Tàu tên lửa ‘nhỏ nhưng có võ’ khiến Trung Quốc mất hồn của Nhật
Dù chỉ có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, tàu tên lửa lớp Hayabusa sở hữu hỏa lực chống hạm không thua kém các tàu hộ vệ có kích cỡ lớn gấp nhiều lần.
Hayabusa là lớp tàu tên lửa hạng nhẹ được tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) đóng cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) trong giai đoạn 2002-2004. Tổng cộng có 6 tàu đã được hoàn thiện và bàn giao cho JMSDF, theo Livejournal.
Đây được coi là lớp tàu chiến tí hon của Nhật Bản, chỉ dài 50 m, rộng 8,4 m, có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, kém xa những lớp tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng trong biên chế JMSDF.
Tuy nhiên, tàu tên lửa lớp Hayabusa lại được coi là “nhỏ nhưng có võ”, bởi chúng sở hữu hỏa lực mạnh, không thua kém những loại tàu hộ vệ có giãn nước gấp 10 lần.
Vũ khí chính của lớp Hayabusa là 4 tên lửa chống hạm Type-90 (SSM-1B) được bố trí trên hai giá phóng ở đuôi tàu. Tên lửa Type-90 có tốc độ hành trình cận âm 1.150 km/h, tầm bắn tối đa 150 km, sử dụng đầu đạn nổ mạnh (HE) nặng 225 kg. Mẫu tên lửa này do MHI phát triển, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động ở pha cuối. Tên lửa Type-90 được đánh giá có uy lực tương đương tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ. Tuy tàu mang được 4 tên lửa Type-90, JMSDF chỉ lắp 3 tên lửa cho các buổi biểu diễn hoặc trực chiến.
Lớp Hayabusa có thiết kế tàng hình với nhiều góc cạnh để phân tán sóng radar đối phương. Ngay cả ống khói và ụ pháo Otobreda 76 mm phía trước cũng được bọc vỏ tàng hình.
Video đang HOT
Tàu sở hữu 3 động cơ tuabin khí General Electric LM500-G07, không sử dụng chân vịt truyền thống mà được trang bị hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pumpjet), cho phép nó lướt băng băng trên mặt biển với tốc độ lên tới 85 km/h.
Loại tàu này đóng vai trò vũ khí phản ứng nhanh, có thể xuất kích chớp nhoáng để phóng tên lửa vào mục tiêu, sau đó rút về cảng.
Ngoài thiết kế tàng hình và pháo 76 mm để phòng thủ, lớp Hayabusa còn được trang bị hệ thống mồi bẫy để đánh lừa tên lửa đối phương.
Tàu tên lửa lớp Hayabusa mang số hiệu 829 sóng đôi cùng tàu khu trục hạng nặng lớp Kongo mang số hiệu 176 của JMSDF.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Tàu tên lửa 'nhỏ nhưng có võ' của Nhật
Dù chỉ có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, tàu tên lửa lớp Hayabusa sở hữu hỏa lực chống hạm không thua kém các tàu hộ vệ có kích cỡ lớn gấp nhiều lần.
Hayabusa là lớp tàu tên lửa hạng nhẹ được tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) đóng cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) trong giai đoạn 2002-2004. Tổng cộng có 6 tàu đã được hoàn thiện và bàn giao cho JMSDF, theo Livejournal.
Đây được coi là lớp tàu chiến tí hon của Nhật Bản, chỉ dài 50 m, rộng 8,4 m, có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, kém xa những lớp tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng trong biên chế JMSDF.
Tuy nhiên, tàu tên lửa lớp Hayabusa lại được coi là "nhỏ nhưng có võ", bởi chúng sở hữu hỏa lực mạnh, không thua kém những loại tàu hộ vệ có giãn nước gấp 10 lần.
Vũ khí chính của lớp Hayabusa là 4 tên lửa chống hạm Type-90 (SSM-1B) được bố trí trên hai giá phóng ở đuôi tàu. Tên lửa Type-90 có tốc độ hành trình cận âm 1.150 km/h, tầm bắn tối đa 150 km, sử dụng đầu đạn nổ mạnh (HE) nặng 225 kg. Mẫu tên lửa này do MHI phát triển, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động ở pha cuối.
Tên lửa Type-90 được đánh giá có uy lực tương đương tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ. Tuy tàu mang được 4 tên lửa Type-90, JMSDF chỉ lắp 3 tên lửa cho các buổi biểu diễn hoặc trực chiến.
Lớp Hayabusa có thiết kế tàng hình với nhiều góc cạnh để phân tán sóng radar đối phương. Ngay cả ống khói và ụ pháo Otobreda 76 mm phía trước cũng được bọc vỏ tàng hình.
Tàu sở hữu 3 động cơ tuabin khí General Electric LM500-G07, không sử dụng chân vịt truyền thống mà được trang bị hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pumpjet), cho phép nó lướt băng băng trên mặt biển với tốc độ lên tới 85 km/h.
Loại tàu này đóng vai trò vũ khí phản ứng nhanh, có thể xuất kích chớp nhoáng để phóng tên lửa vào mục tiêu, sau đó rút về cảng.
Ngoài thiết kế tàng hình và pháo 76 mm để phòng thủ, lớp Hayabusa còn được trang bị hệ thống mồi bẫy để đánh lừa tên lửa đối phương.
Tàu tên lửa lớp Hayabusa mang số hiệu 829 sóng đôi cùng tàu khu trục hạng nặng lớp Kongo mang số hiệu 176 của JMSDF.
Tử Quỳnh
Ảnh: Flickr
Theo VNE
Mỹ muốn tăng tàu chiến tại Biển Đông Các chỉ huy hải quân Mỹ đang muốn tăng cường số lượng tàu chiến đi gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Các nhiệm vụ bảo đảm tự do hàng hải (FONOPS) tại Biển Đông sẽ được thực hiện bởi nhóm tàu sâu bay chiến đấu Carl Vinson. Hải quân Mỹ dự kiến cho các...