanh Sao Mộc, kể từ khi triển khai sứ mệnh thăm dò hành tinh này vào năm 2016.
Theo NASA, Juno đã hoàn thành lần bay thứ 50 qua Sao Mộc vào ngày 8/4 vừa qua. Khi tàu vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo quanh Sao Mộc, những camera trên tàu này, có tên là JunoCam, đã ghi lại hình ảnh về Sao Thổ từ các góc độ và khoảng cách xuyên tâm khác nhau.
Cho đến nay, tàu vũ trụ Juno đã chuyển về Trái Đất một lượng lớn dữ liệu, trong đó bao gồm cả những hình ảnh ngoạn mục về Trái Đất, Sao Mộc và các mặt trăng lớn của Sao Mộc là Ganymede và Europa, thu được từ các thiết bị khác nhau.
Là hành tinh lớn nhất quay quanh Mặt Trời, Sao Mộc có ảnh hưởng sâu sắc đến Thái Dương hệ. Nhưng nguồn gốc ra đời hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn.
Theo NASA, tàu thăm dò Juno có nhiệm vụ nghiên cứu trường hấp dẫn và từ trường của khí quyển, cực quang mạnh và khám phá những đám mây xoáy hình thành nên bầu khí quyển đầy màu sắc của Sao Mộc, để tìm hiểu Sao Mộc đã được hình thành và phát triển ra sao.
Trước đó, kính viễn vọng James Webb của NASA đã chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp của Sao Mộc với hai Mặt Trăng nhỏ, những quầng sáng mờ ảo và cực quang ở hai đầu cực Bắc-Nam của hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời này.
Những hình ảnh trên được camera quang phổ cận hồng ngoại (NIRCam) của James Webb chụp được hồi tháng Bảy vừa qua cho thấy vô số cơn bão nhỏ vây quanh tạo thành Vệt Đỏ Lớn (Great Red Spot) - cơn bão xoáy lớn hơn cả Trái Đất, trên Sao Mộc.
Các hình ảnh được tạo màu nhân tạo vì mắt thường không nhìn thấy được ánh sáng hồng ngoại. Theo đó, các cực quang ở hai đầu cực của sao Mộc hiển thị màu đỏ, trong khi Vệt Đỏ Lớn hiển thị màu trắng. Ngoài ra, còn có hình ảnh các quầng sáng mờ ảo và hai Mặt Trăng nhỏ - Amalthea và Adrastea, của Sao Mộc trên nền các thiên hà lấp lánh.
Theo nhà thiên văn học Imke de Pater tại Đại học California ở thành phố Berkeley, những hình ảnh mà kính viễn vọng James Webb thu được chi tiết và rõ nét vượt kỳ vọng của giới khoa học.
Kính viễn vọng James Webb được phóng vào không gian hồi tháng 12/2012 và đang hoạt động trong quỹ đạo quay quanh Mặt Trời cách Trái Đất 1,6 triệu km.
James Webb có thể nhìn sâu vào vũ trụ hơn bất kỳ kính thiên văn nào trước đó nhờ phần gương có đường kính đến 6,5m (gấp ba lần kính thiên văn Hubble) được tạo thành từ 18 mảnh gương lục giác, và các thiết bị tập trung vào tia hồng ngoại, cho phép kính thiên văn này có thể nhìn xuyên qua bụi và khí.
Với khả năng vượt trội của kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn học kỳ vọng sẽ có thêm những phát hiện sơ khai hơn nữa về vũ trụ./.
Ngọn núi lửa lớn nhất Hệ Mặt Trời đang ở đâu? Đỉnh Olympus trên Sao Hỏa là ngọn núi cao nhất được biết đến trong số tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, nó cao gấp 2,4 lần đỉnh Everest, và bạn buộc phải đứng bên ngoài không gian nếu muốn ngắm toàn cảnh ngọn núi này. Đỉnh Olympus (Olympus Mons) trên Sao Hỏa cao hơn 21.171 mét so với mốc chuẩn của Sao...