Tàu sân bay Mỹ – Pháp tới Trung Đông phối hợp diệt IS
Theo RT, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S.Truman sẽ tới Trung Đông phối hợp cùng tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp để mở rộng chiến dịch không kích “xóa sổ” IS.
Vào 18-11, tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp sẽ lên đường sang vùng vịnh Ba Tư để tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS nhằm trả đũa cho cuộc tấn công đẫm máu Paris hồi tuần qua.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: Reuters
“Nhóm hải quân Pháp sẽ rời khỏi căn cứ quân sự Toulon trong vài ngày nữa, vào ngày 18-11, để đến vùng vịnh Ba Tư và ở đây tới giữa tháng 12″ – RT dẫn lời Stephane Le Foll, phát ngôn viên chính phủ, cho biết.
“Tàu Charles de Gaulle sẽ cho phép chúng tôi phối hợp với các đồng minh được hiệu quả hơn” – RT dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande nói và cho biết con tàu sẽ “tăng cường hỏa lực của Paris trong khu vực giữa bối cảnh quốc tế đang nỗ lực tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho Syria”.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle tàu sân bay lớn nhất châu Âu. Đây cũng là con tàu chạy bằng hạt nhân duy nhất của nước Pháp. Tàu này có thể triển khai tới 40 phản lực cánh cố định và trực thăng, bao gồm 12 chiến đấu cơ Rafales. Tàu sân bay Charles de Gaulle đã từng được sử dụng trong cuộc chiến chống IS ở Iraq vào tháng 2 và tháng 4-2015.
Ngoài ra, theo The Washington Post, Mỹ cũng đã điều tàu sân bay lớp Nimitz U.S.S. Harry S. Truman tới vùng Trung Đông để hỗ trợ các hoạt động tác chiến “xóa sổ” IS. Con tàu này đã khởi hành từ Norfolk, Virginia hôm 16-11.
Tàu sân bay lớp Nimitz U.S.S. Harry S. Truman của Mỹ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tàu U.S.S. Harry S. Truman cùng với các tàu ngầm và tàu hộ tống với tên gọi Đội tàu sân bay xung kích (Carrier Strike Group) sẽ cập bến trong vài tuần tới. Việc triển khai tàu ở Trung Đông sẽ kéo dài bảy tháng. Việc triển khai tàu sân bay này của Mỹ được lên kế hoạch trước khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố Pháp đêm 13-11. Theo Navy Times, không có bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch triển khai tàu này.
U.S.S. Harry S. Truman là tàu sân bay thứ tám thuộc lớp siêu hàng không mẫu hạm Nimitz. Tàu có chiều dài 332,8 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 11,3 m, lượng giãn nước 103.900 tấn. U.S.S. Harry S. Truman có thể mang theo 90 máy bay các loại. Tiêm kích trên hạm chủ lực là F/A-18E/F Super Horne.
Ngọc Như
Theo_PLO
Tàu sân bay Mỹ nối đuôi Pháp tới tham chiến Syria
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S.Truman sẽ tới Trung Đông phối hợp cùng hàng không mẫu hạm Pháp mở rộng chiến dịch không kích IS.
Mỹ điều tàu sân bay không kích IS
Theo RT, việc triển khai tàu sân bay USS Harry S.Truman và nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) đến Trung Đông đã được lên kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, sau sự kiện khủng bố đẫm máu ở Paris, hàng không mẫu hạm này sẽ đến Trung Đông sớm hơn dự kiến.
Navy Times cho biết, USS Harry S.Truman đã rời cảng Norfolk, Virginia, vào sáng 16/11, dự kiến hải trình đến vịnh Ba Tư kéo dài khoảng 6 tuần.
Tàu sân bay USS Harry S.Truman phải mất 6 tuần mới đến Vùng Vịnh để đánh IS - ảnh: Reuters
"Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đối với thân nhân những người thiệt mạng cũng như với toàn nước Pháp. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ Pháp như là một phần trong liên minh chống IS", Chuẩn đô đốc Bret Batchelder, chỉ huy nhóm tác chiến CSG-10, nói.
Việc triển khai USS Harry S.Truman tại Trung Đông sẽ kéo dài trong 7 tháng. Nhóm tác chiến CSG-10 sẽ phối hợp cùng với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp để gia tăng các đợt không kích chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ryan Scholl, hạm trưởng tàu sân bay Harry S.Truman, cho biết, nhóm tác chiến trên không đã sẵn sàng để hủy diệt IS.
Lực lượng triển khai đến Trung Đông khá hùng hậu gồm: Phi đoàn tác chiến trên không số 7, tuần dương hạm USS Anzio, tàu khu trục USS Bulkeley, USS Gravely và USS Gonzalez cùng một tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Trong một diễn biến mới, ngày 16/11, Không quân Pháp tiếp tục trút bom vào các mục tiêu thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) ở thành phố Al-Raqqa, nơi được xem là thành trì của IS ở Syria.
Theo RIA Novosti, đây là cuộc không kích quy mô lớn thứ hai được không quân Pháp tiến hành nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria trong 24 giờ qua.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, các máy bay chiến đấu đã trút hàng loạt bom vào các vị trí của phiến quân IS ở Al-Raqqa, nơi được xem là thành trì và cứ địa hỗ trợ đắc lực cho IS ở Syria.
"Đây là lần thứ hai trong 24 giờ, quân đội Pháp tiến hành cuộc không kích chống lại IS", tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp cho biết.
Kết quả ban đầu cho biết, một trung tâm chỉ huy hoạt động và một trung tâm huấn luyện của IS đã bị phá hủy.
IS nhận tiền từ 40 quốc gia
Tổng thống Nga Putin cho hay ông đã chia sẻ với các nguyên thủ G20 các dữ liệu tình báo của Nga về vấn đề tài chính của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan IS. Theo dữ liệu đó, có dấu hiệu khẳng định nhóm IS được tài trợ bởi các nguồn từ 40 nước, bao gồm cả một số quốc gia thành viên nhóm G20.
Trong dịp hội nghị thượng đỉnh G20, ông Putin nói với các nhà báo: "Tôi đã cung cấp các ví dụ dựa trên dữ liệu của chúng tôi về các trường hợp cá nhân tài trợ cho các đơn vị IS khác nhau. Số tiền này, theo điều tra của chúng tôi, bắt nguồn từ 40 nước, trong đó có một số thành viên G20".
Ông Putin cũng nói về nhu cầu cấp thiết phải ngăn chặn việc buôn dầu bất hợp pháp của IS.
Ông Putin yêu cầu một nỗ lực quốc tế để ngăn chặn khủng bố
Ông nói: "Tôi đã giới thiệu với các vị đồng cấp của mình các bức ảnh được chụp từ vệ tinh và từ máy bay. Các bức ảnh cho thấy rõ quy mô buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ.... Các đoàn xe tiếp nhiên liệu (của IS) trải dài hàng chục kilomet nên từ từ độ cao 4-5km, sẽ thấy đoàn xe trải dài quá đường chân trời".
Theo Tổng thống Putin, hiện nay không phải là thời điểm thích hợp để xác định xem nước nào hiệu quả nhiều và nước nào hiệu quả ít trong cuộc chiến chống IS, và giờ đây một nỗ lực quốc tế thống nhất là cần thiết để đương đầu với nhóm khủng bố IS.
Tổng thống Nga cho biết thêm: "Chúng tôi thực sự cần sự ủng hộ của Mỹ, châu Âu, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran".
Ông Putin cũng nêu ra sự thay đổi trong quan điểm của Washington về mối hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Putin nói: "Chúng tôi cần tổ chức công việc cụ thể tập trung vào việc ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố và xử lý vấn nạn khủng bố trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi đã đề xuất hợp tác với Mỹ trong nỗ lực chống IS. Thật không may, các đối tác Mỹ của chúng tôi đã từ chối. Họ chỉ gửi một văn bản với nội dung "chúng tôi bác bỏ đề xuất của các vị"."
Quang Hưng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
G20: Lãnh đạo các nước quyết tâm chống khủng bố Sau hai ngày họp, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đưa ra một số quyết định quan trọng, trong đó cam kết sẽ phối hợp tích cực để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria và chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Lãnh đạo các nước G20 họp bàn tại Hội...