Tàu sân bay Mỹ diễn tập chung với Ấn Độ
Nhóm tác chiến tàu sân bay Nitmitz diễn tập cùng 4 tàu hộ vệ Ấn Độ nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai nước.
“Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz gồm kỳ hạm USS Nimitz, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Princeton, tàu khu trục USS Sterett và USS Ralph Johnson bắt đầu diễn tập hiệp đồng với hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương từ ngày 20/7″, hải quân Mỹ hôm qua đăng thông cáo trên website cho biết.
Tàu sân bay Mỹ (giữa) và hai tàu hộ vệ tàng hình Ấn Độ diễn tập hôm 20/7. Ảnh: US Navy.
Tàu chiến Mỹ và Ấn Độ đã thực hiện nhiều nội dung huấn luyện chung nhằm tăng cường khả năng phối hợp hiệp đồng, trong đó có tác chiến phòng không. Hình ảnh do hải quân Mỹ công bố cho thấy Ấn Độ triển khai lực lượng tàu mặt nước hiện đại nhất trong biên chế gồm hai hộ vệ hạm tàng hình lớp Shivalik, một tàu hộ vệ tên lửa Đề án 11356PM và tàu khu trục INS Rana tham gia diễn tập.
Video đang HOT
“Thật vinh dự khi được hợp tác cùng hải quân Ấn Độ. Họ sở hữu hạm đội mạnh mẽ và có trình độ cao. Cuộc diễn tập là biểu hiện cho thấy khả năng chiến đấu của hải quân hai nước”, chuẩn đô đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm tàu sân bay Nimitz, nói.
Cuộc diễn tập được tổ chức chỉ vài ngày sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz diễn tập hiệp đồng với nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông. Hải quân Mỹ khẳng định các hoạt động này không nhằm phản ứng với những sự kiện gần đây trong khu vực và trên thế giới, mà chỉ nhằm duy trì tự do hàng hải và ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và tự do.
Hai tàu sân bay Mỹ tiếp tục diễn tập trên Biển Đông
Nhóm tàu sân bay Nimitz và Reagan cùng diễn tập ở Biển Đông sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan đang hoạt động trên Biển Đông, nơi được luật pháp quốc tế cho phép, nhằm củng cố cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác, cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trật tự quốc tế dựa trên thượng tôn pháp luật", chuẩn đô đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm tác chiến Nimitz, hôm 16/7 ra thông cáo đăng trên website của hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ cho biết 12.000 binh sĩ thuộc hai nhóm tàu sân bay đang phối hợp tiến hành các đợt diễn tập phòng không chiến thuật để bảo đảm năng lực chiến đấu và khả năng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông hôm 6/7. Ảnh: US Navy.
"Sự hiện diện của hai nhóm tàu sân bay trên Biển Đông không nhằm phản ứng với những sự kiện chính trị cụ thể trên thế giới, mà nằm trong đợt huấn luyện thường kỳ nhằm duy trì tính hiệp đồng tác chiến. Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tàu sân bay tại khu vực suốt 75 năm qua", thông cáo của hải quân Mỹ có đoạn viết.
Đây là đợt diễn tập chung thứ hai của hai tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông. Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hôm 4/7 đã tiến hành đợt diễn tập chung đầu tiên sau nhiều năm trên Biển Đông, diễn ra đồng thời với cuộc tập trận trái phép của hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đợt diễn tập tàu sân bay thứ hai được tổ chức ba ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách "Đường chín đoạn", cho rằng thế giới quan kiểu ức hiếp của Trung Quốc sẽ không có chỗ trong thế kỷ 21.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực. "Chúng tôi chia sẻ các lợi ích sâu sắc và mang tính ràng buộc với nhiều đồng minh và đối tác, những bên từ lâu đã ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế".
Trong những năm gần đây, Trung Quốc phô diễn sức mạnh tại Biển Đông vượt xa ranh giới truyền thống. Trung Quốc nêu yêu sách phi lý với phần lớn diện tích khu vực Biển Đông, triển khai tên lửa cùng thiết bị gây nhiễu trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép, gây khó khăn cho hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực.
"Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói hôm 15/7 về lập trường của Mỹ với các yêu sách biển ở Biển Đông.
Người phát ngôn nhấn mạnh Việt Nam mong các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.
Hai tàu sân bay Mỹ 'nắn gân' Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ báo hiệu 'chiến lược toàn diện hơn' về Biển Đông Bốn chiến lược Mỹ có thể đối phó Trung Quốc Nguy cơ nổ ra đối đầu quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ ở Biển Đông
Hai tàu sân bay Mỹ 'nắn gân' Trung Quốc ở Biển Đông Việc Mỹ điều hai tàu sân bay diễn tập trên Biển Đông được coi là động thái quân sự cần thiết để ngăn Trung Quốc đòi yêu sách lãnh thổ phi lý. Trung Quốc tuần qua phản ứng dữ dội với cuộc diễn tập chung của hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz trên Biển Đông, gọi đây là "hành...