Tàu sân bay Mỹ đứng trước nguy cơ bị đánh chìm
Không thể cạnh tranh trước đội ngũ tàu sân bay hùng hậu của Washington, Trung Quốc, Iran và Nga được cho là phát triển các vũ khí có thể đánh chìm niềm kiêu hãnh của Lầu Năm Góc.
Máy bay không người lái Iran chụp hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: PressTV
Trong suốt nhiều thập niên qua, tàu sân bay của Mỹ luôn là mục tiêu bất khả xâm phạm đối với kẻ thù. Khối thép khổng lồ nổi trên biển, có khả năng triển khai những loại chiến đấu cơ uy lực nhất của quân đội Mỹ, mang lại cho Lầu Năm Góc khả năng can thiệp linh hoạt vào mọi khu vực trên khắp thế giới. Do không thể cạnh tranh trước đội tàu sân bay hiện đại và đông đảo của Mỹ, các cường quốc quân sự chọn cách phát triển loại vũ khí để đánh chìm niềm kiêu hãnh này,Washington Post đưa tin.
Trong một bản báo cáo do Trung tâm An ninh Mỹ Mới CNA), một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại thủ đô Washington D.C, công bố hôm 22/2, cho thấy các tàu sân bay Mỹ đang bị đe dọa.
“Trước những thách thức ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu, Mỹ buộc phải để các tàu sân bay hoạt động với mức độ lớn, kèm theo đó là rủi ro cao cho sự an toàn của chúng”, báo cáo nêu rõ.
Bản báo cáo có tên “Báo động đỏ: Gia tăng những mối đe dọa nhằm vào hàng không mẫu hạm Mỹ”, trong đó CNA tập trung vào vị thế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương. Kèm theo đó là học thuyết chống tiếp cận mà Bắc Kinh đang từng bước hiện thực hóa ở các vùng biển lân cận như Hoa Đông và Biển Đông.
Đang hoạt động trong biên chế quân đội Mỹ là các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz. Chúng cũng là mẫu tàu sân bay lớn nhất thế giới đang hoạt động. Ảnh: US Navy
Đối thủ ở Thái Bình Dương
Chống tiếp cận là thuật ngữ được sử dụng từ lâu trong chiến tranh. Theo đó, nó làm giảm khả năng di chuyển tự do của quân đội địch trên chiến trường. Trong quá khứ, đó thường là hệ thống hào nước và các loại vũ khí bao quanh một cơ sở kiên cố, chẳng hạn như pháo đài. Hiện nay, vũ khí chống tiếp cận là tên lửa phòng không, tên lửa hành trình chống hạm, tàu ngầm, tàu mặt nước và các loại máy bay được thiết kế để đẩy lui đối phương khỏi các khu vực chiến lược.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang ngày càng chú trọng tới các loại tên lửa chống hạm tầm xa. Với những thành tựu công nghệ vốn có, Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa với quân đội Mỹ. Bắc Kinh cũng công bố mẫu tên lửa được coi là sát thủ với tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, chưa thể kiểm chứng hiệu quả của chúng trong tác chiến.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã đưa tên lửa phòng không HQ-9 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. CNA cho rằng HQ-9 có phạm vi phòng không tầm ngắn nhưng việc đưa nó ra Biển Đông là bước tiến dài của Trung Quốc. Nó có thể mở màn cho việc quân sự hóa Biển Đông nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Các mối đe dọa xa hơn có thể tới từ các máy bay ném bom tầm xa và tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26, với tầm bắn từ 1.500 km tới 3.000 km. Nếu DF-26 hoạt động chính xác như lời quảng cáo của Trung Quốc, căn cứ của Mỹ trên đảo Guam sẽ nằm dưới tầm tấn công.
Video đang HOT
Với tải trọng choán nước khoảng 100.000 tấn, các tàu lớp Nimitz có thể mang theo nhiều loại máy bay cánh gập, trong đó uy lực nhất là chiến đấu cơ F/A-18C/D/E/F Hornet/Super Hornet. Ảnh: US Navy
Trên Địa Trung Hải
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất áp dụng chiến lược chống tiếp cận nhằm vào Hải quân Mỹ. Trong vùng biển Baltic, căn cứ hải quân Kaliningrad của Nga được bố trí hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm tinh vi.
Hiện tại, các hệ thống chống tiếp cận của Nga cũng được bố trí tại Syria. Moscow đã đưa nhiều bệ phóng tên lửa phòng không tới căn cứ tại Syria đồng thời điều các tàu chiến có khả năng phòng không ưu việt tới vùng biển xung quanh quốc gia này nhằm tăng khả năng bảo vệ cho quân đội Nga.
Bên cạnh tên lửa, một số quốc gia sử dụng vũ khí không người lái để đe dọa các tàu sân bay Mỹ. Máy bay tự hành hay tên lửa có điều khiển trang bị vật liệu nổ uy lực mạnh đặt hàng không mẫu hạm luôn bận rộn của Mỹ trước hàng loạt nguy cơ. Việc hoạt động liên tục cũng làm giảm khả năng tấn công xa của các phi đội tiêm kích trên hàng không mẫu hạm để đổi lại số lượng các đợt xuất kích.
“Việc triển khai các tàu sân bay trong bối cảnh chúng dễ bị đánh đắm đặt Mỹ trước canh bạc lớn. Mỹ buộc phải cân nhắc khi mỗi tàu sân bay cùng lượng vũ khí và trang thiết bị nó mang theo thường có giá trị nhiều tỷ USD trong bối cảnh Mỹ chưa thể tìm ra cách ngăn chặn hiệu quả chiến lược chống tiếp cận mà nhiều quốc gia đang áp dụng”, báo cáo cho biết.
Để duy trì khả năng thống lĩnh các đại dương, Mỹ cần phát triển các loại vũ khí mới, chẳng hạn như súng điện từ. Lầu Năm Góc cũng cần phát triển các hệ thống phòng thủ và chiến lược, bao gồm cả tin tặc, nhằm đẩy lùi các mối đe dọa từ kẻ thù. Mỹ cũng cần nâng cấp tầm xa của tàu ngầm và máy bay không người lái tích hợp trên các tàu sân bay.
“Mỹ cần đánh giá lại độ phù hợp của các tàu sân bay và các phi đội không kích cũng như sáng tạo thêm cho các hạm đội. Nếu Mỹ muốn duy trì ưu thế quân sự trong tương lai, họ phải làm khác đi”, báo cáo kết luận.
Theo_Zing News
Sau vụ đánh bom ở Ankara, thách thức nào chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ?
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chiến đấu với số lượng kẻ thù ngày càng gia tăng, cả bên trong và bên ngoài biên giới nước này.
Vụ đánh bom đẫm máu khiến ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương xảy ra chiều tối 17/2 tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã làm nổi bật những thách thức an ninh nghiêm trọng mà nước này đang phải đối mặt cả ở trong và ngoài nước.
Các chuyên gia lo ngại rằng, với những thách thức như hiện nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khó lòng tập trung vào các cải cách kinh tế cần thiết bởi ngoài việc đối phó với cuộc khủng hoảng người di cư, các mối đe dọa gia tăng từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Ankara cũng phải "lao vào" cuộc chiến mới với lực lượng dân quân người Kurd.
Hiện trường vụ đánh bom xe ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 17/2. (Ảnh: AP)
Phân tích của kênh truyền hình Mỹ CNBC về những vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt.
Có quá nhiều kẻ thù và nguy cơ từ mối đe dọa khủng bố
Thực tế cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chiến đấu với số lượng kẻ thù ngày càng gia tăng, cả bên trong và bên ngoài biên giới nước này.
Lực lượng quân đội có quy mô lớn thứ 10 trên thế giới không chỉ đang tham gia vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng trong liên quân do Mỹ đứng đầu, mà còn đang phải "gồng mình" đối phó với các mối đe dọa đến từ Lực lượng các đơn vị tự vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại miền Bắc Syria và Lực lượng đảng Công nhân người Kurds (PKK) ở Iraq.
Hồi tháng 7/2015, lệnh ngừng bắn bị sụp đổ với PKK sau 2 năm "tương đối hòa bình" đã khiến tình trạng bạo lực giữa PKK và lực lượng Chính phủ leo thang nhanh chóng.
Trên thực tế, cả Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đều đã lên tiếng cho rằng, vụ tấn công khủng bố tại Ankara hôm 17/2 là một chiến dịch chung do lực lượng Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria thực hiện.
Trong khi đó, phiến quân IS chính là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công khủng bố làm rúng động Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua, trong đó có vụ đánh bom tự sát hồi tháng 10/2015 làm hơn 100 người thiệt mạng hay vụ đánh bom hồi tháng 1/2016 ở Istanbul khiến 10 du khách nước ngoài thiệt mạng.
Trả lời phỏng vấn CNBC hôm 18/2, ông Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch công ty phân tích rủi ro chính trị Teneo cho rằng: "những nỗ lực để dập tắt mối đe dọa từ người Kurd có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị các nước láng giềng cô lập, nhưng thực tế là Ankara chẳng quan tâm đến điều này".
Các tay súng của lực lượng Đảng Công nhân người Kurd (PKK). (Ảnh: Reuters)
Ưu tiên của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là đánh bại phiến quân người Kurd và lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad cũng như ngăn người việc người Kurd thành lập khu tự trị ở phía Bắc Syria.
Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ lo ngại rằng mình sẽ bị "chầu rìa".
Xích mích với Nga
Không khó để nhận ra rằng, có một "cuộc chiến" giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sau khi Ankara từ chối xin lỗi vì đã bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng 11/2015.
Diễn biến này đã làm trầm trọng hơn mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai đồng minh trong quá khứ sau khi Nga chính thức can thiệp vào Syria theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad - người mà Ankara công khai muốn lật đổ.
Sau vụ việc, Nga đã ban hành quy định hạn chế du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, kiểm soát chặt nhập khẩu nông sản, thiết lập giới hạn thị thực nghiêm ngặt. Những biện pháp này được cho là tác động mạnh đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhận định về quan hệ Nga - Thổ, chuyên gia Anthony Skinner thuộc Hãng tư vấnVerisk Maplecroft cho rằng: "Tổng thống Putin và ông Erdogan chưa sẵn sàng để làm tan băng quan hệ giữa hai nước. Nga vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria".
Hậu quả kinh tế
Căng thẳng với Nga khiến các nhà đầu tư dè chừng và đương nhiên gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Ankara tuyên bố "đứng vững" trước các lệnh trừng phạt do Moscow áp đặt nhưng Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm tới 0,4% vì những biện pháp trừng phạt của Nga.
Vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước. (Ảnh: Anadolu)
Các lệnh trừng phạt từ Nga kết hợp với hậu quả của những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào ngành du lịch sẽ khiến nền kinh tế vốn đã khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cảnh "khó khăn chồng chất khó khăn".
Ông Aydin Sezer, một cựu quan chức thương mại đại diện cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow, đánh giá, các lệnh trừng phạt của Moscow sẽ khiến Ankara thiệt hại khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, gấp 4 lần con số dự đoán trước đó.
Thực tế, Bộ Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận, lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với mặt hàng thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến nước này mất khoảng 764 triệu USD.
Ngân hàng công Is Bankasi - một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, đã công bố một báo cáo về ảnh hưởng của lệnh trừng phạt Nga đối với kinh tế nước này. Theo đó, xuất khẩu, cùng với ngành xây dựng và thương mại, sẽ là "những lĩnh vực chịu tác động nặng nề hơn cả". Thổ Nhĩ Kỳ có thể thiệt hại 4,4 tỷ USD mỗi năm, thậm chí trong tình huống xấu nhất con số có khả năng lên tới 7,3 tỷ USD.
Ngoài ra, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể bị "điêu đứng" vì chi phí khổng lồ để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư, khi nước này phải tiếp nhận hơn 1,8 triệu người chạy trốn khỏi bạo lực ở quốc gia láng giềng.
Các chuyên gia phân tích kinh tế cũng đã đưa ra cảnh báo cho rằng, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là không bền vững vì có thể có những vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh bất cứ lúc nào.
Chuyên gia Piccoli nhận định: "Cho đến nay, những tổn hại về kinh tế do lượng khách du lịch giảm cũng như những rắc rối về thương mại với Nga dù có tác động rõ rệt nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể &'chịu được' nhất là trong bối cảnh giá dầu đang hạ".
"Nhưng quan trọng hơn cả, đó là Thổ Nhĩ Kỳ đang không thể tập trung vào giải quyết những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt, khi mà cuộc khủng hoảng người tị nạn, PKK, Syria vẫn đang đặt ra những thách thức đối với Ankara. Điều đáng nói là những thách thức này thậm chí còn có xu hướng gia tăng", ông Piccoli nói thêm./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Mỹ sợ Nga đánh chìm hãng không mẫu hạm Gerald Ford Theo tạp chí National Interest, máy bay Tu22M3 của Nga có thể biến tàu sân bay Gerald Ford của Mỹ thành Nhận định này được chuyên viên phân tích quân sự Kazianis Harry nói đến trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest. Tàu sân bay Gerald Ford mới nhất của Mỹ được dự kiến đưa vào biên chế trong năm...