Tàu thăm dò NASA chụp ảnh cận cảnh đám mây màu sắc hiếm có trên sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity của NASA ghi lại cảnh tượng hiếm thấy trên bầu khí quyển sao Hỏa.
Tàu thăm dò NASA chụp ảnh cận cảnh đám mây màu sắc hiếm có trên sao Hoả
Tàu Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã chụp được hình ảnh các đám mây trên sao Hỏa. Những đám mây lấp lánh chứa đầy các tinh thể băng làm phân tán ánh sáng từ mặt trời, một số trở nên lung linh màu sắc.
Theo NASA, trong bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa, rất hiếm gặp các đám mây. Chúng thường hình thành ở đường xích đạo trong thời gian lạnh nhất trong năm.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng năm ngoái trên sao Hoả, hai năm trước theo giờ Trái đất, có những đám mây bắt đầu hình thành sớm hơn dự kiến, vì vậy năm nay chúng đã sẵn sàng phô diễn.
Những hình ảnh không chỉ cho mọi người thấy vẻ đẹp khác thường mà chúng còn cung cấp những hiểu biết mới cho nhóm dự án Curiosity tại NASA.
Những đám mây trên sao Hỏa thường được hình thành và di chuyển ở độ cao cao hơn mức trung bình là 60 km.
Video đang HOT
Chúng khác với mây trên Trái Đất, vốn được tạo thành từ những giọt nước ngưng tụ. Trên sao Hỏa, những đám mây gồm những tinh thể băng bao quanh các phân tử bụi khoáng.
NASA cho biết những đám mây ở độ cao lớn có thể được tạo thành từ carbon dioxide hoặc băng khô.
Curiosity cung cấp cả ảnh đen trắng và ảnh màu. Ảnh đen trắng hiển thị chi tiết gợn sóng của các đám mây rõ ràng hơn.
Ảnh màu cho thấy màu sắc óng ánh bất thường. Những tinh thể băng này phản chiếu ánh mặt trời và tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp. Trong những đám mây sao Hỏa có màu đỏ và xanh lá cây và xanh lam và tím.
Mark Lemmon, một nhà khoa học khí quyển của Viện Khoa học Không gian ở Boulder, Colorado cho biết ông ngạc nhiên vì những màu sắc khác lạ của đám mây. Màu sắc đến từ các hạt có kích thước gần giống hệt nhau. Ông nói: “Điều đó thường xảy ra ngay sau khi các đám mây hình thành và phát triển với tốc độ như nhau. Thật là tuyệt khi nhìn thấy thứ gì đó tỏa sáng với nhiều màu sắc trên sao Hỏa” .
Tàu thám hiểm NASA sẵn sàng làm nên lịch sử trên sao Hỏa
Tàu thám hiểm Perseverance của NASA đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh chính tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.
Tàu thám hiểm NASA sẵn sàng làn nên lịch sử trên sao Hỏa
Trong tháng qua, tàu Perseverance đã dành nhiều thời gian để quay hình, ghi âm các chuyến bay của trực thăng Ingenuity hoạt động trên sao Hỏa. Bên cạnh đó, tàu Perseverance cũng xem xét khu vực gần nó và theo dõi một số tảng đá gây sự tò mò.
Sau khi thành công với thí nghiệm sản xuất oxy từ khí quyển sao Hỏa để chuẩn bị cho các nhiệm vụ có người lái trong tương lai, giờ đây, tàu Perseverance quay lại tập trung vào sứ mệnh chính của mình, đó là nghiên cứu miệng núi lửa Jezero, tìm kiếm dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa.
Khoảng 3,9 tỷ năm trước, hồ nước lớn xuất hiện trong khu vực miệng núi lửa Jezero. Những tảng đá nằm rải rác trên lòng hồ khô cạn giúp các nhà khoa học tái tạo lịch sử khu vực này trên sao Hỏa để xác định liệu có sự sống từng tồn tại ở đây hay không.
Nghiên cứu kỹ hơn tiết lộ thêm về thời gian hình thành hồ nước, thời điểm khô cạn, cũng như thời điểm trầm tích từ đồng bằng bắt đầu tích tụ.
Những mẫu đá là tàu Perseverance thu thập được sẽ gửi về Trái Đất trong các sứ mệnh trong tương lai, có thể chứa các vi sinh vật lưu giữ sự hiện diện về sự sống cổ đại.
Perseverance sử dụng máy ảnh Mastcam-Z có thể thu phóng chụp hình ảnh "Santa Cruz", ngọn đồi cách đó khoảng 2,4 km
Những hình ảnh gần đây do tàu Perseverance chụp gửi về cho thấy đá và sỏi nằm rải rác trên nền miệng núi lửa và trên ngọn đồi Santa Cruz nằm cách tàu khoảng 2,4 km.
Được biết, các nhà khoa học có trang bị máy ảnh cho tàu Perseverance và các thiết bị hỗ trợ điều tra đá trên sao Hỏa. Trong đó đáng chú ý là SuperCam, công cụ laser cắt đá để xác định thành phần hóa học của chúng.
Theo các chuyên gia, chìa khóa quan trọng là xác định được các loại đá trong khu vực. Nếu chúng là trầm tích, có thể chúng được hình thành xung quanh vùng nước, có thể chứa khoáng chất, cát, phù sa, đất sét lưu giữ dấu hiệu sự sống trong quá khứ.
Những tảng đá này đã tiếp xúc với gió, bức xạ theo thời gian, có nhiều lớp cát, bụi bao phủ.
Ken Farley, nhà khoa học của dự án tàu Perseverance tại Viện Công nghệ California cho biết khi nhìn vào bên trong một tảng đá bạn có thể biết câu chuyện đằng sau.
Tàu Perseverance không thể dùng búa đập vỡ những tảng đá nhưng nó có một công cụ có thể mài, làm phẳng bề mặt đá.
Sau đó, các thiết bị trên tàu thám hiểm sẽ nhìn bên trong tảng đá để tìm hiểu thêm về hóa chất và khoáng chất có trong nó.
Tàu Perseverance, có kích thước bằng một chiếc ô tô, phóng lên vũ trụ vào ngày 30/7/2020 và hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 18/2. Tàu Perseverance mang theo các dụng cụ khoa học có 19 máy ảnh và 2 micrô, bên cạnh việc giúp đỡ trực thăng Ingenuity tìm kiếm sân bay đầu tiên, nó đã khám phá ra sự giàu có về những tảng đá gần đó.
NASA lần đầu tạo ô xy trên sao Hỏa, bước đột phá trong thám hiểm vũ trụ Thiết bị của NASA đưa lên sao Hỏa giúp con người lần đầu tiên tạo được ô xy trên một hành tinh khác. Thiết bị MOXIE trước khi được đưa lên sao Hỏa AFP Hãng AFP ngày 22.4 đưa tin xe tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên tạo được ô xy từ khí CO...