Tàu sân bay tối tân của Anh vào Biển Đông
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến vào Biển Đông, trong một động thái mà giới quan sát dự đoán sẽ được Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.
Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth và các tàu khác trên Biển Đông (Ảnh: SCMP).
Theo Telegraph , nhóm tàu tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh đã đi qua eo biển Singapore và tiến vào Biển Đông hôm 26/7.
Theo các chuyên gia quân sự, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ không đi qua eo biển Đài Loan trong chuyến hoạt động đầu tiên trong khu vực, mặc dù lộ trình quay trở lại của nó vẫn chưa được xác nhận.
Trung Quốc chưa bình luận về sự hiện diện hay hải trình đi qua Biển Đông của nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, nhưng Bắc Kinh được cho là chắc chắn sẽ đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của nhóm tàu tác chiến của Anh.
Video đang HOT
Telegraph dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Nhóm tàu tác chiến di chuyển hợp pháp trên Biển Đông, nơi chiếm 1/3 lượng vận tải biển toàn cầu hàng năm. Chúng tôi đang sử dụng con đường trực tiếp nhất qua các vùng biển quốc tế để tiến hành các cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác ở Biển Đông”.
Cũng theo người phát ngôn trên, “Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã nói trước quốc hội nước này hồi tháng 4 rằng, chúng tôi không đến để khiêu khích. Chúng tôi tự tin nhưng không đối đầu”.
HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất, đắt nhất và là tàu chiến lớn nhất từng được đóng tại Anh. Nó là chiếc đầu tiên thuộc thế hệ tàu sân bay mới của Anh. Tàu sân bay thứ 2, HMS Prince of Wales, đang trong quá trình đóng và hoàn thiện.
Sau gần một thập niên chế tạo, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã lần đầu tiên ra khơi thử nghiệm vào tháng 6/2017. Với thiết kế tiên tiến cùng hệ thống vũ khí hiện đại, đây là tàu chiến chủ lực của Hải quân Anh trong 50 năm tới. Tàu có tải trọng khoảng 65.000 tấn, dài 280m và có khả năng mang gần 40 máy bay chiến đấu.
Đợt triển khai của nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến châu Á diễn ra trong bối c ảnh Anh tuyên bố xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại mới sau khi rời Liên minh châu Âu ( Brexit). Chính sách này được cho là nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng của Anh hậu Brexit cũng như nhằm đối phó sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Anh có thể triển khai F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ
Bộ trưởng Wallace cho biết Anh có thể triển khai một phi đội F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ nếu thủy quân lục chiến nước này đề nghị.
"Sẽ rất thú vị khi chứng kiến điều gì đến với những chiếc F-35B của chúng tôi và liệu có thể triển khai chúng trên tàu Mỹ trong tương lai không. Hy vọng là chúng tôi sẽ làm được", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington ngày 13/7.
Khi được hỏi việc đưa tiêm kích F-35 của Anh lên tàu sân bay Mỹ đang được thảo luận hay không, Bộ trưởng Wallace cho biết "rất vui khi điều động" chúng. "Nếu thủy quân lục chiến Mỹ muốn đáp lại, chúng tôi rất vui khi được triển khai một phi đội", Wallace nói.
Tiêm kích F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh ngày 8/7. Ảnh: Royal Navy .
Ngày càng nhiều quốc gia vận hành biến thể F-35B có thể cất hạ cánh thẳng đứng, phù hợp cho họ triển khai tiêm kích trên tàu sân bay nước khác. Bộ Quốc phòng Nhật Bản năm 2019 đề xuất Mỹ xem xét triển khai F-35B của thủy quân lục chiến trên tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Hàn Quốc đang chế tạo tàu sân bay lớp LPX-II, Italy dự kiến vận hành F-35B trên tàu sân bay của mình.
Tàu sân bay Queen Elizabeth đang trên hải trình qua Ấn Độ Dương với không đoàn không quân hỗn hợp gồm F-35B của không quân Anh và thủy quân lục chiến Mỹ.
Queen Elizabeth được hộ tống bởi một khu trục hạm, một hộ vệ hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ của Anh, cùng khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Tàu sân bay Anh sẽ thăm 40 quốc gia và tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển.
Lực lượng và hành trình dự kiến của nhóm tàu sân bay Anh. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ .
Bộ trưởng Wallace cho biết đợt bùng phát Covid-19 trên tàu sân bay Queen Elizabeth có thể xảy ra từ 4/7, song không dẫn tới thay đổi đáng kể nào trong kế hoạch triển khai.
"Thủy thủ đoàn của chúng tôi đã tiêm đủ hai mũi vaccine, do đó không có bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào tới họ", Wallace nói và khẳng định "ủng hộ bất cứ quyết định nào" mà hạm trưởng tàu Queen Elizabeth cho là phù hợp.
Hơn 100 thủy thủ tàu sân bay Anh nhiễm nCoV Tàu sân bay Anh, Mỹ hội quân Trực thăng Anh cất cánh khẩn cấp vì lo tàu ngầm Nga Tiêm kích F-35 từ tàu sân bay Anh theo dõi chiến hạm Nga Tiêm kích, chiến hạm Nga chạm mặt tàu sân bay Anh
Hai mục tiêu của Anh khi điều tàu sân bay đến châu Á Chuyên gia nhận định chuyến thăm châu Á của tàu sân bay Anh là một phần kế hoạch gia tăng tiếp cận và triển khai các lực lượng tiền phương trong tương lai. Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth ngày 23/5 rời cảng Portsmouth, dẫn đầu nhóm tác chiến CSG 21 cho chuyến hải trình hơn 26.000 hải lý từ Địa Trung...