Tàu sân bay mới nhất của Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tối tân
Công ty sản xuất vũ khí Raytheon và hải quân Mỹ đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm cuối cùng hệ thống phòng vệ của tàu sân bay mới nhất USS Gerald R. Ford (CVN 78).
Raytheon, gã khổng lồ trong lĩnh vực vũ khí không gian, nói cuộc thử nghiệm đã được tiến hành ngoài khơi California. Hải quân Mỹ đã sử dụng một tàu không người lái để đóng giả tàu đối phương đối đầu với tàu sân bay lớp Ford.
Trong một kịch bản tàu sân bay Mỹ bị tấn công, hai tên lửa chống hạm đã được sử dụng để làm mục tiêu để hệ thống phòng thủ trên tàu USS Gerald R. Ford định vị, phân loại, theo dõi và bắt bám, tiêu diệt.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Video đang HOT
“Cuộc thử nghiệm với hai mục tiêu đã thành công chứng tỏ sự hoàn thiện của hệ thống tự phòng vệ của tàu sân bay và mở đường cho các cuộc thử nghiệm về khả năng vận hành của tàu”, Mike Fabel, giám đốc chương trình phòng thủ tàu sân bay (SSDS) của hãng Raytheon nói. “SSDS là năng lực quan trọng cho phép tàu CVN 78 tự phòng vệ, bảo vệ thủy thủ đoàn trước các mối đe dọa hiện hữu và đang nổi lên”.
Vậy SSDS gồm những gì? Theo Defence Blog, chúng gồm:
Radar băng thông kép: công nghệ này tìm kiếm, định vị và theo dõi các mục tiêu rồi truyền dữ liệu cho hệ thống tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow, hỗ trợ dẫn bắn.
Thiết bị xử lý dữ liệu radar băng thông kép (CEC) để cung cấp hình ảnh đơn nhất, tích hợp thông qua việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều cảm biến nhằm cải thiện tính chính xác trong việc theo dõi và dẫn bắn cho tên lửa.
SSDS: Hệ thống này xử lý dữ liệu của CEC, phân loại mục tiêu, xác định tầm bắn phù hợp, truyền lệnh phóng tên lửa tới hệ thống đánh chặn.
Các hệ thống tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow và Rolling Airframe: Bắt bám và phá hủy các mục tiêu bay thù địch.
Trong cuộc thử nghiệm, SSDS của tàu USS Gerald R. Ford được nói là đã bắt bám thành công cả ba mục tiêu được bố trí trong hai cuộc thử nghiệm.
Theo DNVN
Tàu sân bay Mỹ không thể tiến vào Vịnh Ba Tư
Gần đây, các tàu tấn công của nhóm tàu sân bay Mỹ đã tiếp cận lối vào Vịnh Ba Tư với ý định tiến vào khu vực này.
Tàu sân bay Mỹ không thể tiến vào Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ và các tàu đi cùng đã không thể làm như vậy vì các mối đe dọa đến từ Iran.
Thông tin về điều này đã được xác nhận khi đã có ít nhất 2 tàu của Hải quân Mỹ tách khỏi nhóm tấn công của tàu sân bay để tiến vào Vịnh Ô-man với mục đích bảo vệ các tàu dân sự sau 2 vụ nổ tàu chở dầu xảy ra gầy đây tại khu vực này.
Phía Mỹ chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Mỹ không muốn đưa tàu sân bay của mình vào Vịnh Ba Tư để tránh lọt vào tầm ngắm của các hệ thống tên lửa ven biển được Iran triển khai.
Đó được coi là một mối đe dọa nguy hiểm đối với các tàu sân bay Mỹ.
Tuy nhiên, nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở Trung Đông với mục đích chính xác là gì hiện vẫn chưa rõ.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Nga tuyên bố nóng về bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ Việc giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt tiến độ theo yêu cầu của Ankara, không có sự chậm trễ nào, như thông báo của thư ký báo chí cho Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov vào ngày 29/5. "Việc giao hàng được thực hiện sớm hơn thời hạn dự kiến ban đầu, theo yêu...