Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới
Tàu sân bay lớp Ford có tính sáng tạo, là trung tâm cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai, giúp Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trọng trong thế kỷ 21.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 15 tháng 8 dẫn trang mạng “Lơi ich quôc gia” Mỹ ngày 14 tháng 8 đưa tin, trong một bài viết trên trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ, Shoemaker cho rằng:
“So với bất cứ lúc nào trong lịch sử, hiện nay, lợi ích quốc gia của Mỹ đều yêu cầu tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ có các đặc điểm tốc độ nhanh, bền và linh hoạt, tàu sân bay như vậy là một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay, được triển khai, điều khiển và sẵn sàng chiến đấu”.
Ông còn viết: “Ở cấp độ điều khiển, sức mạnh tổng thể của cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn phải lớn hơn nhiều so với các bộ phận sức mạnh của nó. Là một lực lượng nhân lên sức mạnh liên hợp phức tạp, có năng lực chỉ huy, kiểm soát và hậu cần, hiệu ứng quan trọng và các biện pháp khác mà lực lượng hàng không tàu sân bay đem lại cho lợi ích kinh tế và ngoại giao của Mỹ không thể so sánh”.
Ngoai ra, Shoemaker còn cho rằng, trong môi trường cạnh tranh kịch liệt, cụm chiến đấu tàu sân bay không chỉ có thể bảo vệ mình. Ông nói: “Cho dù là đối mặt với môi trường vùng nước và vùng trời cạnh tranh gay gắt, cấu tạo và khả năng thao tác của cụm chiến đấu tàu sân bay đã bảo đảm năng lực tự bảo vệ cho sự sống sót của nó,
đồng thời, liên đội hàng không của nó còn có thể tận dụng năng lực tổng hợp để tiến hành điều động lực lượng, do đó có thể giúp cho Mỹ tiếp tục đóng vai trò người bảo vệ hòa bình và ổn định toàn cầu”.
Video đang HOT
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Nhưng ông cũng thừa nhận, sau khi trải qua gần 14 năm hoạt động tác chiến liên tục, để duy trì tính nhanh nhạy trong chiến đấu tương lai, lực lượng hàng không hải quân cần phải bắt đầu tiến hành tổ chức lại tài sản.
Shoemaker đã đưa ra một số nội dung chính về việc Hải quân Mỹ cần chuyển đổi cụm chiến đấu tàu sân bay và phát huy vai trò của nó trong vài chục năm tới như thế nào.
Ông trước tiên đã nhắc tới tàu sân bay lớp Ford, tàu sân bay lớp này se thay thế tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Shoemaker viết: “Tàu sân bay lớp Ford thực sự là một loại tàu sân bay có tính sáng tạo, nó sẽ là trung tâm của cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai của chúng ta, nó sẽ làm cho Hải quân Mỹ phát huy vai trò quan trong trong thế kỷ 21.
Về vấn đề hỏa lực, Shoemaker đã đề cập tới máy bay chiến đấu F-35C và chương trình “Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh từ tàu sân bay” (UCLASS), chương trình này nhằm thiết kế ra một loại máy bay không người lái tàng hình hải quân tầm xa.
Máy bay chiến đấu F-35C hạ cánh trên tàu sân bay lớp Nimitz
Ông Shoemaker viết: “Kế hoạch giám sát và tấn công đường không không người lái cất cánh trên tàu sân bay sẽ là một bước đi tiếp theo tích hợp hệ thống trên không không người lái vào cụm chiến đấu tàu sân bay,
nó sẽ cung cấp năng lực tình báo, giám sát va trinh sát cùng với năng lực tấn công chính xác cho sĩ quan chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay.
Ưu thế thực sự của hệ thống này là năng lực thao tác hạm đội trong môi trường chống can thiệp và ngăn chặn khu vực (A2/AD), đồng thời cung cấp năng lực nhận biết tình hình tăng cường khi cụm chiến đấu tàu sân bay đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, thực chất tương đương với ‘mắt và tai’ của sĩ quan chỉ huy”.
Shoemaker cũng đã thảo luận về máy bay chiến đấu F-35C, máy bay chiến đấu này vào năm 2018 sẽ có năng lực tác chiến ban đầu.
Măc du máy bay chiến đấu F-35C sẽ có thể nâng cao năng lực tàng hình của cụm chiến đấu tàu sân bay, cũng có thể mang theo nhiều vũ khí đạn dược hơn so với liên đội bay tàu sân bay hiện có, nhưng đóng góp lớn nhất của nó đối với cụm chiến đấu tàu sân bay vẫn là khả năng nhân lên sức mạnh của nó.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Hải quân Mỹ
Shoemaker cho rằng: “Thứ quan trọng nhất của máy bay chiến đấu F-35C là năng lực tích hợp thông tin và năng lực thu thập tín hiệu của nó, đồng thời nó còn có thể truyền những thông tin được tích hợp này cho các bộ phận khác của cụm chiến đấu tàu sân bay”.
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại cuộc họp ASEAN
Theo hãng tin Reuters hôm 3-8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho rằng vấn đề Biển Đông không nên đem ra thảo luận tại cuộc gặp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì "không phù hợp".
Phát biểu bên lề Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 được khai mạc hôm 4-8 ở Kuala Lumpur, Malaysia, ông Lưu nói rằng cuộc gặp lần này nên tránh bàn về vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông và các nước ngoài ASEAN không nên can dự.
"Vấn đề (Biển Đông) không nên được thảo luận. Đây không phải diễn đàn phù hợp. Đây là diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ đưa ra vấn đề này thì chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không làm như vậy" - ông Lưu nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân
Tuy nhiên về phía Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay những căng thẳng trên Biển Đông nên được thảo luận giống như những lo ngại an ninh trong khu vực.
"Đây là diễn đàn nơi các vấn đề an ninh quan trọng cần phải được đem ra thảo luận một cách thẳng thắn" - ông Mark Toner nói. Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức nhưng được kỳ vọng sẽ là vấn đề nóng được đưa ra thảo luận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở vùng biển giàu tài nguyên này. Mỹ lo ngại trước việc Trung Quốc ngày càng kiên quyết ở Biển Đông và dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh dừng cải tạo đất trên những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ và Trung Quốc không thuộc ASEAN nhưng đều được mời tham dự.
Ngọc Như
Theo_PLO
Fidel Castro kỷ niệm sinh nhật 89, nhắc Mỹ về khoản nợ hàng triệu USD Theo Fidel Castro, Mỹ nên bồi thường Cuba số tiền tương đương với những thiệt hại về kinh tế ước tính hàng triệu đô la do lệnh cấm vận kinh tế. Tình báo Mỹ thừa nhận đã đổ nhiều công sức nhất theo dõi Fidel CastroHọc sinh Venezuela nức nở khi được gặp Fidel CastroCựu Chủ tịch Fidel Castro lên tiếng về quan...