Tàu sân bay HMS Prince of Wales gặp sự cố trên biển
Tàu sân bay HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia Anh đã gặp sự cố và buộc phải neo đậu tại chỗ để chờ sửa chữa, chưa đầy 24 giờ sau khi lên đường thực hiện chuyến hải trình được cho là “sứ mệnh mang tính bước ngoặt” tới Mỹ.
Tàu sân bay HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia Anh rời cảng ở Liverpool, Anh, ngày 6/3/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 28/8, tàu sân bay HMS Prince of Wales đã gặp sự cố với hệ thống cơ khí nổi và buộc phải thả neo ngoài khơi phía Đông Nam của đảo Isle of Wight, chưa đầy 24 giờ sau khi rời cảng Porthmouth thực hiện chuyến hải trình tới Mỹ.
Người phát ngôn của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết: “ Tàu HMS Prince of Wales vẫn ở trong Khu vực Tập trận Bờ biển phía Nam trong khi tiến hành kiểm tra về vấn đề cơ khí”. Các thợ lặn đã kiểm tra phần thân bên dưới tàu sân bay sau khi phát hiện sự cố ở trục cánh quạt bên phải, nhưng chưa rõ tàu HMS Prince of Wales có phải quay trở lại cảng để sửa chữa hay không.
Tàu HMS Prince of Wales được đóng cùng với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, đã thực hiện chuyến hải trình tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2021. Tàu có trọng tải 65.000 tấn và có thể chở khoảng 1.600 thủy thủ. Trước đó, vào tháng 12/2020, tàu HMS Prince of Wales cũng đã gặp sự cố khi nước tràn vào khoang máy, làm hỏng hệ thống điện.
Video đang HOT
Tàu sân bay Prince of Wales dự kiến sẽ triển khai hoạt động tại khu vực Bắc Mỹ trong 4 tháng mà Hải quân Hoàng gia Anh mô tả là “sứ mệnh mang tính bước ngoặt để định hình tương lai các hoạt động của máy bay phản lực và máy bay không người lái tàng hình ngoài khơi Bắc Mỹ và vùng Caribe”.
Con tàu dự kiến sẽ đến thăm New York (Mỹ), Halifax (Canada) và biển Caribe, trong khuôn khổ các cuộc tập trận cùng với các đồng minh của Mỹ nhằm “vận hành máy bay phản lực F-35B và các hệ thống không động cơ sẽ định hình ngành hàng không của Hải quân Hoàng gia trong tương lai”.
Lo Trung Quốc, Mỹ tính nhanh chóng vớt xác máy bay F-35 rơi xuống Biển Đông
Mỹ đang lên kế hoạch vớt tiêm kích F-35C rơi xuống Biển Đông, trước những lo ngại rằng công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 có thể bị rơi vào tay đối thủ Trung Quốc.
F-35 là một trong những tiêm kích tối tân nhất hiện tại (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Hải quân Mỹ ngày 25/1 cho biết họ đang lên kế hoạch để trục vớt tiêm kích F-35C rơi xuống biển một ngày trước đó sau khi gặp phải sự cố lúc hạ cánh.
Bảy người đã bị thương trong vụ việc diễn ra trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson khi tàu đang làm nhiệm vụ ở Biển Đông. Phi công đã thoát ra ngoài an toàn trước khi máy bay lao xuống biển.
"Tôi có thể xác nhận máy bay đã va chạm vào sàn đáp trong quá trình hạ cánh và sau đó rơi xuống nước. Hải quân Mỹ đang thu xếp các hoạt động để trục vớt máy bay F-35C", Nicholas Lingo, người phát ngôn của Hạm đội 7 Mỹ, cho biết.
Khi được hỏi về nỗi lo ngại rằng tiêm kích tối tân thế hệ 5 của Mỹ có thể rơi vào tay Trung Quốc, ông Lingo nói: "Chúng tôi không thể suy đoán về ý định của Trung Quốc trong vấn đề này".
Một đại diện khác của Hải quân Mỹ nói rằng, vụ tai nạn của F-35C không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sàn đáp trên tàu và tất cả các thiết bị phục vụ hoạt động bay đều đang hoạt động.
AP cho biết, Mỹ đang kiểm tra tình trạng của chiếc máy bay để lên phương án hiệu quả nhất nhằm trục vớt nó.
Đây là vụ rơi thứ 2 của F-35 liên quan tới một tàu sân bay trong hơn 2 tháng. Hồi tháng 11/2021, F-35 đã lao xuống biển khi cất cánh từ tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth. London đã trục vớt thành công tiêm kích này sau khi lo ngại họ có thể chậm chân hơn Nga trong việc tiếp cận xác máy bay dưới Địa Trung Hải.
Theo The Drive, Mỹ chắc chắn sẽ cố gắng trục vớt nhiều nhất có thể các phần còn lại của chiếc F-35 lao xuống Biển Đông để ngăn kịch bản đối thủ của họ có thể tiếp cận các hệ thống, thông tin nhạy cảm của chiếc tiêm kích tiên tiến.
Nếu F-35C vẫn còn gần như nguyên vẹn khi lao xuống biển, nó có thể được xem là "món quà về tình báo" cho bất cứ đối thủ nào của Mỹ có khả năng trục vớt nó, dù chỉ là một phần hay toàn bộ.
Mỹ có thể đang xem xét độ sâu của hiện trường vụ tai nạn, cùng các yếu tố về thời tiết và môi trường để đánh giá phương án phù hợp nhất nhằm tìm kiếm nơi mà tiêm kích đã chìm xuống.
Năm 2019, chiếc F-35A của Nhật Bản bị rơi xuống Thái Bình Dương và chưa bao giờ được tìm thấy. Ở thời điểm đó, máy bay đã rơi xuống biển ở tốc độ cao và các chuyên gia nhận định nó có thể đã vỡ ra thành từng mảnh. Nhưng chiếc F-35C gặp nạn mới đây rơi xuống nước ở độ cao và tốc độ thấp hơn nhiều, vì vậy khả năng nó vẫn gần như nguyên vẹn.
Anh - Úc ra tuyên bố chung có nhấn mạnh về Biển Đông Các quan chức Anh - Úc lặp lại sự phản đối mạnh mẽ đối với những hành động gây căng thẳng, gồm việc quân sự hóa ở khu vực tranh chấp, sử dụng lực lượng hải cảnh và dân quân biển một cách nguy hiểm tại Biển Đông. Ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước Anh và Úc ngày 21.1 đã...