Tàu thăm dò của Ấn Độ vào quỹ đạo mặt trời, ‘tạo ra cột mốc’
Tàu thăm dò Aditya-L1 của Ấn Độ đã đi vào quỹ đạo mặt trời sau hành trình kéo dài 4 tháng, đánh dấu thành công mới nhất cho tham vọng thám hiểm không gian của quốc gia này.
Phi thuyền Aditya-L1 của Cơ quan Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã được phóng vào ngày 2.9.2023 và đang mang theo một loạt thiết bị để đo và quan sát các lớp ngoài cùng của mặt trời, theo mạng truyền hình Aljazeera.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh ngày 6.1 thông báo trên mạng xã hội rằng tàu thăm dò Aditya-L1 đã tiến đến quỹ đạo cuối cùng của nó “để khám phá những bí ẩn về mối liên hệ giữa mặt trời và trái đất”.
Người dân theo dõi vụ phóng tên lửa với tàu Aditya-L1 ngày 2.9.2023. Ảnh AFP
“Ấn Độ tạo ra một cột mốc khác. Đó là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học chúng tôi trong việc thực hiện một trong những sứ mệnh không gian phức tạp nhất”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên mạng xã hội X ngày 6.1.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian 4 tháng qua, phi thuyền Aditya-L1 đã thực hiện hành trình khoảng 1,5 triệu km, một phần rất nhỏ của khoảng cách trái đất-mặt trời là 150 triệu km.
Các nhà khoa học Ấn Độ hy vọng có thể tìm hiểu thêm về hiệu ứng của bức xạ mặt trời đối với hàng ngàn vệ tinh đang trong quỹ đạo quanh trái đất. Về lâu dài, dữ liệu từ nhiệm vụ có thể giúp hiểu hơn về tác động của mặt trời lên khí hậu trên trái đất và nguồn gốc của gió mặt trời – những luồng phân tử tỏa ra từ mặt trời có thể gây nhiễu động trên trái đất thường được nhìn thấy và gọi là cực quang.
Các cơ quan không gian của Mỹ và châu Âu đã phóng nhiều phi thuyền đến trung tâm hệ mặt trời. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thực hiện các sứ mệnh quan sát mặt trời từ quỹ đạo quanh trái đất.
Tuy nhiên, sứ mệnh mới nhất của IRSO là sứ mệnh đầu tiên của bất kỳ quốc gia châu Á nào được đưa vào quỹ đạo quanh mặt trời, theo Aljazeera.
Ấn Độ công bố kế hoạch sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo
Quốc gia đông dân nhất thế giới này đang hướng đến mục tiêu cử một tàu thăm dò lên Mặt Trăng để đưa mẫu vật về Trái Đất vào năm 2027.
Ảnh cắt từ video tàu thăm dò Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt Trăng.
Dẫn lời người đứng đầu cơ quan thám hiểm không gian Ấn Độ ngày 14/12, kênh truyền hình RT cho biết nước này sẽ khởi động một sứ mệnh khác lên Mặt Trăng trong vòng 4 năm tới để mang về các mẫu vật từ bề mặt Mặt Trăng về Trái Đất. Ông Sreedhara Panicker Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cho biết sự quan tâm của Ấn Độ đối với Mặt Trăng vẫn còn rất lớn.
Trong một phát biểu tại Dinh Tổng thống, ông Somanath tuyên bố: "Tôi đảm bảo chúng ta sẽ tự mình mang về một số đá Mặt Trăng. Tuy nhiên, sứ mệnh này sẽ không hề dễ dàng".
Giải thích thêm về kế hoạch, ông Somanath nói rằng sẽ cần nhiều công nghệ hơn để thu thập vật phẩm từ Mặt Trăng và đưa chúng trở lại Trái Đất. ISRO đang đặt mục tiêu hoàn thành sứ mệnh trong vòng 4 năm tới bất chấp sự phức tạp của sứ mệnh.
Người đứng đầu ISRO cũng xác nhận kế hoạch đầy tham vọng Gaganyaan nhằm đưa phi hành gia Ấn Độ lên vũ trụ đang được đẩy mạnh phát triển. Các mô-đun dịch vụ và phi hành đoàn đang trong quá trình thiết kế và huấn luyện.
Cơ quan vũ trụ đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái để chuẩn bị cho sứ mệnh có người lái. Mô-đun chính đã bị lật ngược sau khi rơi xuống biển. Năm tới, ISRO dự kiến tiến hành một thử nghiệm khác để đảm bảo mô-đun vẫn đứng thẳng sau khi bị rơi xuống.
Trong khi đó, phi hành đoàn thực hiện sứ mệnh đã được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Phi hành gia Yury Gagarin của Nga và đang được huấn luyện thêm ở Ấn Độ.
Hồi tháng 10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì một cuộc họp cấp cao, nhấn mạnh ISRO nên cố gắng xây dựng một trạm vũ trụ vào năm 2035 và đưa người Ấn Độ đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2040.
Ông Somanath cho biết trước khi trạm vũ trụ Ấn Độ được xây dựng, một mô-đun robot sẽ được phóng lên, đồng thời giải thích rõ trạm vũ trụ có người lái sẽ chỉ xuất hiện vào năm 2035. Ông cũng lưu ý sự cần thiết phải xây dựng một cơ sở công nghiệp năng động cho hoạt động không gian trong nước.
Ngày 15/12, Bộ trưởng Dầu mỏ và khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với hãng tin ANI rằng lĩnh vực không gian sẽ nhận được hỗ trợ để hoàn thành các mục tiêu đầy tham vọng do lãnh đạo nước này đặt ra.
Trong tháng 8, tàu thăm dò Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thành công thực hiện sứ mệnh tới Mặt Trăng. Tàu này được chế tạo chỉ với chi phí 75 triệu USD bằng cách sử dụng các bộ phận được thiết kế trong nước. Tháng trước, một phần của tàu vũ trụ đã rơi xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất và rơi xuống Thái Bình Dương.
Đối với chuyến thăm dò Mặt Trăng tiếp theo, ISRO đang xem xét hợp tác với cơ quan vũ trụ Nhật Bản. Nhiệm vụ chung Thám hiểm Cực Mặt Trăng (Lupex) sẽ nhằm mục đích khám phá Cực Nam của Mặt Trăng và kiểm tra lượng nước có thể lấy được từ bề mặt Mặt Trăng.
Năm 2023 đánh dấu những bước thành công đối với cơ quan vũ trụ Ấn Độ. Ngoài những thành công với tàu thăm dò Chandrayaan-3, Ấn Độ còn khởi động tàu thăm dò đầu tiên của đất nước tới Mặt Trời, Aditya-L1, vào tháng 9. Video Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt Trăng thu hút được hơn 79 triệu lượt xem trên YouTube và là video Ấn Độ được xem nhiều nhất trên nền tảng này trong năm nay.
Trung Quốc mời gọi các nước hợp tác trong sứ mệnh Mặt Trăng mới Trung Quốc, với mục tiêu trở thành một cường quốc không gian vào năm 2030, đã ngỏ lời mời hợp tác quốc tế với sứ mệnh Mặt Trăng mới. Điều này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tiến gần đến thời hạn của sứ mệnh thiết lập môi trường sống lâu dài trên cực Nam Mặt Trăng. Tên lửa Trường Chinh-5 mang...