Tàu sân bay Mỹ diễn tập với tiêm kích Malaysia trên Biển Đông
Tiêm kích trên tàu sân bay Theodore Roosevelt diễn tập phối hợp tác chiến với chiến đấu cơ Malaysia trong hai ngày ở Biển Đông.
Không quân Malaysia hôm 7/4 ra thông cáo cho biết các tiêm kích Su-30 do Nga sản xuất của nước này tham gia diễn tập cùng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và không đoàn trên hạm số 11 của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông. Cuộc diễn tập song phương được tổ chức ngày 6-7/4, song không rõ vị trí cụ thể.
“Tiêm kích Su-30MKM, tiêm kích F/A-18D của không quân Malaysia cùng tiêm kích F/A-18EF và máy bay tác chiến điện tử EA-18G của nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt đã tham gia diễn tập”, thông cáo của không quân Malaysia cho biết.
Đội hình tiêm kích Mỹ và Malaysia bay qua tàu sân bay Theodore Roosevelt tại Biển Đông ngày 7/4. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến Theodore Roosevelt và không quân Malaysia tham gia diễn tập khoa mục không chiến giữa các loại tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất. Chiến đấu cơ hai nước còn diễn tập hiệp đồng tác chiến trên không.
Malaysia là thành viên Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường ký với các nước Anh, Australia, New Zealand và Singapore, do đó nước này được coi là đồng minh quân sự với Mỹ, quốc gia có liên minh quân sự với Australia và New Zealand.
Cuộc diễn tập song phương giữa Mỹ và Malaysia diễn ra trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Philippines khẳng định những tàu này do “dân quân biển Trung Quốc” điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận, cho rằng đây chỉ là “tàu cá” đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Sau nhiều ngày neo đậu, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực, 44 tàu vẫn ở bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông.
Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines hôm 31/3 cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết “tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông”.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Eo biển Malacca và khu vực phía nam Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt hôm 4/4 vượt eo biển Malacca, tiến vào Biển Đông và đang ở khu vực ngoài khơi Malaysia, sau khi tham gia diễn tập cùng hải quân Ấn Độ hồi tuần trước. Đây là lần thứ hai nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông trong đợt làm nhiệm vụ năm 2021.
Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông, trong bối cảnh hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã vượt eo biển Malacca, tiến vào Biển Đông và đang ở khu vực ngoài khơi Malaysia, sau khi tham gia diễn tập cùng hải quân Ấn Độ hồi tuần trước, USNI News đưa tin ngày 5/4. Tổ chức Sáng Kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết theo dữ liệu vệ tinh, tàu sân bay Roosevelt vào Biển Đông hôm 4/4.
Hải quân Mỹ chưa cho biết kế hoạch hoạt động hay diễn tập của nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt tại Biển Đông. Đây là lần thứ hai chiến hạm Roosevelt vào Biển Đông trong năm nay, lần đầu vào ngày 23/1 cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill, khu trục hạm USS Russell và USS John Finn.
Hải quân Mỹ khi đó cho biết nhóm tác chiến Roosevelt thực hiện các hoạt động huấn luyện và diễn tập thường kỳ trên biển. Đợt triển khai hồi tháng 1 nằm trong kế hoạch của Hạm đội 7, nhằm "bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ đối tác phục vụ an ninh hàng hải".
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt triển khai máy bay không người lái cỡ nhỏ trong buổi diễn tập tại Biển Đông ngày 9/2. Ảnh: US Navy .
Nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt tới Biển Đông trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Philippines triển khai một tiêm kích hạng nhẹ cùng tàu hải quân và cảnh sát biển tới khu vực để giám sát tình hình. Manila khẳng định những tàu này do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Bắc Kinh phủ nhận, cho rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu.
Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Nhà Trắng ngày 31/3 cho biết cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines đã thảo luận về hoạt động của hơn 200 tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông, cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết "tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông".
Sau nhiều ngày neo đậu, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực, 44 tàu vẫn ở bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 4/4 cáo buộc Trung Quốc có "mưu đồ chiếm thêm những khu vực khác ở Biển Đông", trong khi Salvador Panelo, cố vấn pháp lý của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cho rằng sự hiện diện trong thời gian dài của hàng trăm tàu Trung Quốc trên Biển Đông có thể dẫn tới "hành động thù địch mà cả hai nước không mong muốn".
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư .
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Mỹ tăng thách thức Trung Quốc ở Biển Đông dưới thời Trump Hải quân Mỹ tăng tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức yêu sách của Trung Quốc trong hai năm cuối nhiệm kỳ Trump. Theo báo cáo được hải quân Mỹ công bố hôm 15/3, các chiến hạm nước này mỗi năm thực hiện 10 chuyến áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép...