Tàu sân bay Nhật Bản chở F-35B sẽ thắng J-15 Trung Quốc trong không chiến
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản có 3 “thanh đao nhọn” là máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J, trực thăng vũ trang Apache, máy bay chiến đấu F-35B.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013
Tờ “Nhật báo Hải Nam” Trung Quốc ngày 12 tháng 10 đưa tin, ngày 2 tháng 10, tàu sân bay trực thăng Izumo đã tiến hành chạy thử lần đầu tiên ở vùng biển ngoài Yokosuka. Cùng ngày, sau khi hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, tàu Izumo đã tiến hành hoạt động lần này dưới sự cảnh giới của 2 tàu kéo.
Tàu Izumo là tàu chiến lớn nhất do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chế tạo sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, dự kiến tháng 3 năm 2015 chính thức đưa vào hoạt động. Do trọng tải và tổ chức của nó tương tự như tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Hải quân Italia, vì vậy bên ngoại gọi là “gần như tàu sân bay” (chuẩn tàu sân bay). Được biết, Chính phủ Nhật Bản tính toán vào khoảng năm 2020, nhập khẩu và triển khai máy bay hải quân cánh cố định F-35B, nâng cấp nó thành tàu sân bay.
Ngày 2 tháng 10, tàu khu trục trực thăng cỡ lớn Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản rời khỏi cảng bắt đầu chạy thử trên biển. Mặc dù được mệnh danh là “tàu khu trục máy bay bay trực thăng”, nhưng bất kể về trọng tải hay công nghệ, nó đều đã vượt tàu sân bay hiện có của các nước như Anh và Tây Ban Nha.
Báo Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc rằng, việc đặt tên 2 chữ “Izumo” càng có ý nghĩa “chiêu hồn” chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Tiếp tục xuyên tạc, bài báo cho rằng, sự ra đời của “chuẩn tàu sân bay” này đã bộc lộ tham vọng thoát khỏi hạn chế của Hiến pháp hòa bình, khôi phục “chủ nghĩa quân phiệt”, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình của các nước xung quanh và toàn thế giới (Vậy Trung Quốc đang ra sức phát triển nghiên cứu chế tạo tất cả mọi loại vũ khí trang bị, kể cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay khổng lồ, máy bay tàng hình v.v… để làm gì?).
Tháng 9 năm 2014, tàu sân bay trực thăng Izumo lần đầu tiên chạy thử trên biển.
Trọng tải, công nghệ vượt tàu sân bay hiện có của nhiều nước
Thông tin Nhật Bản sẽ chế tạo tàu sân bay trực thăng thế hệ tiếp theo 22DDH (tức là tàu khu trục trực thăng lớp Izumo) sớm nhất là vào năm 2009, khi đó Nhật Bản quyết định trang bị tàu sân bay trực thăng mới trong ngân sách quốc phòng năm 2010. Mã số là 22DDH, sau khi chế tạo xong sẽ làm tàu chỉ huy của hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tháng 8 năm 2013, tàu khu trục máy bay trực thăng Type 22DDH của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hạ thủy ở Yokohama.
Tàu khu trục này là một tàu khu trục máy bay trực thăng có sàn tàu nối thẳng cỡ lớn do Nhật Bản chế tạo, Nhật Bản gọi đây là tàu khu trục trực thăng, tên gốc theo tiếng Anh là “Helicopter Destroyer” và gọi là DDH, phiên hiệu DDH-183, còn tên là Izumo, là tàu khu trục trực thăng lớp Izumo đầu tiên.
So với tàu hộ vệ máy bay trực thăng lớp Hyuga lớp đầu, trọng tải và chức năng của tàu Izumo đều được tăng cường rất lớn.
Tàu Izumo lớn hơn tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga 50%. Tàu này có lượng giãn nước đầy 27.000 tấn, vượt cả tàu sân bay Garibaldi của Hải quân Italia, tàu sân bay Principe de Asturias của Tây Ban Nha và tàu sân bay lớp Invincible của Hải quân Hoàng gia Anh.
Video đang HOT
Động cơ chính của nó là 4 tua-bin chạy ga, 2 trục, công suất trục là 112.000 mã lực, tốc độ cao nhất là 30 hải lý/giờ. Bất kể là thiết kế bên ngoài hay thiết kế vũ khí trang bị, đều rất giống với tàu sân bay. Ngoài ra, so với lớp Hyuga, năng lực phòng thủ điểm của tàu Izumo mạnh hơn.
Tháng 9 năm 2014, tàu sân bay trực thăng Izumo lần đầu tiên chạy thử trên biển.
Tàu Izumo đã áp dụng đường băng thiết kế nối thẳng, độ rộng tăng lên rõ rệt.
Là tàu chỉ huy của biên đội tác chiến săn ngầm tầm xa, tàu Izumo sau khi gia nhập có thể tăng cường sức chiến đấu săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lên gấp đôi, vùng biển bao quát cũng theo đó tăng gấp vài lần.
Mang theo Apache hỗ trợ tấn công đoạt đảo
Sức chiến đấu của tàu sân bay chủ yếu do số lượng và tính năng của máy bay chiến đấu mang theo quyết định.
Tàu sân bay máy bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã từng mang theo máy bay trực thăng vũ trang Apache, diễn tập tác chiến đổ bộ. Tàu Izumo – có lượng giãn nước và kho chứa máy bay lớn hơn – làm “tàu sân bay trực thăng vũ trang” đương nhiên càng không tồn tại vấn đề.
Máy bay trực thăng vũ trang Apache là máy bay trực thăng vũ trang 2 chỗ ngồi hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Công ty Boeing Mỹ chế tạo, dài 17,73 m, nặng khoảng 5 tấn, đường kính cánh xoay gần 15 m, tải trọng 8.000 kg, trang bị 1 khẩu pháo chính 30 mm, có thể bắn tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Sidewinder và rốc két-70, là “sát thủ tầng trời thấp” hỏa lực mạnh hữu danh hữu thực.
Máy bay trực thăng vũ trang AH-64D Apache Nhật Bản.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phô diễn với bên ngoài máy bay trực thăng vũ trang Apache tự chế tạo do Mỹ trao quyền, chi phí sản xuất máy bay này cao hơn nhiều phiên bản của Mỹ. Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sở hữu tổng cộng khoảng 13 chiếc Apache.
Máy bay trực thăng vũ trang Apache vốn là sát thủ chống xe tăng của lục quân, nhưng Hải quân Anh sớm đã triển khai, sử dụng nó trên tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay hạng nhẹ, việc thử nghiệm tấn công các mục tiêu trên biển cũng đã giành được thành công. Xét đến điều này, tàu Izumo trang bị máy bay trực thăng vũ trang Apache, cung cấp chi viện hỏa lực kèm theo cho lực lượng đoạt đảo, cũng không tồn tại bất cứ trở ngại công nghệ nào.
Làm tiên phong mở đường cho tác chiến săn ngầm
Trang bị tác chiến săn ngầm lớn nhất hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu sân bay máy bay trực thăng lớp Hyuga, nó chủ yếu mang theo máy bay trực thăng SH-60J thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm trong vùng biển phạm vi lớn. Tàu Izumo sắp đưa vào hoạt động sẽ tiếp tục kế thừa vai trò của tàu chỉ huy săn ngầm Hyuga, mang theo nhiều SH-60J hơn thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi tàu Izumo đưa vào hoạt động, có thể tuần tra lâu dài ở vùng biển quan trọng xung quanh “chuỗi đảo”, sử dụng lượng lớn máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J làm “lính gác tầm xa”, tiếp tục thu hẹp không gian hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến nước khác.
Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Nhật Bản.
SH-60J là phiên bản hải quân của máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk do Công ty Sikorsky Mỹ sản xuất, là phiên bản săn ngầm được phát triển từ phiên bản hải quân, tốc độ tuần tra của máy bay này là 250 km/giờ, bán kính tác chiến 160 km, có thể cất hạ cánh trong tình hình biển cấp 5, trang bị hệ thống dò tìm săn ngầm và ngư lôi do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo.
Trong hạm đội Nhật Bản, trực thăng SH-60J là “lực lượng xương sống” trinh sát tàu ngầm của tàu chiến mặt nước. Nó chủ yếu dùng để tìm kiếm tàu ngầm ngoài khoảng cách làm việc của hệ thống dò tìm trên các tàu chiến.
Nó có tốc độ nhanh, tính cơ động mạnh, hiệu suất tìm kiếm cao, phạm vi rộng, đã bổ sung lỗ hổng về khả năng tìm kiếm tàu ngầm của tàu chiến mặt nước. Hơn nữa, thiết bị định vị thủy âm, thiết bị dò tìm từ tính, radar tìm kiếm của máy bay cũng đã tăng cường khả năng trinh sát cơ động của hạm đội hộ vệ Nhật Bản.
Dựa vào lượng lớn máy bay trực thăng săn ngầm trên tàu, tàu sân bay hạng nhẹ Izumo có thể quét sạch hoạt động mai phục dưới biển cho hạm đội triển khai và tác chiến, làm tiên phong mở đường cho tác chiến săn ngầm.
F-35B lên tàu sẽ làm cho sức chiến đấu tăng vọt
Chi tiêu quốc phòng Nhật Bản năm tài khóa 2014 liên tục tăng năm thứ hai. Trong một loạt chương trình mua sắm tăng mới, 4 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35A là nổi bật nhất.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B do Mỹ chế tạo.
Trang mạng “An ninh toàn cầu” Mỹ cho rằng, tàu Izumo có thể mang theo 8 – 12 máy bay hải quân F-35B cất cánh thẳng đứng.
F-35B có khả năng cất hạ cánh cự ly ngắn, có thể tăng tốc đến mức tuần tra siêu âm khi bay ngang mặt nước, cũng có thể hạ thấp tốc độ tiến hành bay lượn vòng, tiếp theo hoàn thành hạ cánh thẳng đứng. Đến nay, các loại máy bay chiến đấu khác trên thế giới đều không có khả năng cơ động chiến thuật tổng hợp này.
Mặt cắt phản xạ radar của F-35B rất nhỏ, có thể mang theo rất nhiều vũ khí tiên tiến, tiến hành tấn công đối hải và không chiến. F-35B còn có thể tiến hành tiếp dầu trên không, hàm lượng công nghệ radar không kém mấy so với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tiên tiến nhất của Không quân Mỹ.
Tờ “Kanwa Defense Review” cho rằng, máy bay J-15 Trung Quốc chủ yếu phụ trách kiểm soát trên không, còn F-35B có tính năng tấn công kiêm chiến đấu mạnh hơn, “F-35B dựa vào tính tàng hình tốt và radar mảng pha quét điện tử chủ động, trong không chiến rất có khả năng khai hỏa trước đối với J-15. Nhưng, trong không chiến cự ly gần, J-15 chiếm ưu thế”.
Tuy nhiên, máy bay F-35B cất cánh trên tàu sân bay không có đường băng kiểu nhảy cầu, lượng tải đạn và dầu mang theo đều bị hạn chế rất lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến.
Nhìn vào tình hình hiện nay, máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J, máy bay trực thăng vũ trang AH-64DJ Longbow Apache và máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng cự ly ngắn F-35B có triển vọng trở thành “ba thanh đao nhọn” trang bị cho tàu Izumo.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Bắc Kinh 'chết đứng' khi IS xài nhiều vũ khí Trung Quốc
Trung Quốc rất tức giận trước một báo cáo từ Anh cho hay IS đang sính dùng vũ khí Trung Quốc nhiều thứ 2. Bắc Kinh cho rằng bản báo cáo từ Anh nhằm chạy tội cho Mỹ trong việc để thất thoát vũ khí vào tay IS.
Vũ khí của IS có nhiều hàng Trung Quốc
Trung Quốc hiện đã nhảy lên vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia có vũ khí mà lực lượng khủng bố cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng. Tuyên bố này được nhóm nghiên cứu vũ khí xung đột (Conflict Armament Research) - một tổ chức độc lập tại London đưa ra.
Báo cáo cho biết nhóm khủng bố Hồi giáo đang sử dụng vũ khí và đạn dược được sản xuất từ ít nhất 21 quốc gia khác nhau. Dẫn đầu danh sách vũ khí mà IS đang sử dụng là các loại do Nga chế tạo, tiếp đến là Trung Quốc và Mỹ.
Bản báo cáo nói rằng vũ khí phổ biến nhất được IS sử dụng có nguồn gốc từ Nga, nước đã trang bị vũ khí cho quân đội chính quyền Bashar Al-Assad. Bằng cách tấn công quân chính phủ Syria, IS có thể lấy được chiến lợi phẩm là vũ khí của Nga.
Hầu hết các vũ khí của Mỹ là chiến lợi phẩm mà IS thu được từ các lực lượng chính phủ Iraq và các nhóm nổi dậy ở Syria trên chiến trường. Cả hai nhóm này (quân chính phủ Iraq và phe nổi dậy ở Syria) đều nhận vũ khí từ Mỹ. Báo cáo cũng cho biết IS có khả năng mua vũ khí từ nước ngoài qua buôn lậu nhờ thu nhập từ bán dầu.
Sau một vài trận mà quân người Kurd đánh bại IS, người ta thu dược khoảng 1.700 băng đạn được cho là của quân IS. Bản báo cáo cho biết có 492 băng đạn là do Nga và có cả do Liên Xô sản xuất trước kia.
Hàng Trung Quốc là nguồn vũ khí lớn thứ hai của Nhà nước Hồi giáo. Trong số 1700 băng đạn thu được thì có 445 là hàng sản xuất từ Trung Quốc. Vũ khí từ Mỹ chiếm hạng 3 với 323 băng đạn thu được trong đống chiến lợi phẩm sau khi đánh bại IS.
Bản báo cáo nói rằng 10% băng đạn nêu trên được sản xuất trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2014. Đáng chú ý, hàng Bulgaria và Trung Quốc chiếm hơn một nửa trong số những băng đạn mới sản xuất.
Bản báo cáo không nêu nguyên nhân tại sao IS lại có vũ khí đạn dược từ Trung Quốc trong khi giải thích rõ tại sao IS lại có vũ khí từ Nga và Mỹ.
Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo nói trên một cách mạnh mẽ. Họ cho rằng Viện nghiên cứu vũ khí xung đột đang tìm cách "chạy tội" cho Mỹ bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc trong vấn đề tại sao IS có vũ khí sát thương.
Theo Tri Thức Trẻ
Trung, Mỹ và cuộc đua chiến đấu cơ tàng hình trên tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ đang bên bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả hai đều tìm cách phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có thể hoạt động trên các tàu sân bay. David Axe, một phóng viên chuyên về quốc phòng người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đầu tư phát triển máy bay tàng hình J-31...