‘Tàu sân bay’ Nhật Bản xuất hiện gần tàu Liêu Ninh của Trung Quốc
Trung Quốc vừa công bố đoạn phim và nhiều hình ảnh cho thấy tàu sân bay mini của Nhật Bản đã áp sát tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương.
Chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong khi tàu Izumo của Nhật Bản ở xuất hiện ở đằng xa
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE DRIVE
Theo trang The Drive ngày 30.12, Trung Quốc đã công bố đoạn phim cùng nhiều hình ảnh cho thấy tàu khu trục chở trực thăng Izumo (đang được nâng cấp để hoạt động như tàu sân bay) đã xuất hiện gần tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong một cuộc tập trận gần đây ở Thái Bình Dương.
Bộ Tham mưu liên hợp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thông báo trước về việc theo dõi tàu Liêu Ninh cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc khi nhóm này di chuyển qua biển Hoa Đông để ra vùng biển Thái Bình Dương ở đông nam đảo Okinawa hôm 15.12.
Video đang HOT
Nhóm tàu của Trung Quốc trong cuộc tập trận vừa qua
BỘ QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN
Các tàu hộ tống tàu Liêu Ninh gồm tàu khu trục Type 052D, tàu hộ tống Type 054A và một tàu tiếp vận Type 901. Đội tàu Trung Quốc sau đó di chuyển xa hơn về hướng đông nam và thực hiện nhiều cuộc tập trận như cho máy bay J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay. Nhóm tàu quay về Hoa Đông vào ngày 25.12.
Theo phía Nhật Bản, tàu Izumo và tàu khu trục Akizuki đã theo dõi các hoạt động của phía Trung Quốc. Các máy bay tuần biển P-1 và P-3 cũng hỗ trợ theo dõi đợt tập trận trong khi chiến đấu cơ Nhật Bản nhiều lần cất cánh để phản ứng trước các máy bay J-15 từ tàu Liêu Ninh.
Chiến đấu cơ cất cánh từ tàu Liêu Ninh. ẢNH BỘ QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN
Việc một nước cử tàu chiến theo dõi tàu nước ngoài tại vùng biển quốc tế ở gần lãnh hải là điều bình thường. Tuy nhiên, việc bất thường lần này là Nhật Bản cử một “tàu sân bay” cho nhiệm vụ theo dõi thay vì các tàu nhỏ. Theo The Drive, đây rõ ràng là ý định của Tokyo nhằm gửi tín hiệu đến Bắc Kinh về năng lực và sự sẵn sàng trong việc sử dụng “tàu sân bay” cho những hoạt động tương tự tại tây Thái Bình Dương.
Chi tiết về vụ theo dõi được công bố sau khi bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc thông báo sẽ thiết lập đường dây nóng để tháo ngòi khủng hoảng trong những tình huống bất ngờ.
Nhật-Mỹ lên kế hoạch cho tình huống bất ngờ tại Đài Loan
Nhật Bản và Mỹ được cho là đang lên kế hoạch thiết lập một căn cứ để làm nơi tổ chức tấn công trong trường hợp trường hợp khẩn cấp xảy ra tại Đài Loan.
Kyodo News ngày 23.12 dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và quân đội Mỹ đang vạch kế hoạch hành động chung để ứng phó trường hợp bất ngờ tại Đài Loan.
Theo kế hoạch, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ thiết lập một căn cứ tạm thời để tổ chức tấn công tại một đảo nào đó trong chuỗi đảo Nansei - khoảng 200 đảo nằm trải dài từ phía tây nam Nhật Bản đến Đài Loan, gồm đảo có người ở lẫn không có người.
Quân đội Mỹ sẽ được JSDF hỗ trợ đưa binh sĩ đến các đảo khi tình huống bất ngờ tại Đài Loan sắp xảy ra. Nguồn tin cho hay có khoảng 40 địa điểm đang được cân nhắc.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ tập trận tại đảo Okinawa, Nhật Bản. ẢNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ
Việc triển khai lực lượng nhiều khả năng sẽ biến các đảo thành mục tiêu bị tấn công, gây nguy hiểm cho người dân. Do đó, Nhật Bản được cho là sẽ cần những sửa đổi về pháp lý để hiện thực hóa kế hoạch.
Theo nguồn tin, Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ bắt đầu hợp thức hóa kế hoạch hành động này tại cuộc họp 2 2 giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước vào đầu tháng 1.2022.
Việc phát triển kế hoạch này có thể sẽ khiến Trung Quốc phản ứng vì nước này coi Đài Loan là vùng lãnh thổ và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái kiểm soát.
Trung Quốc gần đây triệu tập đại sứ Nhật Bản để phản đối về những phát biểu của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về Đài Loan.
Phát biểu tại một sự kiện vào đầu tháng, ông Abe nhấn mạnh rằng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào về an ninh xảy đến với Đài Loan cũng sẽ là trường hợp khẩn cấp đối với Nhật Bản và đối với liên minh an ninh Nhật-Mỹ.
Tại một hội nghị hôm 14.12, ông Abe cũng cảnh báo Trung Quốc có thể chuốc lấy đòn tự sát nếu thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự đối với Đài Loan.
Đột phá hợp tác năng lượng Mỹ-Trung giữa cạnh tranh nước lớn gay gắt Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận mua khí hóa lỏng LNG với đối tác Venture Global (Mỹ) thời hạn 20 năm. Mỹ là nhà cung ứng LNG lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Australia trong 9 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Reuters Nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng vọt đã đẩy Trung...