Tàu sân bay Mỹ sẵn sàng đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc
Một đô đốc Trung Quốc mới đây đã đưa ra đề xuất đánh chìm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông hay Hoa Đông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa này.
Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Chancellorsville hộ tống tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. (Ảnh: US Navy)
Phát biểu tại một hội nghị hôm 20/12, Phó giám đốc học viện khoa học quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Luo Yuan, nói rằng những vũ khí mới của Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng “xuyên thủng” hàng phòng thủ của đội tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ và rằng chỉ cần đánh chìm một tàu sân bay. “Chúng ta có thể thấy Mỹ sẽ phải lo ngại thế nào”, ông Luo nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đã chỉ ra rằng, Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đối phó để mối đe dọa đó chỉ là viễn cảnh xa vời.
Không “bất khả chiến bại” nhưng có thể phòng thủ
Các tàu Hải quân của Mỹ, trong đó có hạm đội tàu sân bay, đã tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở các vùng biển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoạt động này khiến Trung Quốc “ nóng mặt”. Làm suy giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn khả năng hoạt động của Hải quân Mỹ ở các khu vực này được cho là một trong những nỗ lực chính của Trung Quốc nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Washington trong khu vực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ dường như đã có sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó trong bối cảnh Trung Quốc phát triển các tên lửa đạn đạo như DF-21 có tầm bắn tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay tên lửa DF-26 có tầm bắn đến hầu hết căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương cùng với các hệ thống phòng không và việc củng cố năng lực hải quân. Điều này giúp Hải quân Mỹ có thể hoạt động thậm chí ở nơi hạm đội tàu sân bay có nguy cơ bị tấn công.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Harbin của Trung Quốc tập trận với Hải quân Nga. (Ảnh: AP)
Bryan Clarke, cựu trợ lý đặc biệt của tổng tham mưu trưởng Hải quân Mỹ và hiện là chuyên gia thuộc Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA), nhận định trong tình huống tốt nhất, một biên đội tàu sân bay của Mỹ có thể bắn hạ 450 tên lửa. Trong khi đó, Trung Quốc có thể tập trung khoảng 600 tên lửa chống tàu hạng nặng trong một cuộc tấn công nhằm vào biên đội tàu sân bay đối phương ở cách bờ biển khoảng cách 1.000 dặm (1600 km).
Do vậy chuyên gia này cho rằng, Mỹ có thể tận dụng các tên lửa đánh chặn tầm ngắn hơn, sử dụng vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí tấn công tốc độ cao để biên đội tàu sân bay có thể đối phó một cuộc tấn công tập trung của tới 800 vũ khí.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ có thể sử dụng chiến tranh điện từ khiến đối phương khó xác định mục tiêu hơn hoặc có thể tấn công các máy bay ném bom và bệ phóng tên lửa của đối phương trước khi chúng có thể khai hỏa.
Tuy nhiên, báo cáo của CSBA, điều này là chưa đủ để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa ven biển của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra, trong bối cảnh năng lực tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc và Nga ngày càng cải thiện, Mỹ cần có những thay đổi đối với hạm đội tàu sân bay của mình.
Minh Phương
Theo Dantri/ Business Insider
Đòn đáp trả "khủng khiếp" của Mỹ nếu TQ đánh chìm 2 tàu sân bay chở vạn người
Báo Mỹ coi lời dọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ của Đô đốc Trung Quốc là động thái leo thang nguy hiểm, cảnh báo Bắc Kinh "nên suy nghĩ kỹ".
Tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.
Theo Fox News, hôm 20.12, phát biểu tại một hội nghị công nghiệp quân sự, Đô đốc Trung Quốc Lou Yuan cho rằng Mỹ rất sợ thương vong nên cách dễ nhất để đánh bại đối thủ là đánh chìm hai tàu sân bay Mỹ, khiến hơn 10.000 thủy thủ thiệt mạng.
"Chúng ta sẽ thấy người Mỹ sợ hãi như thế nào", Đô đốc Lou nói. Báo Mỹ coi đây là động thái leo thang căng thẳng nguy hiểm. Các quan chức và cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thời gian qua đều có tuyên bố cứng rắn.
Báo Mỹ cho rằng ông Tập và các quan chức dưới quyền đang bị tác động bởi những sự kiện gần đây có liên quan đến Trung Quốc.
Tham vọng vươn tầm ảnh hưởng khắp thế giới của Trung Quốc gặp nhiều trở ngại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng công kích nền kinh tế Trung Quốc.
Báo Mỹ cho rằng, dù thời chính quyền George W. Bush hay Brack Obama có phần "ít quan tâm đến Trung Quốc", các khía cạnh mang tính nền tảng của nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh và tinh thần chiến đấu của nước Mỹ chưa bao giờ lụi tàn.
Bài học về sự kiện Trân Châu Cảng, khi Nhật Bản bất ngờ tấn công phủ đầu căn cứ quân sự Mỹ ở Hawaii vẫn còn đó với Trung Quốc, theo Fox News.
Nếu Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ bằng oanh tạc cơ, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo thì Mỹ hoàn toàn đủ sức san phẳng tất cả những nơi tên lửa, máy bay ấy cất cánh. Mỹ sau đó nhắm đến các đội tàu thương mại và cả hải quân Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc sẽ bị cắt nguồn năng lượng từ nước ngoài trong khi hoạt động xuất khẩu bị phong tỏa. Chỉ sau vài tuần, các nhà máy Trung Quốc sẽ bị đóng băng vì không có nguyên liệu sản xuất.
Ngược lại, Mỹ là quốc gia có lượng dự trữ khoáng sản dồi dào, sẵn sàng đủ sức vượt qua những tháng ngày khó khăn, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc muốn leo thang căng thẳng, tấn công Bắc Mỹ.
Theo báo Mỹ, tốt nhất là Trung Quốc vào lúc này nên kiềm chế lời nói, chuẩn bị sẵn sàng để ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ về vấn đề thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan gần đây đều nhấn mạnh rằng trong cuộc đua cạnh tranh quyền lực, Mỹ luôn để mắt đến Trung Quốc.
Theo Danviet
Hải quân Mỹ dự kiến lắp ráp thêm 2 tàu sân bay mới Hải quân Mỹ đã đạt được thỏa thuận với công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII) về việc mua hai tàu sân bay. Đây là động thái mới nhất hướng tới việc mở rộng hạm đội Mỹ và tăng cường cho nhà máy đóng tàu Newport News của HII. Thỏa thuận sẽ bao gồm chiếc USS Enterprise CVN-80 hiện trong quá trình...