Tàu tên lửa tấn công nhanh của Hải quân Việt Nam
Lực lượng tàu chiến đấu mặt nước chủ lực của Hải quân Việt Nam hiện nay, ngoài tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, còn có các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya là một trong những loại tàu chiến đấu chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya là một trong những tàu tên lửa tấn công hiện đại, do Viện thiết kế hải quân Almaz – Liên bang Nga thiết kế. Loại tàu này không chỉ hiện đại mà còn đa năng, cơ động, do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đóng cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh hành quân đi làm nhiệm vụ. ẢNH: P.V
Tàu tên lửa tấn công nhanh làm nhiệm vụ hộ tống. ẢNH: P.V
Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày.
Chuẩn bị phóng tên lửa. ẢNH: P.V
Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…
Ngoài hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E tầm bắn 130 km.
Thực hiện nghi thức chào tàu chở đoàn cấp cao, trên biển. ẢNH: P.V
Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11 km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên đất liền.
Hiện nay, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya được biên chế nhiều nhất ở Lữ đoàn tàu pháo – tên lửa 167 (Vùng 2 hải quân). Lữ đoàn này thành lập ngày 12.7.2013, có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đảo, thềm lục địa phía nam Tổ quốc.
Tàu tên lửa tấn công nhanh tại căn cứ. ẢNH: P.V
Đại tá Lê Bá Quân (Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 2 hải quân) cho biết: Những năm qua, Vùng 2 Hải quân tập trung xây dựng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tập trung vào 3 yếu tố: Con người, tổ chức biên chế và vũ khí, trang bị.
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 167 sử dụng thành thạo các thao tác vận hành vũ khí trang bị kỹ thuật; nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật các loại vũ khí trang bị có trong biên chế, thuần thục chiến thuật cấp ngành, tàu đến cấp trực thuộc, cũng như huấn luyện chuyên sâu theo nhiệm vụ, phương án tác chiến, huấn luyện hiệp đồng giữa các lực lượng, sát với các tình huống thực hiện nhiệm vụ trên biển và công tác sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngày ra quân huấn luyện của bộ đội tàu tên lửa tấn công nhanh. ẢNH: P.V
Những năm qua, Lữ đoàn 167 đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, huấn luyện tại khu vực Trường Sa, DK-1; tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trong các nhiệm vụ thăm dò dầu khí, nâng cấp sửa chữa nhà giàn DK-1, diễn tập, bắn đạn thật… Đặc biệt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn tên lửa.
Một số hình ảnh về bộ đội tàu tên lửa tấn công nhanh
Tàu tên lửa tấn công nhanh thực hành phóng tên lửa. ẢNH: P.V
Cơ động vòng tránh trong đội hình biên đội. ẢNH: P.V
Làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. ẢNH: P.V
Trực chiến đấu tại căn cứ. ẢNH: P.V
Huấn luyện trên biển. ẢNH: P.V
Bộ đội tàu huấn luyện bắn súng bộ binh trên biển. ẢNH: P.V
Cơ động trên biển. ẢNH: P.V
Phóng tên lửa. ẢNH: P.V
Thực hành bắn pháo AK-630 bài đối không ban ngày. ẢNH: P.V
Pháo hạm AK-176 thực hiện bắn tiêu diệt mục tiêu. ẢNH: P.V
Hiệp đồng chiến đấu với các tàu săn ngầm. ẢNH: P.V
Hành quân trên biển. ẢNH: P.V
Tàu tên lửa tấn công nhanh trực bảo vệ chủ quyền ở khu vực đảo Trường Sa . ẢNH: P.V
Tổng thống Marcos tố tàu ngầm Nga xâm nhập EEZ của Philippines
Hôm nay (2.12), Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cáo buộc tàu ngầm tấn công của Nga đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở biển Tây Philippines và gọi đây là động thái 'vô cùng đáng quan ngại'.
Lực lượng vũ trang Philippines phát hiện tàu ngầm Nga UFA 490 trong lúc con tàu đi qua biển Tây Philippines hôm 28.11. ẢNH: AFP
Người phát ngôn Hải quân Philippines, chuẩn đô đốc Roy Vincent Trinidad hôm 2.12 xác nhận thông tin do tờ Philippine Daily Inquirer đăng tải về việc một tàu ngầm Nga thuộc lớp Kilo xuất hiện cách tỉnh miền tây Occidental Mindoro khoảng 80 hải lý vào ngày 28.11.
Còn lực lượng vũ trang Philippines và tuần duyên nước này cho hay vào tuần trước đã tiến hành theo dõi một tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện của Nga ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Occidental Mindoro, trước khi con tàu nổi lên ở biển Tây Philippines (cách Philippines gọi phần phía đông của Biển Đông).
Tàu hộ vệ tên lửa Jose Rizal của Hải quân Philippines đã liên lạc bằng vô tuyến với tàu ngầm, và được đối phương báo tên là tàu ngầm UFA 490.
"Tàu ngầm Nga cho biết đang trong quá trình chờ điều kiện thời tiết được cải thiện trước khi xuất phát đến Vladivostok (Nga)", Reuter dẫn lời người phát ngôn Trinidad, nhưng không đề cập lý do con tàu có mặt tại vùng biển.
Hải quân Philippines đã cử tàu hộ tống tàu ngầm Nga rời vùng biển nhằm bảo đảm các quy định về hàng hải được tuân thủ.
Đại sứ quán Nga ở Manila chưa bình luận về thông tin trên.
Mỹ 'chuyển nhà' cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương
Hôm 2.12, Tổng thống Marcos Jr. gọi việc tàu ngầm Nga xâm nhập EEZ của nước này là "vô cùng đáng quan ngại".
Tờ Manila Bulletin cùng ngày cũng dẫn những lời cảnh báo về phía các thượng nghị sĩ Philippines sau khi được cập nhật thông tin. Các thượng nghị sĩ đồng ý với quan ngại của Tổng thống Marcos Jr. và cho rằng Bộ Ngoại giao Philippines nên có phản ứng phù hợp về vụ việc.
Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km. Một nguồn tin từ Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine ngày 6.11 cho biết lực lượng này đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công một quân cảng của Nga tại thành...