Tàu thăm dò Chúc Dung khám phá bề mặt Sao Hỏa
Theo Tân Hoa xã, ngày 22/5, tàu thăm dò Sao Hỏa Chúc Dung của Trung Quốc đã bắt đầu khám phá bề mặt Hành tinh Đỏ sau khi đáp thành công xuống hành tinh này.
Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò Sao Hỏa Chúc Dung đáp xuống bề mặt Sao Hỏa ngày 22/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ đổ bộ và vận hành một tàu thám hiểm trên Sao Hỏa.
Tàu thăm dò Chúc Dung nặng 240 kg, có 6 bánh xe và vận hành bằng năng lượng Mặt Trời. Dự kiến, thời gian tàu thám hiểm Sao Hỏa khoảng 3 tháng, trong đó thu thập dữ liệu liên quan đến địa lý, thu thập và phân tích các mẫu đá.
Ngày 15/5 vừa qua, tàu Chúc Dung đã đáp thành công xuống bề mặt Sao Hỏa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa một tàu thăm dò lên một hành tinh bên ngoài Trái Đất. Đến ngày 19/5, tàu này đã gửi về Trái Đất những bức hình đầu tiên từ Sao Hỏa, trong đó có hình ảnh những tấm pin năng lượng mặt trời hướng về cảnh quan ngoài vũ trụ, cùng với địa hình và đường chân trời trên Hành tinh Đỏ.
Sứ mệnh thăm dò Sao Hỏa mang tên Thiên Vấn-1, bao gồm một tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo, một tàu đổ bộ và một robot thăm dò, được triển khai từ trạm phóng tàu vũ trụ Văn Xương nằm ở duyên hải phía Nam Trung Quốc từ ngày 23/7/2020.
Tàu vũ trụ này bay vào quỹ đạo Sao Hỏa vào tháng 2/2021 sau một hành trình gần 7 tháng bay xuyên không gian và đáp xuống bề mặt hành tinh này sau hơn 2 tháng thăm dò điểm đáp phù hợp.
Tàu thăm dò của UAE đã tới quỹ đạo sao Hỏa
Tàu vũ trụ mang tên "Hy vọng" (Hope) của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 9/2 đã đến được với sao Hỏa và đi vào quỹ đạo để thực hiện sứ mệnh không gian đầu tiên của nước này trên Hành tinh Đỏ.
UAE cũng là quốc gia thứ 5 trên thế giới đến được với sao Hỏa, như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng khoa học và công nghệ của đất nước và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Cơ quan vũ trụ UAE đã đặt mục tiêu sẽ có các công trình lắp đặt trên sao Hỏa vào năm 2117.
Trên Twitter, phó Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Rached al Maktoum tự hào chia sẻ, đây là điểm xa nhất trong vũ trụ mà người Arab từng đạt đến trong lịch sử của mình. Mục tiêu của UAE là mang lại hy vọng cho tất cả những người Arab rằng, họ có thể cạnh tranh với phần còn lại của thế giới.
Những tàu thăm dò khác do Trung Quốc và Hoa Kỳ phóng, ngay sau khi tàu thăm dò "Hy vọng" được phóng đi từ một trung tâm vũ trụ của Nhật Bản hồi tháng 7/2020, cũng được cho là sẽ đến được sao Hỏa trong tháng này./.
Tham vọng vũ trụ của Trung Quốc ngày càng vươn xa Trung Quốc đã thực hiện được điều mà chỉ có Mỹ và Liên Xô (trước đây) từng gặt hái được: hạ cánh thành công thiết bị vũ trụ trên bề mặt Sao Hỏa. Người dân Trung Quốc theo dõi tên lửa đưa tàu thăm dò Thiên Vấn-1 lên vũ trụ. Ảnh: AP Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 15/5...